Kinh nghiệm tự điều trị COVID-19 tại nhà
Tờ Neos Kosmos ở Australia mới đây đăng bài viết của Tiến sĩ Magdalena Simonis, thành viên Ủy ban chuyên gia tại Đại học Bác sĩ đa khoa Hoàng gia Australia (RACGP), chia sẻ kinh nghiệm tự cách ly và điều trị COVID-19 tại nhà đối với những trường hợp có triệu chứng nhẹ.
Tiến sĩ Simonis khuyến nghị, trong trường hợp sống cùng gia đình, người mắc COVID-19 nên ở phòng riêng, thông thoáng khí và sử dụng nhà vệ sinh riêng biệt. Khi cần ra khỏi phòng và sử dụng các không gian chung, họ cần đeo khẩu trang và hạn chế tối đa tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình.
Bà khuyến cáo không dùng chung bát đĩa, dao kéo, cốc và khăn tắm. Nếu người mắc COVID-19 sống một mình, họ cần thông báo và thường xuyên cập nhật tình hình với người thân hoặc bạn bè để có thể được hỗ trợ kịp thời.
Về những vật dụng cần chuẩn bị trong trường hợp bản thân mắc COVID-19 hoặc sống cùng nhà với người mắc COVID-19, Tiến sĩ Simonis khuyên mua các chất tẩy rửa để vệ sinh các bề mặt, găng tay dùng một lần, nước sát khuẩn tay, khẩu trang, khăn giấy, nhiệt kế, máy đo nồng độ oxy...
Với máy đo nồng độ oxy, bà Simonis khuyến cáo chỉ nên sử dụng trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng và không quá 2 lần/ngày. Nồng độ oxy cần được duy trì quanh mức 95%.
Cũng theo Tiến sĩ Simonis, những loại thuốc nên có tại nhà cho người mắc COVID-19 gồm thuốc chống viêm Ibuprofen, thuốc hạ sốt-giảm đau paracetamol, thuốc dạng viên ngậm trị đau họng, thuốc kháng histamin trong điều trị dị ứng.
Về triệu chứng của COVID-19, bà Simonis cho biết người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường như sốt, ho, đau họng. Một số người có thể bị đau đầu, sổ mũi, khó thở, mệt mỏi, đau nhức. Các triệu chứng khác bao gồm mất vị giác hoặc khứu giác, nôn ói, chán ăn, viêm kết mạc và đau tức ngực.
Bà Simonis cũng cho rằng người bệnh cần liên hệ các cơ sở y tế trong trường hợp cảm thấy tình trạng bệnh xấu đi, tức ngực, khó thở, chóng mặt, ho ra máu hoặc tiểu khó. Nếu phải đến cơ sở y tế, bà khuyến cáo sử dụng phương tiện cá nhân, luôn đeo khẩu trang và làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Với những trường hợp có con nhỏ bị mắc COVID-19, Tiến sĩ Simonis cho biết triệu chứng COVID-19 ở trẻ em thường giống các bệnh nhiễm virus khác như sổ mũi, sốt, đau họng, ho, nôn ói, tiêu chảy, mệt mỏi.
Do đó, việc điều trị COVID-19 cho trẻ em cũng không khác so với điều trị các bệnh nhiễm virus thông thường.
Bà khuyến cáo nên đưa trẻ đến cơ sở y tế trong trường hợp trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ mắc bệnh mãn tĩnh, trẻ gặp các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, tiêu chảy, nôn ói, đau bụng hoặc đi tiểu ít hơn 50% lượng nước tiểu bình thường./.
>>F0 tại nhà khi âm tính được bỏ cách ly sau bao ngày?
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc giới thiệu phương pháp điều trị COVID-19 mới bằng thực phẩm
10:09' - 07/01/2022
Theo báo Donga Ilbo, một phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 mới bằng thực phẩm sẽ được giới thiệu ở Hàn Quốc vào tuần tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Cấp giấy đăng ký lưu hành cho 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir điều trị COVID-19
07:52' - 06/01/2022
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan quản lý và đơn vị chuyên môn kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và quản lý về giá theo đúng quy định của Luật Dược...
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Anh đi đầu trong xu hướng làm việc tại nhà
08:09'
Nhiều tháng sau khi Anh dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19, số lượng người đi làm vẫn giảm gần 25% so với mức tháng 2/2020 trước khi dịch COVID-19 bùng phát tại nước này.
-
Đời sống
Nữ sinh Đồng Tháp làm son môi từ hoa sen
08:37' - 17/05/2022
Bằng đam mê với hoa sen, em Nguyễn Thị Diệu Hiền, học sinh lớp 12 Trường Trung học Phổ thông Phú Thành A huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, nghiên cứu, sản xuất thành công son môi từ hoa sen.
-
Đời sống
Singapore cảnh báo virus đòi tiền chuộc Magniber
06:07' - 16/05/2022
Lực lượng cảnh sát và cơ quan an ninh mạng Singapore (CSA) đã cảnh báo về một phần mềm virus đòi tiền chuộc (ransomware) với thủ đoạn là làm giả bản cập nhật hệ điều hành Windows trên các thiết bị.
-
Đời sống
Các nhà khoa học Bỉ khám phá ra cách ngăn ngừa virus SARS-CoV-2
08:41' - 14/05/2022
Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Công giáo Louvain (UC Louvain) của Bỉ đã xác định được cơ chế xâm nhập của virus SARS-CoV-2 vào cơ thể người và gây ra bệnh COVID-19.
-
Đời sống
Lịch nghỉ hè năm học 2022 của Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương
11:30' - 13/05/2022
Theo kế hoạch chung, học sinh nhiều địa phương sẽ được nghỉ hè trước 31/5/2022. Thời gian nghỉ cụ thể tùy vào kế hoạch năm học của từng địa phương.
-
Đời sống
Ô nhiễm môi trường đô thị: Bài toán chưa có lời giải ở Gia Lai
16:27' - 12/05/2022
Hàng chục nhà máy, xí nghiệp, công xưởng sản xuất, chế biến gỗ, cà phê tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai “vô tư” thải khói, bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, môi trường của người dân.
-
Đời sống
Hơn 100.000 người Mỹ tử vong vì dùng thuốc quá liều trong năm 2021
08:26' - 12/05/2022
Tình trạng sử dụng thuốc quá liều đã khiến hơn 100.000 người tại Mỹ thiệt mạng trong năm 2021.
-
Đời sống
Ý kiến của Cục quản lý thị trường Bình Định về giá dịch vụ ăn uống tại farmstay Nẫu Ecovalley
19:18' - 11/05/2022
Ông Trần Đức Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bình Định cho biết, việc đánh giá các loại dịch vụ ăn uống tại farmstay Nẫu Ecovalley có giá cao hay thấp là do nhận định của đoàn kiểm tra.
-
Đời sống
Phòng tránh viêm gan bí ẩn ở trẻ em thế nào hiệu quả?
15:17' - 11/05/2022
Hiện nay, nguồn lây bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em vẫn được tìm ta, vì vậy cách duy nhất để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh là bắt đầu ngay từ các tác nhân đã ghi nhận.