Kiểm soát chặt để tránh dịch COVID-19 lây lan tại cửa khẩu biên giới
Cụ thể, ngày 3/4/2020, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã có Công điện gửi các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc thông tin về việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc có Công hàm thông báo phía Trung Quốc sẽ tăng cường quản lý, áp dụng các biện pháp siết chặt, hạn chế nhập cảnh tại khu vực biên giới giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian tới để phòng, chống dịch bệnh.
Thời gian qua, một số cửa khẩu biên giới đã được mở, nhưng năng lực thông quan chưa cải thiện nhiều do cả hai bên đều đặt ưu tiên hàng đầu cho các biện pháp phòng, chống dịch.
Nhân lực tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu, vận chuyển, giao nhận, bốc xếp, sang tải hàng hóa tại khu vực cửa khẩu của cả phía Việt Nam và phía Trung Quốc cũng còn thiếu.
Với những biện pháp mà phía Trung Quốc mới thông báo áp dụng, nếu lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực biên giới phía Bắc không giảm thì sẽ xảy ra tình trạng tồn đọng, ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu.
Thống kê cho thấy, tính đến hết ngày 8/4, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đang tồn khoảng 1.698 xe và 1 toa hàng, trong đó riêng tỉnh Lạng Sơn còn tồn 1.582 xe, chủ yếu là các mặt hàng nông sản, trái cây như: thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, mít,…
Chính vì vậy, Bộ Công thương đã và đang phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân một số tỉnh biên giới làm việc với phía Trung Quốc để bảo đảm lưu thông thương mại quốc tế trên cơ sở thực hiện tốt, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Tuy nhiên, để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu “kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vừa giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế, Bộ Công thương đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình để chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả công tác điều hành, điều chỉnh nhịp độ đưa hàng lên biên giới.
Bên cạnh đó, tăng cường thông tin, khuyến cáo tới các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản và trái cây tươi trên địa bàn thường xuyên cập nhật diễn biến thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc để chủ động có kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, xuất khẩu hàng hóa, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác.
Ngoài ra, thực hiện xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch, tuyệt đối không nên đưa hàng lên biên giới chỉ để bán tại các cặp chợ, không rõ đối tượng mua hàng, đối tượng nhận hàng, không tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu về bao bì, đóng gói, truy xuất nguồn gốc đối với hàng xuất khẩu.
Đặc biệt, các tỉnh phải nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn… cũng như các yêu cầu khác có liên quan để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với phía Trung Quốc và tạo thuận lợi cho việc thông quan tại biên giới.
Mặt khác, Bộ Công thương cũng yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng trên địa bàn tiếp tục cập nhật, đưa thông tin thường xuyên về diễn biến giao nhận hàng hóa và các vấn đề liên quan khác tại khu vực cửa khẩu, đặc biệt là khi Chính quyền phía bạn có chính sách phát sinh đột xuất tác động đến hoạt động giao nhận, thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa; kịp thời trao đổi với Bộ Công thương để cùng phối hợp xử lý những vấn đề phát sinh.
Cùng với đó, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 808/VPCP-KTTH ngày 5/2/2020; Công điện số 224/CĐ-TTg ngày 12/2/2020; các Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020; hướng dẫn của Bộ Y tế tại văn bản số 829/BYT-MT ngày 21/2/2020 về kiểm dịch y tế biên giới phòng. chống dịch COVID-19 đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển và cảng hàng không.
Ngoài ra, đặc biệt lưu ý các biện pháp phòng, chống dịch khi lượng người và phương tiện vận chuyển hàng hóa tập trung quá đông tại khu vực cửa khẩu. Trong mọi trường hợp, không vì mục tiêu giải tỏa ùn tắc hàng hóa mà coi nhẹ các yêu cầu của công tác phòng, chống dịch./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Hà Nội sẵn sàng ứng phó cấp độ 4
21:29' - 09/04/2020
Hà Nội đã chuẩn bị kịch bản ứng phó với cấp độ 4 của dịch COVID-19, theo phương châm “4 tại chỗ”, đảm bảo nhân lực tham gia điều trị được tập huấn phác đồ điều trị, chuyên môn.
-
Kinh tế và pháp luật
Bắc Ninh: Khởi tố đối tượng không chấp hành quy định phòng chống dịch COVID-19
20:56' - 09/04/2020
Tối 9/4, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố đối với Thái Xuân Hưng về hành vi "Chống người thi hành công vụ".
-
Thời sự
IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu đối diện nguy cơ tăng trưởng âm do COVID-19
20:52' - 09/04/2020
Dịch COVID-19 đang gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế không giống như bất kỳ cuộc khủng hoảng nào mà thế giới phải đối mặt trong thế kỷ qua, đòi hỏi có phản ứng tổng thể, đảm bảo phục hồi nền kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Yếu hạ tầng an sinh cho khu công nghiệp
09:00'
Hầu hết các khu công nghiệp đều chỉ tập trung xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng song chưa quan tâm đúng mức đến hạ tầng xã hội cho người lao động và cư dân xung quanh các khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào – Việt
08:08'
Trong giai đoạn đầu, tuyến đường sắt này sẽ nối thị xã Thakhek với Cảng biển Vũng Áng của Việt Nam với chiều dài khoảng 139 km.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố kết quả kiểm toán về sử dụng nguồn lực trong phòng, chống dịch COVID-19
21:48' - 01/07/2022
Kiểm toán Nhà nước tổ chức họp báo công bố báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2021, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2020 của Kiểm toán Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó bão số 1
21:42' - 01/07/2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 564/CĐ-TTg ngày 1/7/2022, yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó bão số 1 và mưa lũ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ 4 dự án cao tốc về đích cuối năm 2022
21:00' - 01/07/2022
Theo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, tình trạng chậm tiến độ của 3/4 dự án thành phần được yêu cầu về đích năm 2022 chủ yếu do thời tiết và biến động vật liệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giảm lệ phí ra, vào cảng thủy nội địa
20:41' - 01/07/2022
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải giảm phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh tình trạng chậm, hủy chuyến bay
20:29' - 01/07/2022
Tình trạng chậm, hủy chuyến có xu hướng tăng cao, sản lượng vận chuyển vượt công suất thiết kế của nhà ga hành khách, đặc biệt tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Thái Lan mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng
19:44' - 01/07/2022
Đại sứ Phan Chí Thành khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng các dự án đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan sang Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển năng lượng sạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo UBND thành phố Hà Nội: Thông tin nhiều vấn đề “nóng” dư luận quan tâm
19:10' - 01/07/2022
Ngày 1/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế, xã hội quý II/2022.