Kiều hối - "dòng huyết mạch" của tăng trưởng kinh tế châu Phi (Phần 1)
Nhiều nền kinh tế châu Phi bị chao đảo khi xảy ra các cuộc xung đột bạo lực ở trong nước. Các nhà đầu tư và khu vực tư nhân có xu hướng tránh rủi ro và họ sẽ ngừng bơm tiền vào các nước không đảm bảo duy trì hòa bình và an ninh.
Nhưng nghiên cứu mới đây của Quỹ Một Trái Đất tương lai, Đại học Colorado, Mỹ tiến hành tại một số nước châu Phi như Nigeria, Ivory Coast và Ethiopia cho thấy đầu tư của cộng đồng kiều dân có thể đóng vai trò nguồn tài chính thay thế trong thời kỳ các nước này đối mặt với khủng hoảng.
Kiều dân đã và đang đóng góp tài chính cho quê hương thông qua kiều hối. Kiều hối có thể được kiều dân gửi thông qua các khoản tài chính tới người thân, bạn bè trong nước. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính năm 2017 khoảng 466 tỷ USD kiều hối được gửi tới các nước thu nhập thấp và trung bình.Nghiên cứu cho thấy trong thời gian xảy ra xung đột ở một quốc gia, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước đó có thể giảm nhưng lượng kiều hối vẫn tương đối ổn định, thậm chí tăng lên. Thực tế đó có thể giải thích được bởi kiều hối thường hướng tới người thân hoặc bạn bè của kiều dân và diện nhận kiều hối càng cần giúp đỡ hơn khi trong nước xảy ra chiến tranh hoặc xung đột.Hình thức đầu tư này có thể đóng vai trò là "huyết mạch" sống còn cho sự phát triển của khu vực tư nhân và tăng trưởng kinh tế ngay cả những vùng có môi trường đầu tư khó khăn nhất. Do vậy, ngay trong những thời điểm bất ổn nhất, kiều dân có thể sẵn sàng gửi về nước lượng kiều hối lớn hơn.Để hiểu tính ổn định tương đối của đầu tư từ cộng đồng kiều dân, cần so sánh hình thức này với các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác dựa theo số liệu về tần suất xung đột.Tần suất xung đột được hiểu là số lượng các cuộc xung đột xảy ra ở một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Tại Nigeria, tần suất xung đột ít có đột biến từ năm 1997 cho đến cuối những năm 2000. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự tăng trưởng bền vững của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với mức tăng hơn 5 lần. Tuy nhiên, vào cuối những năm 2000, với sự leo thang xung đột, chủ yếu từ sự tấn công của nhóm khủng bố Boko Haram và sự gia tăng bạo lực ở Vành đai trung tâm phân chia vùng lãnh thổ Bắc – Nam của nước này, cộng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khiến đầu tư nước ngoài vào Nigeria giảm đáng kể. Năm 2017, đầu tư nước ngoài vào Nigeria chỉ chiếm khoảng 40% so với mức đỉnh điểm vào năm 2011.Xung đột leo thang tại Nigeria vào các năm 2010 và 2017 khiến đầu tư sụt giảm, trong khi năm 2016, tình hình xung đột dịu hơn khiến dòng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng. Dù cần xét đến nhiều yếu tố nhưng rõ ràng có mối tương quan khá chặt chẽ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tần suất xung đột.Lượng kiều hối gửi về Nigeria tương đối ổn định từ năm 1997 đến giữa những năm 2000, với sự tăng đột biến so với trước năm 1997, sau đó là giai đoạn ổn định tương đối khác và tăng trưởng nhẹ ở những năm cuối giai đoạn.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc đua giành ảnh hưởng kinh tế tại châu Phi
07:02' - 27/02/2019
Châu Phi sở hữu nguồn tài nguyên dồi dào khiến nhiều cường quốc trên thế giới phải “để mắt”, và chính sự cạnh tranh gay gắt để gia tăng tầm ảnh hưởng đó đã gieo mầm cho những căng thẳng và xung đột.
-
Kinh tế Thế giới
Nam Phi trước vai trò dẫn dắt châu Phi
05:30' - 26/02/2019
Tại phiên họp lần thứ 32 của Liên minh châu Phi (AU) vừa qua, Nam Phi được bầu làm chủ tịch năm 2020 của tổ chức, đánh dấu sự trở lại của nước này với vai trò điều hành tổ chức lớn nhất châu lục.
-
Kinh tế Thế giới
IATA kêu gọi châu Phi mở cửa cho đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hàng không
18:32' - 27/11/2018
Các quan chức hàng không quốc tế bày tỏ quan ngại việc chính phủ nhiều nước châu Phi đang thực hiện ngăn chặn các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hàng không.
-
Kinh tế Thế giới
Liên hợp quốc kêu gọi châu Phi ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo
19:06' - 21/11/2018
Ngày 20/11, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi chính phủ các nước châu Phi ưu tiên đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp chế tạo nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của lục địa 1,2 tỷ dân này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Anh tiếp tục đàm phán thỏa thuận thương mại với Mỹ
10:43'
Chính phủ Anh sẽ “bình tĩnh và điềm tĩnh” tiếp tục đàm phán với Mỹ về thỏa thuận thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump tạm dừng áp thuế trong 90 ngày đối với hơn 75 đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại "thương chiến" Mỹ - Trung 2018
10:36'
Thương chiến Mỹ - Trung 2018 khởi đầu vào ngày vào ngày 22/3/2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập sẽ thoái vốn nhà nước để thúc đẩy khu vực tư nhân
10:21'
Theo Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly, nước này sẽ chào bán cổ phần tại một số công ty do quân đội sở hữu trên sàn giao dịch chứng khoán, để thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ vẫn kỳ vọng ByteDance bán Tiktok cho công ty không thuộc Trung Quốc
09:50'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thương vụ tiềm năng mua TikTok tại Mỹ vẫn đang được đàm phán và ông kỳ vọng ByteDance sẽ bán Tiktok cho công ty không thuộc Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc vẫn bị ảnh hưởng dù Mỹ hoãn thuế đối ứng
09:22'
Nền kinh tế Hàn Quốc vẫn sẽ chịu những tác động nhất định dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày đối với các đối tác đang tìm cách đàm phán với Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Dư luận tại Mỹ về quyết định hoãn thuế của Tổng thống D. Trump
08:21'
Dư luận bên trong nước Mỹ đã có những phản ứng tích cực sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với hơn 75 đối tác thương mại không trả đũa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Canada và Hàn Quốc đánh giá cao việc Mỹ hoãn áp thuế đối ứng
08:01'
Thủ tướng Canada Mark Carney và đặc phái viên thương mại của Hàn Quốc đã bày tỏ hoan nghênh quyết định hoãn áp thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh cải tổ ngành năng lượng
07:52'
Ngày 9/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất năng lượng thông qua việc yêu cầu nhiều cơ quan liên quan tự động cắt giảm "các quy định lỗi thời".
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump bảo vệ quyết định hoãn áp thuế
07:27'
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với tất cả các đối tác thương mại không trả đũa Mỹ.