Kiên Giang giải đáp các vấn đề trẻ em quan tâm
Diễn đàn trẻ em năm 2024 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức đã ghi nhận nhiều ý kiến, kiến nghị của trẻ em các huyện, thành phố trong tỉnh về những vấn đề “nóng” của xã hội có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em.
Với chủ đề “Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, Diễn đàn năm nay có sự tham gia của 122 đại biểu đại diện cho hơn 409.000 trẻ em trong tỉnh. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động tiếp nối Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Tại diễn đàn, bà Lê Hồng Thắm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang cho biết, hằng năm, cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, chính quyền các cấp luôn dành sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đoàn thể phối hợp tổ chức diễn đàn trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ giao lưu, học tập, nói lên ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị về các vấn đề liên quan đến trẻ. Nhờ đó, hoạt động đã thực sự đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả, chất lượng.
Để công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em được thực hiện tốt hơn thời gian tới, bà Lê Hồng Thắm đề nghị lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan chuyên môn, Thường trực UBND các huyện, thành phố phát huy tối đa quyền tham gia của trẻ em; thường xuyên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng để kịp thời giải đáp thắc mắc, các vấn đề trẻ quan tâm; có kế hoạch, hành động cụ thể, thiết thực hơn nhằm thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện. Các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn viên, hội viên trong việc chung tay chăm lo cho trẻ em; chú trọng và thường xuyên kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ...
Tại phiên thảo luận và gặp gỡ đối thoại, các đại biểu trẻ em tham gia thảo luận, đóng góp sáng kiến, kiến nghị về các nội dung: Tình trạng và công tác phòng, chống bạo lực học đường, bạo lực trẻ em trên không gian mạng và xâm hại trẻ em; phòng, ngừa, giảm thiểu tai nạn thương tích, đuối nước, tai nạn giao thông; bảo vệ trẻ em, tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng. Các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến về tình trạng trẻ em bị bóc lột sức lao động và công tác phòng, chống; tình trạng vi phạm pháp luật trong thanh, thiếu niên và công tác phòng, ngừa; xây dựng môi trường sống lành mạnh, an toàn cho trẻ; quyền học tập của trẻ; giải pháp ngăn ngừa tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử, má túy đá trong thanh thiếu niên; tăng cường quản lý đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng điện thoại…
Em Trần Ngọc Bảo Thy, học sinh Trường Trung học cơ sở thị trấn Thứ 11, huyện An Minh chia sẻ, qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, em thấy gần đây có rất nhiều vụ bạo lực học đường và bạo lực ngôn từ xúc phạm, làm tổn thương trẻ em. Đặc biệt, có một số trường hợp vì không chịu nổi áp lực của mạng xã hội đã nghĩ quẩn và tìm đến cái chết. Vì vậy, em rất mong có những giải pháp căn cơ, đồng bộ để chấm dứt vấn nạn bạo lực học đường và bạo lực trẻ em trên không gian mạng.
Em Nguyễn Gia Khang, học sinh Trường Trung học cơ sở Dương Đông, thành phố Phú Quốc cho rằng tình trạng thanh, thiếu niên sử dụng ma túy và các chất kích thích, sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng có xu hướng gia tăng. Điều này dẫn đến hệ lụy không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến vi phạm pháp luật. Cùng với đó, hầu hết trẻ em được gia đình cho sử dụng điện thoại thông minh khá sớm, khiến một số trẻ nghiện game hoặc nghe, xem được nhiều thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển trí não, hành vi.
“Trước những hệ lụy rất nguy hiểm từ việc thiếu niên sử dụng ma túy, hút thuốc lá điện tử và trẻ em sử dụng điện thoại mất kiểm soát, em mong lực lượng chức năng tăng cường tham mưu ban hành những quy định nghiêm cấm hoặc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử phạt, có giải pháp căn cơ trong ngăn chặn việc mua bán, sử dụng ma túy, thuốc lá điện tử. Các phụ huynh kiểm soát tốt việc sử dụng điện thoại của trẻ em”, Gia Khang kiến nghị.
Tại diễn đàn, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể đã trao đổi trực tiếp để giải đáp những thắc mắc, cung cấp nhiều thông tin liên quan, đồng thời đưa ra một số giải pháp giải quyết các vấn đề các em quan tâm.
