Kiểm soát chặt lưu thông hàng hóa trong tháng an toàn thực phẩm
Bộ Công Thương vừa thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về An toàn thực phẩm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2019.
Thành viên Đoàn gồm: Thanh tra Bộ Y tế, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Cục Trồng Trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, Tổng cục Quản lý thị trường với mục đích của Đoàn kiểm tra để nắm tình hình đảm bảo an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2019.
Chính vì vậy, điểm đến đầu tiên của Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm là huyện Mê Linh (Hà Nội) với nội dung triển khai các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bản đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm trên địa bàn.
Hơn nữa, các nhóm ngành hàng tập trung do Bộ Công Thương quản lý: rượu, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột và các mặt hàng thực phẩm khác.
Tại buổi làm việc với UBND huyện Mê Linh và Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường đánh giá cao những hoạt động mà Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Nội đã triển khai, đồng bộ, đầy đủ trên nhiều phương diện trong Tháng hành động và trong 4 tháng qua.
Theo ông Trần Hữu Linh, năm nay, lực lượng quản lý thị trường đề ra hai nhiệm vụ chính là kiểm tra hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ và an toàn thực phẩm.
Vì vậy, lực lượng quản lý thị trường định hướng triển khai nhiệm vụ an toàn thực phẩm việc cần phải tham gia sâu, đặc biệt theo tuyến, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương, địa phương, Ban chỉ đạo 389 các tỉnh thành phố…
Ông Lê Đắc Lộc, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, hiện nay, chỉ riêng đối với Cục Quản lý thị trường Hà Nội, mỗi đội phải kiểm tra 2 vụ việc an toàn thực phẩm trong tuần, 30 đội là 60 vụ mỗi tuần.
Theo ông Lê Đắc Lộc, công việc này được lực lượng thực hiện liên tục cùng với Sở Công Thương và các cơ quan chức năng có liên quan, không chỉ riêng trong tháng cao điểm.
Nhờ đó, những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm đã có chiều hướng đi vào nề nếp, sản phẩm cơ bản đã đạt được quy chuẩn, chất lượng nâng cao.
Chính vì thế, hiện nay cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát và phải đặc biệt đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ doanh nghiệp sản xuất đến người tiêu dùng.
Tại buổi làm việc, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng kiến nghị Tổng cục Quản lý thị trường tham mưu với Ban chỉ đạo Trung ương về các quy định vướng mắc trong việc hậu kiểm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật An toàn thực phẩm (Nghị định 15).
Mặc dù đã có những quy định tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất - kinh doanh, giảm bớt thủ tục hành chính, doanh nghiệp tự công bố sản phẩm và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật...
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 15, còn một số vướng mắc. Đơn cử, như tại Điều 37, 38, 39 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các bộ. Theo đó, Bộ Y tế là cơ quan quy định về mức giới hạn an toàn đối với nhóm sản phẩm; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương chỉ là cơ quan xây dựng mức giới hạn an toàn thực phẩm.
Thực tế, việc kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra sơ chế kinh doanh thủy sản cho thấy việc sử dụng chất bảo quản đưa tạp chất vào thủy sản có diễn biến phức tạp. Nhiều chất kháng sinh cấm sử dụng trong chăn nuôi thủy, hải sản được quy định tại một số thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn song không có trong văn bản của Bộ Y tế... Điều này gây khó khăn khi xử lý vi phạm.
Bên cạnh đó, ông Tạ Văn Tường cũng cho rằng, với quy trình tự sản xuất, tự công bố, rất cần các kênh thông tin phản ánh từ chính người dân. Bởi nếu các đơn vị kiểm tra doanh nghiệp 1- 2 lần thì khó có thể đảm bảo triệt để được an toàn thực phẩm.
Đại diện lực lượng Cảnh sát môi trường, Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, lực lượng cảnh sát môi trường cùng các phòng ban liên quan liên tục yêu cầu các quận huyện có báo cáo về đấu tranh phòng ngừa về an toàn thực phẩm, báo cáo hàng tuần, hàng tháng.
Đặc biệt, riêng địa bàn Hà Nội, lực lượng cảnh sát môi trường yêu cầu có báo cáo của từng quận huyện về các hộ kinh doanh ăn uống đường phố - một trong những điểm nóng về an toàn thực phẩm. Từ đó, thường xuyên tăng cường giám sát, xử phạt những hành vi vi phạm.
Mới đây nhất, đội 6 phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an thành phố phối hợp đội Cảnh sát giao thông số 15 và đội quản lý thị trường số 17, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện vụ vận chuyển hơn 3,5 tấn bánh kẹo và 2 tấn đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc.
