Kiên Giang: Chống gian lận thương mại qua biên giới
Tỉnh Kiên Giang đang triển khai đồng bộ các giải pháp đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn, nhất là tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Ban Chỉ đạo 389 Kiên Giang tiếp tục thực hiện hiệu quả việc phối hợp giữa các lực lượng trong việc triển khai các phương án, kế hoạch tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo chức năng, địa bàn, lĩnh vực quản lý. Các ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới không tiếp tay cho đối tượng buôn lậu, tham gia tố giác tội phạm, cùng chung tay với lực lượng chức năng trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thượng mại và hàng giả. Theo Ban Chỉ đạo 389 Kiên Giang, lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là khu vực biên giới địa bàn thành phố Hà Tiên, huyện Giang Thành và Bắc đảo huyện Phú Quốc. Các hành vi vận chuyển hàng hóa trái phép, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng… khả năng xuất hiện nhiều hơn, đối tượng tập trung vào các mặt hàng như đường cát, thuốc lá, khẩu trang y tế… Trên biển, do sự chênh lệch giá dầu với các nước trong khu vực và Việt Nam nên khả năng các đối tượng buôn lậu ở trong và ngoài nước lén lút sử dụng tàu chuyên dụng và tàu cá cải hoán để vận chuyển dầu lậu đến các vùng biển giáp ranh với Việt Nam. Trong tháng 4/2020, các lực lượng chức năng thành viên Ban Chỉ đạo 389 Kiên Giang kiểm tra, tuần tra, kiểm soát phát hiện 139 vụ việc vi phạm; trong đó, 26 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu và 111 vụ gian lận thương mại, 2 vụ hàng giả, với tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 4,2 tỷ đồng. Lực lượng chức năng xử phạt vi phạm hành chính 147 vụ, thu nộp ngân sách hơn 11 tỷ đồng; xử lý hình sự 2 vụ, khởi tố 4 đối tượng, tang vật tịch thu xử lý theo quy định chủ yếu như thuốc lá ngoại, đường cát, dầu DO và sản phẩm hàng hóa khác. Tuy nhiên, hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại ở Kiên Giang vẫn còn hạn chế, đời sống kinh tế của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là khu vực vùng biên giới, chưa có việc làm ổn định dẫn đến dễ bị lợi dụng, lôi kéo vào hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa… Mặt khác, địa bàn tỉnh khá lớn, vùng biên giới, khu vực cửa khẩu có nhiều đường mòn, lối mở nên các đối tượng buôn lậu thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn tinh vi để qua mặt các lực lượng chức năng, thực hiện hành vi buôn lậu. Đặc biệt, các đối tượng buôn lậu khi bị phát hiện, bắt giữ rất manh động, liều lĩnh, sẵn sàng chống trả lực lượng làm nhiệm vụ, giành giật lại hàng hóa khi bị vây bắt./.- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Xử lý nghiêm việc buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng chống dịch và thiết yếu
14:19' - 08/04/2020
Bộ Công Thương đề nghị các tỉnh phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng phòng chống dịch bệnh qua biên giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Kiên Giang điều chỉnh kịch bản thực hiện chỉ tiêu công nghiệp
09:54' - 06/04/2020
Tỉnh Kiên Giang đang thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất công nghiệp, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp Quý II/2020 đạt 11.200 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm hơn 21.900 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Xúc tiến mở rộng thị trường mới xuất khẩu hạt điều
16:43' - 14/07/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, mục tiêu xuất khẩu hạt điều năm 2025 là 4,5 tỷ USD tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 2,2 tỷ USD.
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.