Kinh tế Indonesia năm 2019 sẽ tăng trưởng thấp hơn mục tiêu
Tổng thống Widodo khẳng định tình trạng bất ổn toàn cầu vẫn phủ bóng đen lên nền kinh tế Indonesia, khiến tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế giảm tốc có thể còn tồi tệ hơn do các vấn đề tồn tại chưa được giải quyết.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng 5% vẫn cao hơn phần lớn các nước G20, ngoại trừ Trung Quốc và Ấn Độ.Ông Widodo nói “Tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với tình trạng bất ổn bên ngoài. Do vậy, chúng ta cần tập trung đối mặt với các thách thức bên ngoài đồng thời giữ tâm trạng lạc quan”.
Ông Widodo tin rằng Indonesia có thể giải quyết tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai (CAD) vốn đang gây gánh nặng cho nền kinh tế nước này, và đề xuất một số biện pháp, trong đó có việc gia tăng xuất nhập khẩu các sản phẩm thay thế.Theo đó, cải thiện xuất nhập khẩu là phần quan trọng nhất. Nguyên nhân là Indonesia phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu nguyên liệu thô, điều khiến quốc gia này dễ bị tác động từ biến động giá cả toàn cầu. Mặt khác, Indonesia cũng muốn nhập khẩu dầu khí hơn là tối ưu hóa sản xuất trong nước.
Tổng thống Widdodo nhấn mạnh: “Đây là vấn đề lâu dài, song với việc chuyển đổi kinh tế, chúng ta có thể giải quyết vấn đề CAD trong vòng ba hoặc bốn năm tới”. Bên cạnh đó, ông cũng chỉ đạo Ủy ban điều phối đầu tư nỗ lực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua phát triển du lịch. Về kế hoạch năm 2020, Tổng thống Widodo cho biết Indonesia đặt mục tiêu nâng tăng trưởng lên mức 5,6%, chủ yếu được thúc đẩy từ các hoạt động đầu tư (dự kiến tăng trưởng 7,0 - 7,4%) và xuất khẩu (5,5 - 7,0%).Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế của năm 2020 dự kiến sẽ được hỗ trợ bởi khu vực công nghiệp (5,0 - 5,5%). Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo dự kiến sẽ lần lượt giảm xuống 4,8 - 5,0% và 8,5 - 9,0%.
Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Airlangga Hartarto cho biết Chính phủ Indonesia đã vạch ra các chiến lược và các bước ưu tiên nhằm đối phó với các thách thức kinh tế trong năm 2020, cả ở bên trong lẫn bên ngoài. Theo đó, trước hết Chính phủ sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chuyển đổi cơ cấu nhằm tăng cường nhu cầu trong nước và hiệu quả thương mại quốc tế. Hai là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách duy trì giá cả trong nước và tỷ giá hối đoái ở mức ổn định và cạnh tranh. Ba là thúc đẩy phát triển kinh tế bao trùm và bền vững. Theo ông Hartarto, tăng tính cạnh tranh cũng là một trong trong những trọng tâm ưu tiên của Chính phủ Indonesia trong năm tới.Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế bền vững cũng là điều cần thiết nhằm xóa đói giảm nghèo và khuyến khích phát triển con người.
Về đầu tư, Chính phủ Indonesia sẽ tối ưu hóa hệ thống giải quyết hồ sơ trực tuyến, tăng hiệu quả của đội “đặc nhiệm tăng tốc đầu tư”, nới lỏng danh sách hạn chế đầu tư và phê duyệt các lĩnh vực ưu tiên đầu tư./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia-Ấn Độ: Mục tiêu 50 tỷ USD thương mại hai chiều
17:00' - 01/12/2019
Indonesia và Ấn Độ có kế hoạch cải thiện kết nối giữa tỉnh Aceh với Quần đảo Andaman và Nicobar trong nỗ lực nâng thương mại hai chiều lên 50 tỷ USD vào năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Cải cách hệ thống công vụ của Indonesia: Hàng trăm nghìn công chức bị ảnh hưởng
05:30' - 29/11/2019
Chỉ thị nhằm thực hiện một trong những mục tiêu chính của Tổng thống Jokowi trong nhiệm kỳ thứ hai, đó là cắt giảm và chuyển cơ cấu hành chính theo ngạch bậc sang cơ cấu vị trí việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc hoàn tất FTA với Indonesia
18:07' - 25/11/2019
Hàn Quốc và Indonesia đã nhất trí về hiệp định thương mại tự do (FTA) trong nỗ lực mới nhất nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động thương mại tại thị trường ở Đông Nam Á này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiến hành truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp
15:19' - 15/07/2025
Nhà chức trách liên bang Mỹ vừa thực hiện một chiến dịch truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp tại hai trang trại cần sa ở Nam California, bắt giữ hơn 360 người.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát Mỹ ngày càng chịu sức ép lớn hơn từ thuế quan
11:08' - 15/07/2025
Các nhà kinh tế từ lâu đã cảnh báo rằng thuế quan có thể đẩy lạm phát Mỹ tăng trở lại, và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sắp tới sẽ là phép thử cho nhận định này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế bạc tại Trung Quốc tạo ra thị trường trị giá nghìn tỷ
09:47' - 15/07/2025
Kinh tế bạc (kinh tế phục vụ cho người cao tuổi) đang tăng tốc, đặc biệt khi nhu cầu tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng cuộc sống của nhóm người cao tuổi tại Trung Quốc ngày càng nâng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội lớn cho Indonesia xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu
09:44' - 15/07/2025
Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) nhấn mạnh Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia-Liên minh Châu Âu (IEU-CEPA) sẽ thúc đẩy thương mại giữa Indonesia và Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Chi phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ tăng hơn gấp đôi
08:31' - 15/07/2025
Chi phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ đã tăng hơn gấp đôi trong những ngày gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Kinh tế 6 tháng đầu năm tăng trưởng ổn định
08:31' - 15/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 21,79 nghìn tỷ Nhân dân tệ (NDT), tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ dọa áp thuế "rất nặng" đối với Nga
08:30' - 15/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 tuyên bố sẽ áp đặt mức thuế "rất nặng" đối với Nga, nếu Moskva không đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine trong vòng 50 ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Các hãng hàng không yêu cầu kiểm tra công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing
08:19' - 15/07/2025
Cơ quan Quản lý Hàng không dân dụng Ấn Độ (DGCA) đã ban hành chỉ thị yêu cầu các hãng hàng không trong nước kiểm tra khóa chốt công tắc nhiên liệu trên một số dòng máy bay Boeing.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 17% đối với cà chua Mexico
08:12' - 15/07/2025
Chính quyền Mỹ hôm 14/7 (theo giờ địa phương) bắt đầu áp mức thuế chống phá giá 17% đối với cà chua tươi nhập khẩu từ Mexico.