Kinh tế Iran gặp nhiều khó khăn trước việc Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt
Trong bài phát biểu chiều 8/5 (rạng sáng 9/5 theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân được ký kết trước đó giữa Iran và sáu cường quốc, và yêu cầu tái áp đặt các biện pháp trừng phạt mà đã ngừng thực hiện đối với Iran theo thỏa thuận ký kết năm 2015.
Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ bắt đầu triển khai "mức cao nhất" các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Iran.
Một số biện pháp trừng phạt đối với Iran có hiệu lực sau giai đoạn “chuyển tiếp” 90 ngày (kết thúc vào ngày 6/8/2018). Trong khi các biện pháp trừng phạt còn lại - nhất là đối với lĩnh vực dầu mỏ - sẽ có hiệu lực sau 180 ngày (kết thúc vào ngày 4/11/2018).
Theo Bộ Tài chính Mỹ, các mốc thời hạn trên là để các doanh nghiệp và các tổ chức khác có thời hạn chấm dứt các hoạt động kinh doanh tại Iran hay có liên quan tới Iran. Mỹ sẽ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với việc Chính phủ Iran mua hay mua lại đồng USD, hoạt động mua bán vàng và các kim loại quý khác của Iran, hoạt động bán hàng trực tiếp và gián tiếp, cung cấp và vận chuyển đá graphite, kim loại thô hay bán thành phẩm, than và phần mềm liên quan tới công nghiệp ở Iran. Khi giai đoạn 90 ngày kết thúc, các biện pháp trừng phạt sẽ được tái áp đặt đối với hoạt động nhập khẩu thảm và thực phẩm sản xuất tại Iran vào thị trường Mỹ, và đối với một số giao dịch tài chính có liên quan.Một quan chức cấp cao của Mỹ ngày 8/5 cho biết, Bộ Tài chính Mỹ sẽ thu hồi giấy phép xuất khẩu của các công ty hàng không dân dụng cho Iran sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Tehran.
Quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: "Trong vòng 90 ngày đầu, Bộ Tài chính sẽ làm việc để thu hồi các giấy phép đặc biệt được cấp theo tuyên bố về chính sách cấp phép hàng không dân dụng. Bộ Tài chính sẽ liên lạc với các công ty tư nhân và làm việc nhằm thu hồi các giấy phép một cách trật tự".
Phản ứng sau quyết định của Mỹ, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini nói EU xác định bảo toàn thỏa thuận hạt nhân Iran, được ký kết giữa Iran và sáu cường quốc (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức).Bà Mogherini nhấn mạnh thỏa thuận năm 2015 đã đạt được mục đích là đảm bảo Iran không phát triển vũ khí hạt nhân, đồng thời kêu gọi nhân dân Iran và các lãnh đạo nước này tôn trọng thỏa thuận sau quyết định của Tổng thống Mỹ.
Đại diện cấp cao EU cũng bày tỏ đặc biệt lo ngại trước thông báo của Tổng thống Mỹ về những lệnh trừng phạt mới đối với Iran và khẳng định EU sẽ hành động để bảo vệ những lợi ích kinh tế của mình.
Bà Mogherini đánh giá miễn là Iran tiếp tục thực hiện các cam kết liên quan đến chương trình hạt nhân như họ đã và đang làm, EU sẽ tiếp tục thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả các nội dung của thỏa thuận hạt nhân với nước này.Bà cũng nhấn mạnh EU hoàn toàn tin tưởng vào công việc, thẩm quyền và sự độc lập của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), khi cơ quan này đã công bố 10 báo cáo xác nhận rằng Iran đã hoàn toàn tuân thủ các cam kết.
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cũng đã hối thúc các nước ký thỏa thuận hạt nhân Iran tuân thủ những cam kết của mình, sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận này, hay còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).Bày tỏ quan ngại sâu sắc trước quyết định trên của Mỹ, Tổng thư ký LHQ nhấn mạnh rằng những quan ngại liên quan đến việc thực thi thỏa thuận hạt nhân cần phải được giải quyết thông qua những cơ chế được thiết lập trong JCPOA.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Vấn đề hạt nhân Iran: Mỹ thu hồi giấy phép xuất khẩu máy bay
12:15' - 09/05/2018
Bộ Tài chính Mỹ thông báo sẽ thu hồi giấy phép cấp cho các hãng chế tạo máy bay của Mỹ để xuất khẩu máy bay sang Iran
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng Iran “lao đao” vì Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân
10:52' - 09/05/2018
Trước khi Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran, nhiều người dân nước này đã rút hết tiền tiết kiệm và gây căng thẳng cho hệ thống ngân hàng vốn bị cô lập nhiều năm.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định duy trì thương mại với Iran khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân
10:51' - 09/05/2018
Bộ trưởng Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ Nihat Zeybekci ngày 8/5 khẳng định nước này sẽ tiếp tục hoạt động thương mại với Iran
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.