Nhưng phần lớn các lực lượng chức năng cũng đều đang vướng mắc trong vấn đề thiếu kho bãi lưu trữ và đặc biệt là kinh phí để giám định các sản phẩm thực phẩm. Trong khi đó, theo điểm mới của Nghị định 15, doanh nghiệp tự công bố các quy chuẩn kỹ thuật, vì thế khi hậu kiểm để xác định được các chỉ tiêu kiểm nghiệm là rất khó, lực lượng chức năng thiếu một quy chuẩn chung nhất định để áp dụng. Như vậy, dù quy định mở nhưng vẫn gây kẽ hở cho việc quản lý.
Trước những kiến nghị của Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường đã ghi nhận và sẽ có những ý kiến tham mưu, trao đổi với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan.
Thời gian tới, Tổng cục Quản lý thị trường mong muốn Ban chỉ đạo thành phố sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra và ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục vào nội địa; nhập lậu hoặc tạm nhập nhưng không tái xuất sản phẩm động vật không đảm bảo an toàn để đưa vào tiêu thụ trên thị trường Hà Nội.
Đặc biệt, tập trung kiểm tra các điểm giết mổ tập trung; tăng cường hoạt động thanh kiểm tra việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, kinh doanh, giết mổ gia cầm sống trong nội thành để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm... nhất là trong giai đoạn dịch tả lợn châu Phi vẫn còn trên địa bàn.
Cùng ngày, đoàn kiểm tra liên ngành đã trực tiếp trao đổi với UBND huyện Mê Linh về vấn đề an toàn thực phẩm; kiểm tra Nhà máy bia Hà Nội - Mê Linh trên 2 phương diện: hồ sơ thủ tục hành chính và điều kiện sản xuất thực tế.
Theo đó, cả hai phương diện kiểm tra, đơn vị đều đảm bảo theo đúng quy trình thủ tục và quy định về an toàn thực phẩm./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Sẽ đào tạo bài bản, chính quy lực lượng quản lý thị trường
12:19' - 31/03/2019
Nếu không có “trinh sát cơ sở” thì không thể quản lý tốt địa bàn, nhất là các nguồn tin tố giác về một cơ sở sản xuất khả nghi xuất hiện ở những ngóc ngách khuất nhất.
-
Thị trường
Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra điểm thu gom, tập kết thịt lợn
20:24' - 13/03/2019
Chiều 13/3, Tổng cục Quản lý thị trường đã có buổi làm việc và báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về tình hình phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên phạm vi cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
-
Thị trường
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
15:35' - 30/06/2025
Các nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Thị trường
“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
10:12' - 30/06/2025
Một con tem QR nhỏ trên miếng thịt trong siêu thị ở Tokyo hay Seoul có thể dẫn người tiêu dùng lần ngược lại hành trình từ trang trại, cơ sở giết mổ, đến kết quả kiểm nghiệm vi sinh và hóa chất.
-
Thị trường
Giá lúa tăng nhẹ khi giao dịch trầm lắng, nguồn cung cao
10:49' - 29/06/2025
Trong tuần qua, giá một số loại lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Trong khi đó, hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng và nguồn cung cao vẫn là sức ép với gạo Việt Nam.
-
Thị trường
Thuế cao không cản nổi cơn khát gạo của Nhật Bản
07:30' - 29/06/2025
Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, để ứng phó với giá gạo trong nước leo thang, lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản trong tháng 5/2025 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 10.000 tấn.
-
Thị trường
Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung Hà Nội năm 2025
14:31' - 27/06/2025
Ngày 27/6, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức họp báo triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2025.
-
Thị trường
Cơ hội tiếp cận thị trường Halal toàn cầu
18:18' - 26/06/2025
Chỉ kết nối và kết nối sâu hơn nữa mới có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, phát triển và thâm nhập thị trường Halal toàn cầu.
-
Thị trường
Nỗ lực bình ổn giá gạo tại Nhật Bản: Tin vui xen lẫn nỗi lo
17:22' - 26/06/2025
Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho thấy giá trung bình của một túi gạo 5kg đã giảm xuống 3.920 yen (khoảng 27,03 USD) trong tuần kết thúc vào ngày 15/6.
-
Thị trường
Gạo Việt Nam tại Nhật Bản: Từ “hiện diện” đến sự công nhận của người tiêu dùng
15:47' - 26/06/2025
Hàng nghìn tấn gạo mang thương hiệu A An vào Nhật Bản không chỉ là thành tích xuất khẩu, mà là minh chứng cho tiềm năng phát triển thương hiệu gạo Việt vào thị trường này.