Kiến nghị Chính phủ lùi xử phạt xe khách, xe tải chưa lắp camera
Để tiếp tục thực hiện Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải và triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 58/2021 của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc kiến nghị Chính phủ cho phép chưa xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với hành vi vi phạm quy định lắp đặt camera lên phương tiện kinh doanh vận tải.
Cụ thể, từ nay đến hết ngày 31/12/2021, chưa xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định lắp đặt camera lên xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng container, xe đầu kéo. Từ ngày 1/1/2022, xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định này. Đối với vận tải hành khách, từ nay đến hết ngày 30/6/2022, chưa xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định lắp đặt camera lên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên. Từ ngày 1/7/2022, xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định này. Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc đơn vị kinh doanh vận tải khắc phục khó khăn, thực hiện lắp đặt camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ trở lên, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng container, xe đầu kéo theo quy định của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP để góp phần tăng cường theo dõi, giám sát người lái xe bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), trong tháng 5/2021, phương tiện kinh doanh vận tải hành khách tại một số địa phương phải ngừng hoạt động theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sản lượng vận chuyển giảm so với tháng 4/2021.Các địa phương chịu ảnh hưởng lớn nhất như Bắc Giang, Bắc Ninh, Tp. Hồ Chí Minh và một số địa phương có các tuyến vận tải khách cố định đi, đến các địa phương này.
Do đó, một số địa phương, khu vực có dịch phải thực hiện giãn cách xã hội, phương tiện vận tải hành khách phải dừng hoạt động. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ lắp đặt camera của chính các đơn vị vận tải và đơn vị lắp đặt camera khi thực hiện quy định. Theo Bộ Giao thông Vận tải, sau hơn 1 năm thực hiện Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, cơ bản các quy định của Nghị định đã và đang được thực hiện hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển vận tải, nhu cầu đi lại của nhân dân, năng lực vận chuyển lưu thông hàng hóa, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định 10/2020/NĐ-CP là quy định: “Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông; xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Thời hạn thực hiện phải hoàn thành xong trước ngày 1/7/2021". Bộ Giao thông Vận tải cho biết: Quy định trên được thực hiện từ 1/4/2020, các đơn vị vận tải đã và đang lắp đặt camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, theo báo cáo của các Sở Giao thông Vận tải, việc thực hiện quy định này cho đến nay gặp nhiều khó khăn dẫn đến không đảm bảo tiến độ xong trước ngày 1/7/2021 như quy định của Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Một số Sở Giao thông Vận tải, Hiệp hội Vận tải đề nghị cho phép lùi thời hạn lắp đặt camera hoặc tạm thời chưa xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm chưa lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nguyên nhân chính được Bộ Giao thông Vận tải chỉ ra là do ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19, dẫn đến doanh nghiệp vận tải hàng hóa, vận tải hành khách gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.Đặc biệt là vận tải hành khách, hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, có lúc bị dừng hoạt động hoặc được phép hoạt động nhưng chỉ được chở lượng khách bằng 50% sức chứa của phương tiện để thực hiện phòng chống dịch, số lượng khách giảm sút. Điều này dẫn đến doanh thu, sản lượng vận tải giảm sút nghiêm trọng.
Cũng theo Bộ Giao thông Vận tải, nguyên nhân chủ quan là do một số đơn vị kinh doanh vận tải còn e ngại, chưa muốn lắp camera, tâm lý lo sợ sẽ bị các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát và xử lý đối với các hình ảnh vi phạm được truyền về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.../.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Kiến nghị lùi thời hạn xử lý phương tiện vận tải không lắp camera
10:12' - 11/06/2021
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã nhận được kiến nghị của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam và Hiệp hội tại một số địa phương về giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải do ảnh hưởng của dịch
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Các công ty Đức đầu tư cho R&D nhiều hơn bao giờ hết
10:27'
Các công ty Đức đã đầu tư 88,7 tỷ euro (93,61 tỷ USD) cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nội bộ công ty, trong năm 2023, tăng 8,4% so với năm 2022, và là mức kỷ lục mới.
-
Doanh nghiệp
Công bố 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2024
21:24' - 29/11/2024
Cải tiến đáng chú ý nhất trong Bộ chỉ số CSI 2024 là chia hệ thống đánh giá doanh nghiệp theo 3 lĩnh vực: sản xuất, thương mại-dịch vụ và hỗn hợp.
-
Doanh nghiệp
Bảo đảm sự an toàn môi trường kinh doanh thương mại điện tử
16:24' - 29/11/2024
Các nền tảng thương mại điện tử đã kết nối hàng triệu người tiêu dùng và doanh nghiệp, mở ra cơ hội mới nhưng cũng kéo theo không ít thách thức.
-
Doanh nghiệp
Ký kết thỏa thuận phối hợp kết nối cung cầu, quảng bá tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu
13:26' - 29/11/2024
Tại hội nghị kết nối cung – cầu, Liên minh Hợp tác xã 12 tỉnh, thành phố đã ký kết thỏa thuận phối hợp về kết nối cung cầu, quảng bá giới thiệu tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu.
-
Doanh nghiệp
EU thông qua vụ sáp nhập hai hãng hàng không hàng đầu Hàn Quốc
08:54' - 29/11/2024
Hãng hàng không Korean Air Co. của Hàn Quốc ngày 28/11 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn thỏa thuận cho phép hãng này sáp nhập với đối thủ Asian Airlines Inc cũng của Hàn Quốc.
-
Doanh nghiệp
Bắc Giang phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải gần 490 tỷ đồng
08:18' - 29/11/2024
Dự án sau khi hoàn thành đáp ứng nhu cấp cung cấp điện cho các phụ tải tỉnh Bắc Giang nói chung và các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng nói riêng.
-
Doanh nghiệp
SCG mở rộng sản xuất xi măng các bon thấp và công bố nhận diện mới cho STARMAX
15:24' - 28/11/2024
Tập đoàn chuyên về vật liệu xây dựng SCG của Thái Lan đã mở rộng sản xuất dòng xi măng các bon thấp (SCG Low Carbon) tại tỉnh Đồng Nai, đồng thời công bố nhận diện thương hiệu mới của xi măng STARMAX.
-
Doanh nghiệp
Apple gần như dậm chân tại chỗ khi thị trường smartphone toàn cầu phục hồi
15:10' - 28/11/2024
Doanh số điện thoại thông minh (smartphone) toàn cầu đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024 sau hai năm sụt giảm liên tiếp. Tuy nhiên, Apple Inc. lại gần như dậm chân tại chỗ.
-
Doanh nghiệp
Hyundai Motor ra mắt robot đeo hỗ trợ sức mạnh cơ bắp cho công nhân
14:34' - 28/11/2024
Hãng sản xuất ô tô hàng đầu Hàn Quốc Hyundai Motor đã giới thiệu thiết bị robot đeo người, giúp tăng cường hiệu quả làm việc và giảm nguy cơ chấn thương xương khớp cho công nhân nhà máy.