Tin liên quan
-
Đời sống
Kiên Giang chăm lo, bảo vệ trẻ em vùng biên giới, hải đảo
19:53' - 17/06/2024
Thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em và Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, tỉnh Kiên Giang triển khai nhiều chương trình, hoạt động có ý nghĩa thiết thực.
-
Đời sống
Kiên Giang hỗ trợ hàng nghìn hộ Khmer thoát nghèo
10:44' - 14/06/2024
Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang, từ đầu năm 2024 đến nay, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã giúp đỡ trên 1.000 hộ hội viên phụ nữ Khmer nghèo và cận nghèo bằng nhiều hình thức trợ giúp.
-
Đời sống
Kiên Giang đặt mục tiêu hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 1,5 - 2%
10:27' - 12/06/2024
Những năm gần đây, thông qua các phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, tại Kiên Giang xuất hiện ngày càng nhiều hộ có mô hình làm ăn hiệu quả, thu nhập từ vài trăm đến hàng tỷ đồng mỗi năm.
-
Đời sống
Kiên Giang đặt mục tiêu giới thiệu việc làm cho ít nhất 8.000 thanh niên
10:09' - 07/06/2024
Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè tỉnh Kiên Giang năm 2024 sẽ thực hiện các chỉ tiêu như: Vận động xây mới ít nhất 15 nhà nhân ái cho đoàn viên, giới thiệu việc làm cho ít nhất 8.000 thanh niên.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Băng Nam Cực tan nhanh kỷ lục do nước biển mặn bất thường
08:16'
Chỉ từ năm 2015 đến nay, diện tích băng biển mất đi tương đương toàn bộ đảo Greenland – mức sụt giảm lớn nhất từng ghi nhận trên Trái Đất trong thời gian gần đây.
-
Đời sống
Thư viện - Ngôi nhà thứ hai của người dân Australia
07:00'
Đọc sách vẫn giữ vững vị thế là một trong những hoạt động giải trí được yêu thích nhất, thậm chí còn vượt qua cả việc lướt Internet hay xem ti vi đối với nhiều người.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 3/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 3/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 3/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
62 bệnh hiếm, hiểm nghèo điều trị vượt tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT
20:19' - 02/07/2025
Danh mục bệnh hiểm nghèo được quy định tại Thông tư 01/2025/TT-BYT ngày 01/01/2025 của của Bộ Y tế.
-
Đời sống
Singapore nâng ý thức người tham gia giao thông trên vỉa hè
20:05' - 02/07/2025
Hơn 200km đường dành cho người đi bộ cạnh đường dành cho xe đạp được chuyển thành đường cho người đi bộ kể từ khi Cơ quan Giao thông Đường bộ Singapore công bố sáng kiến này vào tháng 8/2024.
-
Đời sống
Tiêu điểm trong ngày: Cảnh báo đỏ
17:55' - 02/07/2025
Hàng chục triệu người dân châu Âu đang oằn mình dưới một trong những đợt nắng nóng khắc nghiệt nhất trong lịch sử, khi nền nhiệt vượt ngưỡng 40 độ C tại nhiều nơi.
-
Đời sống
Hướng dẫn kiểm tra địa chỉ thường trú, quê quán mới trên VNeID từ 1/7/2025
14:35' - 02/07/2025
Người dân có thể dễ dàng kiểm tra địa chỉ thường trú và quê quán mới ngay trên ứng dụng định danh điện tử VNeID.
-
Đời sống
Bão lớn hoành hành, gây thiệt hại lớn tại Đông Nam Australia
12:35' - 02/07/2025
Những cơn mưa dữ dội kéo dài suốt đêm. Chỉ trong vòng 6 giờ, một số khu vực đã phải hứng chịu lượng mưa tương đương cả tháng.
-
Đời sống
Ngược dòng thời gian bằng Google Maps: Trào lưu mới gây sốt trên mạng xã hội
10:56' - 02/07/2025
Chỉ với vài thao tác trên Google Maps, người dùng mạng xã hội đang rần rần chia sẻ cách "du hành thời gian" để gặp lại chính ngôi nhà của mình từ nhiều năm trước.