Kiên Giang rà soát, cắt giảm các dự án đầu tư công nhỏ lẻ, không hiệu quả
Theo đó, tỉnh yêu cầu chủ đầu tư dự án các Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế… tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm; chủ trì, phối hợp với các ban quản lý dự án chuyên ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành các dự án theo kế hoạch như: Cảng hành khách Rạch Giá; nâng cấp, mở rộng đường Dương Đông – Cửa Cạn – Gành Dầu, xây dựng mới nhánh nối với đường trục Nam – Bắc đảo Phú Quốc; đường ven biển Rạch Giá – Hòn Đất; đường 3/2 nối dài (đoạn ven biển qua địa bàn thành phố Rạch Giá và huyện Châu Thành); đường ven sông Cái Lớn đi qua địa bàn các huyện An Biên, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Gò Quao; các dự án chống chịu biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long; đầu tư xây dựng 18 cống trên tuyến đê biển; Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Ung bướu tỉnh…
Các sở kiểm soát chặt chẽ không để vượt tổng vốn đầu tư, rà soát tiến độ thực hiện các dự án để đề nghị điều chuyển, cắt giảm, bổ sung vốn cho phù hợp với tiến độ, đặc thù của dự án. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn nhấn mạnh, tỉnh tập trung kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư công và giải ngân. Đồng thời, đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành, phê duyệt dự án và tổ chức triển khai ngay các dự án thuộc chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh cũng sẽ rà soát, kiên quyết cắt giảm các dự án nhỏ lẻ, không hiệu quả, chậm thủ tục đầu tư; điều chuyển vốn từ các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn và từ các dự án chưa hoàn thành thủ tục đầu tư sang các dự án đã đủ thủ tục đầu tư, bảo đảm hiệu quả vốn đầu tư đúng theo quy định. Tỉnh giao nhiệm vụ cho người đứng đầu các sở, ban, ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tỉnh đề ra các giải pháp cụ thể, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế về đầu tư công, nhất là bồi thường giải phóng mặt bằng. Người đứng đầu, thủ trưởng các đơn vị tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấp hành nghiêm các quy định trong quản lý đầu tư công, đấu thầu, xây dựng, thanh toán vốn; xây dựng tiến độ chi tiết cho từng dự án, công trình để phân công cán bộ trực tiếp theo dõi, đôn đốc, quản lý tiến độ; gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân. Cùng đó, tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực tiếp chỉ đảo, kiểm tra, rà soát từng dự án, kiểm soát chặt chẽ quy trình lập hồ sơ, thủ tục và sự cần thiết, phạm vi, quy mô từng dự án theo đúng quy hoạch, định hướng, mục tiêu đã được duyệt, bảo đảm hiệu quả đầu tư, kết quả đầu tư của từng dự án. Các huyện, thành phố triển khai hoàn thành phương án giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn, nhất là những công trình trọng điểm để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công triển khai dự án đảm bảo tiến độ. Đến hết tháng 7/2022, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Kiên Giang gần 1.995 tỷ đồng, bằng 38,93% kế hoạch năm.Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang Huỳnh Xuân Vũ cho biết, nguyên nhân tỷ lệ giải ngân thấp do một số cơ quan, đơn vị chưa giải ngân theo kế hoạch đề ra, chưa triển khai và hoàn thành lựa chọn nhà thầu thi công đối với các công trình triển khai mới năm 2022, nhất là những dự án lớn, trọng điểm.
Mặt khác, một số cơ quan, đơn vị chậm hoặc chưa xây dựng kế hoạch triển khai cho từng dự án cụ thể để có giải pháp chỉ đạo, điều hành cho phù hợp theo kế hoạch dự án. Việc bồi hoàn, giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc chưa được giải quyết triệt để, còn chậm, quy trình thủ tục còn kéo dài, khiếu nại, khiếu kiện trong lập phương án bồi hoàn, giải phóng mặt bằng vẫn thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng tiến độ của nhiều công trình, nhất là đối với lĩnh vực giao thông. Mặt khác, giá vật tư xây dựng thời gian gần đây có xu hướng tăng cao ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án; giá nhiên liệu tăng so với thời điểm ban hành đơn giá từ 22 – 29%; giá cước vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện nay đã tăng so với thời điểm ban hành từ 24 – 27%.Từ đó, tác động trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng, ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án và kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.
Ngoài ra, việc chuẩn bị đầu tư ở một số cơ quan còn chậm, một số đơn vị tư vấn thiết kế, lập dự án năng lực hạn chế, khi lập dự án khái toán tổng mức đầu tư thấp, đến khi thực hiện một số dự án tăng tổng mức đầu tư quá cao dẫn đến công trình không thể triển khai tiếp, chờ xin chủ trương điều chỉnh dự án. Các dự án thành phần sử dụng vốn ODA thực hiện tại địa phương phải phụ thuộc vào quy trình phê duyệt của Ban Quản lý dự án Trung ương, một số dự án phải thực hiện điều chỉnh hiệp định vay, gia hạn thời gian thực hiện dự án, thống nhất với nhà tài trợ về kế hoạch thực hiện, công tác đấu thầu, ban hành sổ tay hướng dẫn… nên triển trai chậm./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh cáo về mặt Đảng đối với Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang
18:16' - 10/08/2022
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang công bố quyết định kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng đối với ông Hà Văn Phúc, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang.
-
Hàng hoá
Xuất hiện tình trạng buôn bán phân bón giả ở Kiên Giang
16:02' - 29/07/2022
Tháng 7/2022, Cục Quản lý thị trường Kiên Giang phát hiện 15 vụ vi phạm, xử lý 29 vụ vi phạm hành chính; trong đó, nổi cộm là tình trạng buôn bán phân bón giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên Giang đầu tư 624 tỷ đồng phát triển thủy sản bền vững
10:19' - 20/07/2022
HĐND tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án phát triển thủy sản bền vững trên địa bàn huyện Hòn Đất, tổng diện tích vùng dự án khoảng 5.500 ha, thực hiện trong 3 năm 2023 – 2026.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiên Giang tạm ngưng hoạt động các tuyến tàu, phà ra đảo
08:12' - 20/07/2022
Do thời tiết xấu, các hãng tàu, phà tuyến Phú Quốc - Rạch Giá, Phú Quốc - Hà Tiên, Rạch Giá - Nam Du phải tạm ngưng hoạt động để bảo đảm an toàn cho hành khách.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.