Kinh tế cứu vãn bà Angela Merkel trong cuộc bầu cử Đức
Mặc dù giành thắng lợi lần thứ tư liên tiếp trong cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang song liên đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của đương kim Thủ tướng Angela Merkel và đảng chị em Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) đã bị cử tri Đức trừng phạt khi tỷ lệ phiếu ủng hộ giảm tới 8,6% so với cuộc bầu cử năm 2013.
Tuy nhiên, nhờ vào những chỉ số tích cực về kinh tế - thương mại - tài chính, bà Angela Merkel đã cứu vẫn được phần nào uy tín, vốn bị sứt mẻ nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng người tị nạn gây ra.
Uy tín sứt mẻ
Cuộc khủng hoảng người tị nạn vào mùa Hè năm 2015 đã cướp đi của bà Angela Merkel cùng chính phủ đại liên minh rất nhiều phiếu tín nhiệm của cử tri.
Một nước Đức có phần hỗn loạn, với hàng loạt vấn đề do người tị nạn gây ra, đã khiến cử tri rời bỏ CDU/CSU cũng như SPD và quay sang ủng hộ đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) theo đường lối cực hữu và bài ngoại.
CDU/CSU suýt phải nhận kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử tham gia Quốc hội Liên bang của đảng này, trong khi SPD thì chưa bao giờ tệ như thế kể từ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tức tệ nhất trong suốt hơn 70 năm qua.
Bằng các lá phiếu, cử tri đã nói không với chính phủ đại liên minh, và điều đó buộc SPD phải lựa chọn một con đường khác, trở thành đảng đối lập tại Quốc hội Liên bang.
Đây được xem là lựa chọn khả dĩ nhất của SPD vào lúc này, trong nỗ lực tìm lại ánh hào quang đã bị CDU/CSU che phủ suốt 12 năm qua, và cả bốn năm tới.
Khi kết quả bầu cử được công bố, cũng có nghĩa là một cuộc chạy đua cho nhiệm kỳ tiếp theo, 2021-2025, chính thức bắt đầu.
Bằng tiếng nói đối lập, ông Martin Schulz, cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu, sẽ có thời gian cũng như vị thế chuẩn bị cho việc trở thành Thủ tướng Đức trong tương lai.
Ngăn chặn "thảm họa"
Lựa chọn của SPD còn có một ý nghĩa khác đối với nước Đức, ngăn chặn điều mà nhiều người Đức và châu Âu cho rằng đó là là "thảm họa": SPD sẽ dẫn dắt lực lượng đối lập tại Quốc hội Liên bang, thay vì đảng cực hữu AfD.
Chẳng ai có thể biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu AfD, với 94 nghị sĩ mang quan điểm cực hữu công khai, đứng đầu lực lượng đối lập tại Quốc hội Liên bang.
Khi đó, chắc chắn những xung đột trên chính trường, cũng như trong xã hội Đức, sẽ trở nên sâu sắc hơn, và nguy cơ nước Đức ngày càng chia rẽ, thậm chí bị "phát-xít hóa" trở lại như nhiều người lo lắng, là khá rõ ràng.
Sở dĩ CDU/CSU vẫn giữ được vị thế dẫn đầu trong cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang thứ tư liên tiếp là bởi chính phủ của bà Angela Merkel mặc dù bị mất uy tín nặng nề trong việc xử lý vấn đề người tị nạn song lại ghi điểm ở mặt trận kinh tế.Dưới sự dẫn dắt của "thuyền trưởng" Merkel, nước Đức đã vượt qua cuộc khủng tài chính toàn cầu, cũng như cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone hay vẫn vững vàng cho đến nay sau cơn biến động mang tên Brexit - nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
Đòn bẩy kinh tế
Thặng dư thương mại đạt mức cao kỷ lục, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất kể từ khi nước Đức thống nhất, ngân sách dư thừa, nợ công giảm mạnh..., những chỉ số kinh tế - tài chính tích cực ấy đã góp phần cứu vẫn chính phủ của bà Angela Merkel.
Nhờ kinh tế phát triển, nước Đức có thể giải quyết tốt những vấn đề sát sườn với người dân như phúc lợi xã hội, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hay xử lý hệ quả của cuộc khủng hoảng người tị nạn.
