Liên hợp quốc kêu gọi châu Phi ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo
Đại diện Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tại châu Phi Emmanuel Kalenzi cho biết bên cạnh việc chăm lo y tế và giáo dục mà châu Phi thực hiện trong những năm vừa qua, châu lục này cần tập trung thúc đẩy công nghiệp chế tạo vì đây là lĩnh vực mang lại nhiều việc làm cũng như đóng vai trò đòn bẩy phát triển nhiều lĩnh vực khác.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Công nghiệp hóa châu Phi (AID 2018) vừa diễn ra tại thủ đô Nairobi của Kenya, ông Emmanuel nhấn mạnh đây là sự kiện ý nghĩa khi UNIDO đang thúc đẩy việc tiến hành kế hoạch Phát triển công nghiệp thập kỷ thứ III cho châu Phi (IDDA III), đặc biệt khi Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đưa phát triển công nghiệp vào bốn ưu tiên trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia này. Theo ông Emmanuel, phần lớn các quốc gia châu Phi từng trải qua một thời gian khủng hoảng kinh tế - xã hội khá dài sau khi giành được độc lập từ các nước thực dân cũ, do đó họ đã phải dành nhiều công sức để thiết lập lại cơ cấu xã hội cũng như khôi phục cơ sở hạ tầng.Đây cũng là nguyên nhân phần lớn các quốc gia này chưa thể đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển nền kinh tế một cách hiệu quả.
Chính vì vậy, đóng góp của lĩnh vực công nghiệp chế tạo vào cơ cấu GDP của các nước châu Phi hiện đang chiếm tỷ trọng thấp nhất so với bình quân của thế giới.Tại Kenya, công nghiệp chế tạo mới chỉ chiếm khoảng 11% vào GDP nước này và doanh thu xuất khẩu từ lĩnh vực này cũng đang trong chiều hướng giảm sút.
Nhằm giải quyết thực trạng này, chánh văn phòng của Bộ Công nghiệp, Thương mại và Hợp tác xã Kenya Peter Munya đưa ra dẫn chứng rằng chính phủ nước này hiện đưa phát triển lĩnh vực công nghiệp chế tạo và danh sách những hạng mục ưu tiên đầu tư hàng đầu với mục tiêu nâng tỷ trọng lĩnh vực này trong GDP lên 12% vào năm 2022. Theo ông Peter, chính phủ Kenya định hướng phát triển lĩnh vực công nghiệp chế tạo bằng việc thúc đẩy sản xuất trong nước, mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực cũng như tận dụng các lợi thế cạnh tranh của mình để tiến ra thị thường quốc tế.Hiện tại Kenya đang có nhiều lợi thế trong các lĩnh vực như chế biến nông-lâm sản, dệt may, da giầy, ô tô, dược phẩm, dầu khí và công nghệ thông tin.
Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tính đến năm 2017, GDP thực tế của 54 quốc gia châu Phi đạt 6.3 nghìn tỷ USD và mức tăng trưởng GDP hàng năm là 3.7%.- Từ khóa :
- liên hợp quốc
- châu phi
- công nghiệp chế tạo
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc khủng hoảng nợ mới tại châu Phi
06:00' - 05/11/2018
Trang mạng mg.co.za (Mail&Guardian) có bài phân tích đánh giá về cuộc khủng hoảng nợ mới tại châu Phi.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn Alibaba ra mắt sàn thương mại điện tử đầu tiên của châu Phi
07:19' - 02/11/2018
Tại thủ đô Kigali của Rwanda, tập đoàn Alibaba đã ra mắt sàn giao dịch thương mại điện tử đầu tiên hoạt động trên phạm vi toàn châu Phi.
-
DN cần biết
Đức sẽ thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào châu Phi
07:46' - 31/10/2018
Thủ tướng Đức Angela Merkel cam kết thành lập một quỹ tài chính trị giá 1 tỉ euro nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Đức đầu tư vào các nước khu vực châu Phi.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư Trung Quốc ít được hoan nghênh ở châu Phi?
05:30' - 30/10/2018
Trung Quốc rất muốn tăng cường quan hệ với châu Phi để tìm kiếm thị trường thay thế Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang căng thẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Nga tiếp tục hỗ trợ các nước châu Phi nhưng không áp đặt
10:06' - 07/10/2018
Nga tiếp tục đóng góp cho các nỗ lực của cộng đồng quốc tế để hỗ trợ các nước châu Phi một cách thân thiện, không áp đặt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.