Kim ngạch xuất khẩu tôm có thể đạt 3,9 tỷ USD
Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, dự kiến kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2021 sẽ đạt gần 3,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020.
Bà Lê Hằng cho biết, trong tháng 11 xuất khẩu tôm Việt Nam đạt trên 367 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu mặt hàng này 11 tháng đạt trên 3,5 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ, EU, Australia là những thị trường có xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh nhất, trong khi đó các thị trường khác chững lại hoặc giảm nhẹ, không được cao như năm ngoái.
Tôm hiện chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam và là mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh nhất, trừ tháng 8 và tháng 9 có sự giảm mạnh do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở trong nước, nhưng sau đó đã hồi phục trở lại sau khi có Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Mỹ là thị trường lớn nhất nhập khẩu tôm Việt Nam, chiếm 28% tổng giá trị tôm xuất khẩu và đây cũng là thị trường có mức tăng trưởng tốt với mức gần 22%. Trong nhập khẩu tôm của Mỹ thì Việt Nam mới chiếm 12% thị phần và nhu cầu nhập khẩu của Mỹ rất cao, nên đây là cơ hội cho tôm Việt Nam. Thị trường đứng thứ hai nhập khẩu tôm là Nhật Bản, chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu tôm. Đây cũng là thị trường tiêu thụ tôm sú lớn nhất và có giá xuất khẩu trung bình cao nhất. Nhật Bản có sự ưu tiên nhập khẩu tôm nước ấm nhiều hơn tôm nước lạnh. Xuất khẩu tôm sang thị trường EU đang có sự hồi phục nhanh chóng từ tháng 10 sau làn sóng dịch COVID-19 ở trong nước. Việt Nam đang là nguồn cung tôm lớn cho Đức, Hà Lan, Bỉ. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc lại liên tục sụt giảm mạnh vì quy định kiểm soát chặt chẽ dịch COVID-19 tại các cảng nhập khẩu cả đường hàng không, đường biển và biên giới của Trung Quốc. Đến nay, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này giảm trên 24%, chỉ đạt giá trị trên 375 triệu USD. Để tận dụng được cơ hội thị trường, bà Lê Hằng cho rằng, các doanh nghiệp thủy sản nói chung, ngành hàng tôm nói riêng cần chú trọng đảm bảo an toàn cho sản xuất. Việc này tốn nhiều công sức và chi phí nhưng là việc rất cần thiết.Song song đó, phải theo dõi diễn biến tình hình thị trường và nhu cầu cũng như năng lực các quốc gia là đối thủ cạnh tranh. Từ đó, chủ động bước đi phù hợp với hoàn cảnh làm sao thúc đẩy nhanh việc phục hồi sản xuất an toàn và tiến tới ổn định, phát triển cho lâu dài.
Ngoài tôm chân trắng, Việt Nam cũng cần giữ thế mạnh tôm sú, mở rộng diện tích và tập trung tăng năng suất, giá trị cho tôm sú vì đó là loại nuôi bản địa của Việt nam. Đồng thời, chú trọng mô hình tôm sú quảng canh trong diện tích rừng ngập mặn, tôm - rừng, tôm sinh thái, tôm - lúa... Ngành hàng tôm Việt Nam có thể mạnh về thị phần và lợi thế về chất lượng so với các đối thủ cạnh tranh. Tôm Việt có chất lượng ổn định, từ tôm nguyên liệu đông lạnh đến chế biến giá trị gia tăng có sản phẩm rất đa dạng phù hợp với mọi phân khúc thị trường cho các thị trường nhập khẩu. Bà Lê Hằng dự báo, nhu cầu tôm của các thị trường như Mỹ, EU, Australia, Canada, Hàn Quốc…; trong đó, Mỹ vẫn là thị trường chi phối sự tăng trưởng của sản phẩm tôm. Đồng thời hy vọng, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ khả quan hơn năm 2021. Tuy nhiên, dịch COVID-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến và thương mại tôm. Bên cạnh đó, cước vận tải biển và chi phí vận tải tăng sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận và sự cạnh tranh của tôm Việt…./.- Từ khóa :
- vasep
- xuất khẩu tôm
- tôm sú
- tôm chân trắng
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhiều cơ hội phục hồi cho sản xuất tôm nuôi
12:53' - 10/12/2021
Thị trường xuất khẩu tôm đang có nhiều thuận lợi. Giá tôm có xu hướng tăng cao là yếu tố quan trọng để tôm Việt Nam tận dụng tốt cơ hội nhanh chóng phục hồi.
