Kinh tế EU cần hơn 1.000 tỷ USD để ứng phó với tác động của dịch COVID-19
Ủy viên phụ trách kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni cho rằng khối này có thể sẽ cần đến gói cứu trợ trị giá 1.500 tỷ euro (1.630 tỷ USD) để ứng phó với tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trả lời phỏng vấn tạp chí Der Spiegel của Đức, ông Gentiloni cho biết nhóm các Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) đã đưa ra các đề xuất cứu trợ trị giá hơn 500 tỷ euro để cung cấp tài chính cho các lĩnh vực chăm sóc y tế và làm việc thời hạn và để giúp các công ty vừa và nhỏ vượt qua giai đoạn khủng hoảng lần này.
Nhưng theo ông, khoản tài chính cần thiết để ứng phó với dịch bệnh hiện nay lên tới ít nhất 1.000 tỷ USD. Ông này cho rằng có thể huy động các nguồn quỹ thông qua ngân sách dài hạn tiếp theo của EU.
Gói hỗ trợ trị giá hơn 500 tỷ euro mà Eurogroup đề xuất bao gồm các khoản vay với tổng giá trị 240 tỷ euro từ Quỹ Bình ổn châu Âu (ESM) song không đi kèm các điều kiện cải cách kinh tế và tài chính khắc khổ như thường lệ; một quỹ bảo lãnh cho các khoản vay doanh nghiệp từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) được huy động lên tới 200 tỷ euro; chương trình lao động ngắn hạn mang tên “Sure” do EC đề xuất với trị giá 100 tỷ euro.
Ý tưởng về quỹ phục hồi kinh tế hậu COVID-19 đã được nhiều quan chức hàng đầu EU đưa ra.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã đề xuất quỹ này ở mức 500 tỷ euro, trong khi Ủy viên phụ trách thị trường nội khối EU Thierry Breton cho rằng quỹ trên cần chiếm 10% tổng GDP của EU. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng cho rằng EU cần ít nhất 1.500 tỷ euro trong năm 2020 để đối phó với các tác động của COVID-19.
Đây cũng là mức ước tính mà Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis đưa ra hồi tuần trước.
EU đang đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái do đại dịch COVID-19 khiến các nước phải áp dụng biện pháp phong tỏa, ngừng hầu hết các hoạt động đi lại, đóng cửa các hoạt động kinh doanh và cơ sở giáo dục.
Hồi đầu tháng, Viện nghiên cứu Ifo của Đức và Viện Kinh tế Thụy Sĩ (KOF) đưa ra đánh giá nền kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có nguy cơ rơi vào "suy thoái sâu" trong nửa đầu năm nay. Dự kiến, các nhà lãnh đạo EU sẽ tiến hành hội nghị trực tuyến vào ngày 23/4 để phác thảo kế hoạch thúc đẩy phục hồi kinh tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Muôn vàn cách các "sao" giải trí Mỹ quyên góp chống dịch COVID-19
13:59' - 20/04/2020
Các ngôi sao trong làng giải trí Mỹ đang tích cực chung tay cùng cộng đồng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch COVID-19, với nhiều hình thức khác nhau.
-
Đời sống
Dịch COVID-19: Lan tỏa tấm lòng nhân ái của người Việt tại Australia
13:49' - 20/04/2020
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang gây ra các tác động tiêu cực tới đời sống của người dân toàn cầu.
-
Kinh tế & Xã hội
Thêm 5 bệnh nhân mắc COVID-19 ở ba cơ sở y tế được công bố khỏi bệnh
13:48' - 20/04/2020
Ngày 20/4, cả nước có thêm 5 bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị ở ba cơ sở y tế được công bố khỏi bệnh, trong đó có hai bệnh nhân người nước ngoài và ba bệnh nhân quốc tịch Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đà tăng của giá năng lượng gây hỗn loạn tại châu Á
14:57'
Tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân châu Á và làm dấy lên lo ngại một số nước sẽ buộc phải quay lưng với các mục tiêu giảm khí thải.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một dấu hiệu về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ
14:19'
Việc giá đồng giảm thời gian gần đây là một dấu hiệu khác cho thấy nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ và khiến cho một số nhà đầu tư tại Mỹ cân nhắc các tác động đến kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu 6 tháng đầu năm: Đà phục hồi suy yếu vì những cú sốc lớn
14:09'
Lạm phát có lẽ là câu chuyện “nóng” trên toàn cầu, khi xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như làn sóng dịch tại Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đặc biệt là nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Làn sóng cấm xuất khẩu lương thực có thể gây ra hiệu ứng domino
12:18'
Ấn Độ là một trong ít nhất 19 quốc gia đã áp đặt hạn chế xuất khẩu lương thực kể từ khi bùng phát xung đột tại Ukraine, khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến các dòng thương mại nông sản quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
G7 công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ
08:22'
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra ở Đức, các nhà lãnh đạo G7 đã công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách thúc đẩy đàm phán xuất khẩu ngũ cốc giữa Nga và Ukraine
08:03'
Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay cho biết, nước này đang nỗ lực tháo gỡ trở ngại trước thềm các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine về xuất khẩu ngũ cốc ra thế giới trước khi trở nên "quá muộn".
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục khẳng định không tham gia trừng phạt Nga
08:01'
Ông Ibrahim Kalin - người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định Ankara không tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Lệnh cấm nhập khẩu vàng khiến Nga thiệt hại 19 tỷ USD/năm
07:44'
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Nga sẽ khiến Moskva mất đi nguồn doanh thu hàng năm lên đến 19 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
BIS: Các ngân hàng trung ương phải ngăn chặn lạm phát kéo dài
07:10'
Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) nhấn mạnh các ngân hàng trung ương trên thế giới phải ngăn chặn tình trạng lạm phát kéo dài và trở nên khó thay đổi.