Trong ngắn hạn, kinh tế - thương mại của Đức được dự báo vẫn tăng trưởng tốt, dù có dấu hiệu chững lại trong quý III/2017 do tác động của cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang, khi bà Merkel gần như sẽ tiếp tục cương vị Thủ tướng.Tuy nhiên, để duy trì được đòn bẩy kinh tế, chính phủ tương lai của Đức sẽ phải giải quyết tốt bài toán Brexit với nước Anh trên cương vị là đầu tàu của châu Âu, cũng như cuộc khủng hoảng nợ công trong khối Eurozone mà Hy Lạp chỉ là một trong những điểm nóng, hay vấn đề tự do thương mại trong mối quan hệ đầy bất trắc với chính quyền Mỹ của Tổng thống Donald Trump.
Vấn đề tài chính
Một trong những vấn đề mà chính phủ mới của Đức sẽ phải đối mặt, đó là vị trí Bộ trưởng Tài chính. Người đang giữ cương vị hiện tại, ông Wolfgang Schäuble, đã được Chủ tịch nhóm nghị sĩ của liên đảng CDU và CSU Alexander Dobrindt chính thức đề cử vào chức Chủ tịch Quốc hội Liên bang.
Bản thân chính trị gia 75 tuổi phải ngồi trên xe lăn này cũng hào hứng với đề cử đó, và sẵn sàng đảm nhiệm cương vị mới.
Bộ trưởng Tài chính Schäuble là một người thân cận với Thủ tướng Angela Merkel, đã song hành cùng nhau trên chính trường Đức suốt hàng chục năm ròng.Với chính sách "thắt lưng buộc bụng", ông Schäuble đã góp phần giúp tình hình tài chính của Đức trở nên vững mạnh, cũng như ngăn cản cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro trở nên nghiêm trọng hơn.
Ông được xem là người "hà khắc" với chính phủ Hy Lạp trong việc xử lý vấn đề nợ công của quốc gia Nam Âu này.
Thay thế ông Schäuble trên cương vị Bộ trưởng Tài chính có thể là một thành viên của đảng Dân chủ Tự do (FDP) trong trường hợp đảng này liên minh với CDU/CSU thành lập chính phủ.Trước cuộc bầu cử, FDP đã đánh tiếng muốn nắm giữ vị trí Bộ trưởng Tài chính trong bất kỳ chính phủ liên minh nào mà họ tham gia.
Hiện tại, khả năng CDU/CSU liên minh với FDP và đảng Xanh để thành lập chính phủ mới, hay còn gọi là "liên minh Jamaica" - vì màu sắc tượng trưng của các đảng này giống màu cờ của Jamaica - đang được cho là khả dĩ nhất.
Thiếu vắng một "bàn tay sắt" như ông Schäuble có thể khiến tình hình tài chính Đức cũng như châu Âu trở nên "thoáng" hơn, song cũng dễ rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi vấn đề nợ công được nới lỏng.Không còn ông Schäuble, cuộc cải tổ vấn đề tài chính của Liên minh châu Âu, do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất và được bà Merkel ủng hộ, cũng sẽ gặp không ít trở ngại.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đức liệu có thể một mình chèo lái con thuyền châu Âu?
05:30' - 28/09/2017
Trong cuộc bầu cử liên bang ngày 24/9, đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) theo đường lối cực hữu và dân túy lần đầu tiên tiến vào và trở thành đảng lớn thứ 3 tại Quốc hội liên bang Đức với 95 ghế.
-
Kinh tế Thế giới
AfD trở thành thách thức đối với Thủ tướng Đức Merkel
10:43' - 25/09/2017
Phản ứng đầu tiên sau khi kết quả kiểm phiếu sơ bộ công bố, Thủ tướng Đức Merkel thừa nhận việc AfD tiến vào Quốc hội liên bang Đức là một thách thức lớn đối với liên đảng CDU/CSU.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Đức 2017: SPD thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội
07:37' - 25/09/2017
Tối 24/9 (theo giờ địa phương), Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) Martin Schulz đã chính thức thừa nhận sự thất bại của đảng mình trong cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang khóa 2017-2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.