-
Kinh tế & Xã hội
Hiệu quả từ mô hình “con tôm ôm cây lúa”
15:24' - 27/11/2021
Mô hình "con tôm ôm cây lúa" nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất canh tác giúp tăng thu nhập lên 2-3 lần so với trước đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thị trường hàng hoá 26 Tết: Nguồn cung đa dạng, giá cả hấp dẫn
16:09' - 25/01/2025
Theo thông tin mới nhất, ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp) Tết Ất Tỵ, hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra sôi động từ cuối tuần trước do nhu cầu tăng trong dịp lễ ông Công ông Táo (ngày 23 tháng Chạp).
-
Thị trường
Sản phẩm chủ đề Rắn hút khách tại Trung Quốc dịp cận Tết Nguyên đán
15:00' - 25/01/2025
Càng gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường mua sắm tại Trung Quốc càng sôi động với sự xuất hiện của hàng loạt sản phẩm mang biểu tượng con giáp Rắn.
-
Thị trường
Thị trường Tp Hồ Chí Minh nhộn nhịp ngày đầu kỳ nghỉ Tết
14:38' - 25/01/2025
Ngày 25/1 (ngày 26 tháng Chạp âm lịch), ghi nhận tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh, không khí bán buôn diễn ra nhộn nhịp ở hầu hết điểm bán ở kênh truyền thống lẫn hiện đại.
-
Thị trường
Sức mua tăng, giá hàng hóa tăng nhẹ
11:43' - 25/01/2025
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã bắt đầu bước vào ngày đầu tiên cũng là thời điểm người dân có thêm nhiều thời gian mua sắm hàng hoá cho gia đình.
-
Thị trường
Thị trường khí đốt toàn cầu sẽ thắt chặt trong năm 2025
09:38' - 25/01/2025
Trong Báo cáo Thị trường Khí đốt Toàn cầu mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo thị trường khí đốt tự nhiên toàn cầu sẽ thắt chặt trong năm 2025, với nhu cầu vượt xa tăng trưởng nguồn cung.
-
Thị trường
Ấn Độ có thể cho phép xuất khẩu 1 triệu tấn đường trong năm 2025
08:20' - 25/01/2025
Theo các nguồn tin từ chính phủ và ngành đường, Ấn Độ dự kiến cho phép xuất khẩu 1 triệu tấn đường trong niên vụ hiện tại.
-
Thị trường
Giá dưa hấu Tết tăng
10:46' - 24/01/2025
Những ngày này, trên các cánh đồng dưa hấu ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu tràn ngập không khí rộn ràng thu hoạch dưa phục vụ Tết Nguyên đán.
-
Thị trường
Diễn biến mới của thị trường lao động ở "xứ sương mù"
10:15' - 24/01/2025
Chính phủ Vương quốc Anh đang chịu áp lực trong việc giới hạn số lượng thị thực du học được chuyển sang thị thực lao động sau khi số liệu mới được công bố cho thấy thị thực du học đang bị lợi dụng.
-
Thị trường
Giá xăng tại Nhật Bản tăng lần đầu tiên sau 17 tháng
15:53' - 23/01/2025
Giá bán lẻ trung bình của xăng thường tại Nhật Bản đã vượt quá 185 yen (1,18 USD)/lít lần đầu tiên sau 17 tháng, phản ánh việc chính phủ giảm trợ cấp cho các nhà bán buôn xăng dầu.