Kiên Giang kiến nghị nhiều vấn đề cấp thiết phát triển đảo Phú Quốc
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về “Tập trung xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới”, bên cạnh triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Kiên Giang kiến nghị Trung ương nhiều vấn đề cấp thiết trong chiến lược phát triển đảo Phú Quốc.
Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình cho biết, tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp cho tỉnh thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị của thành phố Phú Quốc theo trình tự, thủ tục do Thủ tướng Chính phủ quy định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện; đồng thời, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương phân cấp hoặc ủy quyền cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thẩm định, kiểm tra, thẩm duyệt, nghiệm thu đối với các dự án nhóm A, nhóm B, công trình cấp I, cấp đặc biệt thuộc nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn khác trên địa bàn Phú Quốc (trừ các dự án do bộ, ngành Trung ương quản lý).
Cùng với đó, tỉnh đề xuất ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước cho Phú Quốc để đầu tư phát triển hạ tầng về cấp nước, xử lý rác thải, hạ tầng giao thông… với tổng nhu cầu khoảng 42.000 tỷ đồng. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thành phố Phú Quốc được sử dụng nguồn tăng thu hoặc nguồn thu hợp pháp khác để hợp đồng lao động giải quyết một số công việc đang phát sinh đang ngày càng quá tải so với bộ máy chính quyền hiện nay....
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn chia sẻ, tỉnh đề xuất ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước cho Phú Quốc để đầu tư phát triển hạ tầng về cấp nước, xử lý rác thải, hạ tầng giao thông… với tổng nhu cầu khoảng 42.000 tỷ đồng. Qua rà soát thứ tự ưu tiên và tính cấp thiết, tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư 2 dự án hiện đang rất cấp thiết đối với sự phát triển của thành phố Phú Quốc.
Cụ thể là đường ven biển Phú Quốc, quy mô mặt đường bình quân từ 9 m - 30 m, tổng chiều dài 26,6 km, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng. Tuyến đường này đi ven bờ biển Phú Quốc, vừa đáp ứng yêu cầu giao thông, tham quan, vừa phục vụ quốc phòng - an ninh và ứng phó biến đổi khí hậu. Đường vành đai ven rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trên đảo Phú Quốc với tổng chiều dài khoảng 184 km, tổng mức đầu tư khoảng 920 tỷ đồng. Đây là tuyến vừa là đường giao thông, vừa là làn ranh ngăn cách giữa rừng với bên ngoài để phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng và phòng chống xâm hại rừng Phú Quốc.
Phú Quốc, là đảo lớn nhất trong quần thể 22 hòn đảo, có diện tích 589,27 km², tương đương quốc đảo Singapore (gần 80% diện tích Singapore), nằm ở trung tâm ASEAN, thuận lợi trong kết nối đường hàng không, đường biển với các nước trong khu vực và trên thế giới. Phú Quốc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong thế trận phòng thủ của Kiên Giang, Quân khu 9 và khu vực biển, đảo phía Tây Nam Tổ quốc. Là đảo nhưng có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, vừa có núi, rừng nguyên sinh (chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên), sông, suối và biển…
Sau gần 20 năm (2004 - 2024) đầu tư, phát triển đảo Phú Quốc, năm 2023 quy mô nền kinh tế đảo ngọc này chiếm khoảng 15% của tỉnh, khoảng 19.500 tỷ đồng; thu ngân sách hơn 7.817 tỷ đồng, chiếm 51,7% tổng thu ngân sách toàn tỉnh; doanh thu từ du lịch Phú Quốc chiếm 85% toàn tỉnh, khoảng 14.700 tỷ đồng; huy động vốn đầu tư toàn xã hội chiếm hơn 54% toàn tỉnh khoảng 21.489 tỷ đồng…
Qúy I/2024, tổng thu ngân sách toàn tỉnh trên 5.000 tỷ đồng, trong đó, Phú Quốc chiếm 30,5%; toàn tỉnh đón 2,8 triệu lượt khách du lịch, trong đó, Phú Quốc chiếm 60% lượng du khách, đặc biệt là Phú Quốc đón hơn 285.000 lượt khách quốc tế, chiếm 98% toàn tỉnh; tổng doanh thu từ du lịch của tỉnh đạt 7.274 tỷ đồng, trong đó, Phú Quốc chiếm 84%, khoảng 6.110 tỷ đồng.
Sự phát triển của Phú Quốc không những đã góp phần cho Kiên Giang phát triển, mà còn lan tỏa và thúc đẩy cho phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, nhất là trong lĩnh vực du lịch. Phú Quốc đã khẳng định được thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Để kinh tế Phú Quốc bứt phá, phát triển nhanh
13:42' - 31/03/2024
Đề xuất các giải pháp phát triển Phú Quốc nhanh và bền vững - thành phố du lịch xanh, sạch, đẹp, an toàn, khẳng định thương hiệu du lịch Phú Quốc trên bản đồ du lịch thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch bản sắc Việt Nam, tầm cỡ quốc tế
18:39' - 30/03/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Phú Quốc có vị trí chiến lược, nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh về phát triển dịch vụ, du lịch so với nhiều địa phương khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát, chỉ đạo giải quyết các vấn đề cấp bách tại Phú Quốc
15:43' - 30/03/2024
Sáng 30/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát tình hình thực tế để giải quyết các vấn đề cấp bách, cũng là cơ bản, lâu dài để Phú Quốc phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử lý hành vi lấn chiếm đất, xây dựng trái phép trên đảo Phú Quốc
12:02' - 26/03/2024
Từ khi có chủ trương về quy hoạch, phát triển đảo Phú Quốc thành Trung tâm Du lịch - nghỉ dưỡng chất lượng cao, tình hình vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng trên đảo ngọc này diễn biến phức tạp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam – Malaysia
11:38'
Malaysia hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong khối ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Việt Nam trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong ký ức những kỹ sư địa chất
11:34'
Nguyên Chủ tịch nước từng lăn lộn trên khắp các vùng miền, khảo sát và nghiên cứu địa chất, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh về Lễ đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
11:27'
Sáng 25/5/2025, Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần làm việc thứ 4, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
11:09'
Trong tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 9 (từ ngày 26-29/5/2025), Quốc hội xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự.
-
Kinh tế Việt Nam
Các tầng lớp nhân dân xúc động tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
11:08'
Phía bên ngoài Nhà Tang lễ Quốc gia, những cựu chiến binh, cán bộ hưu trí, công nhân viên chức, sinh viên, học sinh trật tự xếp hàng, đôi mắt hướng về phía trong với ánh nhìn lặng buồn.
-
Kinh tế Việt Nam
SỰ KIỆN KINH TẾ VIỆT NAM NỔI BẬT TUẦN QUA
09:04'
Hãy cùng nhìn lại một số dự kiến kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
08:24'
Sáng 25/5, Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Triển khai ngay giải pháp để giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế
20:28' - 24/05/2025
Chiều 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp về tình hình thị trường vàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xử lý nghiêm tạo giá ảo, lũng loạn thị trường bất động sản
19:05' - 24/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý nghiêm đầu cơ, tạo giá ảo, thao túng, lũng loạn thị trường bất động sản; yêu cầu tăng cung, giảm giá, đảm bảo người dân tiếp cận nhà ở công bằng, bền vững.