Kiểm soát chặt chẽ giao dịch nội gián và tình trạng "bơm thổi" giá cổ phiếu
Tại tọa đàm "Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán bền vững", do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 25/5, nhiều chuyên gia cho rằng, để lành mạnh hóa thị trường, cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm soát chặt các thông tin mang tính chất nội gián, làm giá, thổi giá… Điều này không chỉ khiến thị trường chao đảo mà còn gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
Theo bà Nguyễn Hoài Thu, ở nước ngoài, nếu giao dịch nội gián sẽ bị xử lý hình sự, còn ở ta chưa chặt chẽ. Vì quan hệ thân thiết, nội bộ thường chia sẻ thông tin cho các nhóm đối tượng trước khi công bố công khai khiến giá cổ phiếu tăng giảm bất thường, đến khi nhà đầu tư biết thì đã quá muộn. Đồng thời, cơ quan quản lý có thể xem xét việc không cho người nội bộ bình luận về giá cổ phiếu của doanh nghiệp mà họ đang quản lý, không được phép nói cổ phiếu rẻ hay đắt. Vì điều này có thể định hướng thị trường, hàm ý là chia sẻ thông tin trọng yếu trong khi ở nước ngoài không được phép. “Chúng ta cũng nên tách hoạt động tư vấn - phân tích của các công ty chứng khoán ra khỏi khối tự doanh để phía tự doanh không gây ảnh hưởng cho bộ phận phân tích và ngược lại. Bởi điều này không công bằng, minh bạch cho các nhà đầu tư. Vấn đề này ở thị trường chứng khoán nước ngoài đã quy định rất rõ trong khi ở Việt Nam thì chưa”, bà Nguyễn Hoài Thu đề xuất. Ngoài việc kiểm soát chặt chẽ thông tin nội gián, thổi giá, các chuyên gia cũng khuyến nghị nhà đầu tư cần trang bị kiến thức trước khi tham gia thị trường. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính, trong giai đoạn 2020-2021, thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng nóng. Đặc biệt, với việc nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ lệ lớn trên thị trường, thường đi theo tiếng gọi đám đông chứ khả năng phân tích, tình hình tài chính của doanh nghiệp hay yêu cầu phòng ngừa rủi ro không có, kiến thức về thị trường mỏng. Vì vậy, khi thị trường có sự biến động như vừa qua, đã dẫn tới việc rút vốn ồ ạt. Điều này cho thấy hơn 2 triệu tài khoản đầu tư mới có nhận thức về thị trường tương đối thấp. Do đó, nhà đầu tư cần phải tự trang bị, nâng cao trình độ kiến thức để tránh bị các đội lái lôi kéo vào quá trình làm giá của họ. Dù thị trường có sự chao đảo trong 2 tháng gần đây, tuy nhiên về mặt trung và dài hạn, các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn rất tiềm năng nhờ kinh tế Việt Nam tăng tưởng cao, ổn định; lãi suất, lạm phát được kiểm soát, dự trự ngoại hối tốt. Đồng thời, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết doanh nghiệp vẫn tăng trưởng cao, trên 15% được xem là hấp dẫn so khu vực và những khu vực khác cùng khối cận biên thậm chí là mới nổi. Đại diện VinaCapital chia sẻ, việc thị trường bị bán tháo thời gian qua bắt đầu từ vài sự kiện riêng lẻ. Nhà đầu tư trong nước lo sợ nhưng nhà đầu tư nước ngoài hiểu trong dài hạn điều này sẽ tốt cho thị trường nên họ đã mạnh dạn giải ngân, chuyển từ bán ròng sang mua ròng tới 170 triệu USD từ đầu tháng 4. Ngoài ra, họ đang định giá cổ phiếu Việt Nam hấp dẫn với P/E chỉ 10,6 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm tới. Đây là điều hiếm khi xảy ra trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Doanh nghiệp niêm yết đang được định giá rất hấp dẫn. Từ góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài, thị trường Việt Nam tiềm năng cả trong dài và ngắn hạn./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Nhà đầu tư của Tân Hoàng Minh mong được nhận lại tiền trong tháng 6
15:13' - 25/05/2022
Nhiều nhà đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh làm việc với đại diện Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hướng giải quyết để nhà đầu tư sớm nhận lại được tiền trong tháng 6/2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ: Dow Jones và S&P 500 tăng điểm phiên thứ 8 liên tiếp
10:07'
Trong phiên giao dịch ngày 1/5, chỉ số Dow Jones và S&P 500 tăng điểm phiên thứ 8 liên tiếp sau khi kết quả kinh doanh khả quan từ tập đoàn Microsoft và Meta.
-
Chứng khoán
Hàn Quốc: Bất ổn chính trị, thị trường chứng khoán đi xuống
09:34'
Giá cổ phiếu của Hàn Quốc mở cửa phiên giao dịch ngày 2/5 giảm do tình hình chính trị bất ổn trong nước
-
Chứng khoán
Lợi nhuận sau thuế quý I/2025 của REE tăng 27% so với cùng kỳ
08:00'
Trong quý I/2025, lợi nhuận sau thuế của CTCP Cơ Điện Lạnh (mã chứng khoán REE) đạt 611 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ.
-
Chứng khoán
Đầu tư công bứt tốc, chứng khoán hưởng lợi?
11:50' - 01/05/2025
Khi nguồn vốn đầu tư công triển khai mạnh mẽ, các nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp như xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng, bất động sản sẽ chứng kiến sự tăng trưởng rõ rệt cả về doanh thu và lợi nhuận.
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều
10:17' - 01/05/2025
Chứng khoán Phố Wall mở cửa giảm mạnh sau khi số liệu chính phủ cho thấy kinh tế Mỹ quý I/2025 suy giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái.
-
Chứng khoán
Vốn lớn, chính sách mạnh cho năng lượng xanh
09:30' - 01/05/2025
Chuyên gia nhận định tiềm năng cho một chu kỳ đầu tư mới vào năng lượng tái tạo sau một thời gian dài thiếu các cơ chế, chính sách rõ ràng.
-
Chứng khoán
Các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm chiều 30/4
17:58' - 30/04/2025
Các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên giao dịch chiều 30/4 trước khi Mỹ công bố các báo cáo kinh tế quan trọng.
-
Chứng khoán
Vì sao lợi nhuận sau thuế của VGS tăng gần 192% so với cùng kỳ?
07:30' - 30/04/2025
Trong quý I/2025, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE (mã chứng khoán VGS) tăng 191,68% so với cùng kỳ do nhiều nguyên nhân.
-
Chứng khoán
SCIC thoái vốn tại FPT và nhiều doanh nghiệp trong đợt 1 năm 2025
21:36' - 29/04/2025
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa công bố danh sách thoái vốn đợt I/2025 với tổng cộng 31 doanh nghiệp xuất hiện trong danh sách.