Kinh tế châu Á “được và mất” giữa cuộc chiến thương mại (Phần 2)
Trên thực tế, Trung Quốc là nhà cung cấp chính của nhiều loại hàng hóa mà nước này bán cho Mỹ, do đó, người tiêu dùng Mỹ sẽ cần tìm những sản phẩm thay thế cho những loại hàng hóa mà họ đang mua của Trung Quốc, ít nhất là trong ngắn hạn. Các nhà xuất khẩu châu Á có thể tìm thấy cơ hội từ bất kỳ sự thay đổi nào trong nhu cầu tại thị trường Mỹ.
Nhìn nhận trên bình diện khu vực, hoạt động thương mại giữa các nền kinh tế châu Á đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Khu vực này ghi nhận tốc độ tăng trưởng trong trao đổi thương mại nhanh nhất thế giới trong năm 2017, xét về khối lượng cả trong xuất khẩu và nhập khẩu, với các con số lần lượt là 6,7% và 9,6%, theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Đáng chú ý, Munir Nanji - giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Citi Global Subsidiaries Group, chỉ ra xu hướng châu Á “dùng hàng châu Á” trong bối cảnh tiêu dùng khởi sắc, dù trước đây nguồn cung chủ yếu đến từ các công ty Mỹ và châu Âu.Ông Nanji cũng đề cập đến việc các quốc gia tại khu vực đang thúc đẩy những chính sách khuyến khích sản xuất đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại châu Á. Ví dụ như sáng kiến “Make in India” (Hãy đến sản xuất tại Ấn Độ) của chính quyền Thủ tướng Narendra Modi hay Khu vực thương mại tự do Thượng Hải của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung cũng tạo ra thời cơ cho các nhà xuất khẩu bông của Ấn Độ. Mỹ là nhà xuất khẩu sợi lớn nhất thế giới và cũng là nhà cung cấp phần lớn nhu cầu bông của Trung Quốc.Nếu Bắc Kinh áp thuế nhập khẩu 25% lên hàng nông sản Mỹ, bao gồm sản phẩm bông, Ấn Độ có thể gia tăng thị phần xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc. Hãng Reuters đưa tin Ấn Độ đã ký hợp đồng bán 85.000 tấn bông trong vụ mùa mới cho Trung Quốc – một thương vụ khá hiếm hoi từ trước đến nay.
Ông Nanji, chuyên gia của Citi, nhận xét khi diễn ra chiến tranh thương mại, các quốc gia liên quan sẽ phải tìm thị trường mới, do vậy, một số nước khác được hưởng lợi, có thể là châu Á hay Mỹ Latinh. Câu hỏi đặt ra ở đây là sự chuyển dịch hành lang thương mại sẽ hướng đến đâu?Trong lúc thế giới đang tiến gần hơn tới một cuộc chiến thương mại, một số nỗ lực đã được tiến hành để thay đổi chiều hướng theo cách tích cực hơn.Ví dụ như Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố sau Hội nghị các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng G7 tại Canada rằng: “Chúng ta vẫn còn nhiều ngày để tiến hành các biện pháp cần thiết để tránh một cuộc chiến thương mại giữa EU và Mỹ, và để tránh cuộc chiến thương mại giữa các thành viên G7”.
Theo thông tin từ Washington, ngày 11/7, Thượng viện Mỹ đã thông qua một biện pháp giúp Quốc hội Mỹ tái khẳng định quyền hạn của mình về thuế quan trong bối cảnh có nhiều lo ngại về chiến lược thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump.Trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 80-11, các thượng nghị sĩ đã thông qua giải pháp thương mại không ràng buộc, giúp Quốc hội có vai trò lớn hơn về thuế quan được áp dụng vì những lý do an ninh quốc gia, được gọi là Mục 232 của Luật Thương mại.
Tỷ lệ phiếu ủng hộ áp đảo cho thấy mối quan tâm sâu sắc của Quốc hội đối với chính sách thuế quan mà Tổng thống Trump thực hiện trong mấy tháng gần đây đối với Trung Quốc, cũng như các đối tác thương mại khác là Canada, các nước châu Âu và Mexico./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Canada công bố phán quyết sơ bộ về thép cán nguội của Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam
09:44' - 25/07/2018
Toà Trọng tài Thương mại Quốc tế Canada ngày 24/7 đã ra phán quyết về mức độ ảnh hưởng của thép cuộn cán nguội Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam đối với ngành công nghiệp sản xuất thép trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kêu gọi Australia ứng phó với Mỹ trong cuộc chiến thương mại
05:30' - 24/07/2018
Theo báo “The Australian”, Bắc Kinh vừa gợi ý rằng Australia nên đứng về phía Trung Quốc chống lại cuộc tấn công thương mại “không công bằng” của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam đề cao vai trò của kết nối đường biển giữa ASEAN và Ấn Độ
10:52' - 20/07/2018
Đường biển là một trong những lĩnh vực quan trọng ASEAN và Ấn Độ cần tận dụng để tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai bên.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN liệu có "miễn nhiễm" với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
19:23' - 06/07/2018
Ngày 6/7, các biện pháp áp thuế của Mỹ và Trung Quốc đối với các sản phẩm và hàng hóa nhập khẩu trị giá nhiều tỷ USD của nhau bắt đầu có hiệu lực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58'
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38'
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.
-
Kinh tế Thế giới
Lục địa đen "sốc" nghiêm trọng trước mức thuế mới của Mỹ
07:28'
Châu Phi đang đối mặt với cú sốc kinh tế nghiêm trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chế độ thuế quan mới, đe dọa chấm dứt các đặc quyền thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Anh đề xuất can thiệp nhà nước để bảo vệ doanh nghiệp trước thuế quan mới của Mỹ
07:28'
Thủ tướng Anh Keir Starmer đề xuất sự can thiệp của nhà nước đối với những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ
14:28' - 05/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã đình chỉ chức vụ của Tướng Timothy Haugh - Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) kiêm Chỉ huy Bộ Tư lệnh An ninh mạng Mỹ (USCYBERCOM).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm
05:24' - 05/04/2025
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.