Các ngân hàng Iran “lao đao” vì Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân
Một quan chức thuộc ngân hàng quốc doanh Melli Bank lớn nhất Iran cho biết số tiền gửi tiết kiệm đã giảm nhưng không đưa ra con số cụ thể.
Quan chức này nhận định đây chỉ là hiện tượng mang tính nhất thời và hệ thống ngân hàng tại Iran sẽ phục hồi sau khi những bất ổn liên quan tới quyết định mới nhất của Tổng thống Trump kết thúc.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Ngân hàng Trung ương Iran cho biết tình hình của hệ thống ngân hàng nước này đã xấu đi trong năm qua và vẫn chưa thoát khỏi khu vực nguy hiểm.Song vị quan chức này cũng nói thêm rằng ngân hàng trung ương đã chuẩn bị tất cả các biện pháp sẵn sàng ngăn chặn bất cứ cuộc khủng hoảng nào.
Đồng nội tệ rial của Iran đã mất gần một nửa giá trị trong thời gian sáu tháng tính đến tháng 4/2018 do những dự đoán về việc Mỹ sẽ trở nên cứng rắn hơn, qua đó buộc Tehran phải cấm các giao dịch ngoại hối trong nước và giới hạn lượng ngoại tệ được nắm giữ trong khoảng 12.000 USD.Nhưng điều này đã không ngăn được người dân Iran cố gắng mua ngoại tệ trong hôm thứ Ba (8/5) vừa qua, khiến đồng rial càng mất giá mạnh, theo một trang web về giao dịch ngoại hối.
Sự suy giảm niềm tin càng làm Tổng thống Iran Hassan Rouhani “đau đầu” trong việc giải quyết một loạt các vấn đề "nóng" trong nước như các khoản đầu tư đã “cạn kiệt” trong khi các ngân hàng hạn chế cho vay, tăng trưởng giảm tốc và thất nghiệp ở mức cao kỷ lục. Liên quan đến phản ứng quốc tế đối với khả năng Iran bị Mỹ tái áp đặt các trừng phạt kinh tế, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini tuyên bố EU xác định bảo toàn thỏa thuận hạt nhân Iran, được ký kết giữa Iran và 6 cường quốc, đồng thời bày tỏ đặc biệt lo ngại trước thông báo của Tổng thống Donald Trump về khả năng đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran. Đến thời điểm hiện tại, các quốc gia châu Âu không ủng hộ chính sách của Mỹ. Các chính phủ Pháp, Đức và Anh ngày 8/5 đều khẳng định những nước này muốn ở lại với thỏa thuận.Về phần mình, Liên hợp quốc hối thúc các nước ký thỏa thuận hạt nhân Iran tuân thủ những cam kết của mình sau khi Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận này, đồng thời nhấn mạnh những quan ngại liên quan đến việc thực thi thỏa thuận hạt nhân cần phải được giải quyết thông qua những cơ chế được thiết lập trong thỏa thuận.
Xem thêm:>>>Vấn đề hạt nhân Iran: Giới chuyên gia dự báo những tác động tới giá dầu thế giới
Tin liên quan
-
Tài chính
Đồng USD không giữ được đà tăng sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
10:39' - 09/05/2018
Trong phiên giao dịch ngày 8/5, tại thị trường New York, đồng USD đã "vọt" lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2018 so với rổ tiền tệ quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, tên lửa
09:36' - 09/05/2018
Ngày 9/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng kêu gọi Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, tên lửa và vũ khí hủy diệt hàng loạt.
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới biến động nhẹ sau quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran của Mỹ
08:43' - 09/05/2018
Bất chấp quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 8/5 vẫn gần như đi ngang so với phiên trước đó.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm sau khi Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
08:42' - 09/05/2018
Trong phiên giao dịch 8/5, giá dầu thế giới giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, một thỏa thuận mang tính bước ngoặt đã được ký kết vào năm 2015.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Mở đường cho dòng vốn quốc tế vào thị trường Việt Nam
15:23'
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ gia hạn cấp phép một số giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga
07:18'
Ngày 8/7, Bộ Tài chính Mỹ thông báo đã cấp giấy phép chung mới, gia hạn một số giao dịch hành chính với Ngân hàng Trung ương Nga đến ngày 9/10 tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF kêu gọi cải cách khung đánh giá nợ để hỗ trợ châu Phi
15:51' - 08/07/2025
IMF khuyến nghị cần cải cách khung đánh giá nợ để phù hợp với bối cảnh hiện tại, đồng thời tăng cường hỗ trợ quốc tế nhằm giúp châu Phi vượt qua khó khăn kinh tế và duy trì phát triển bền vững.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cuối năm
12:32' - 08/07/2025
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để giảm lãi suất cho vay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hạn chót thuế quan cận kề gây áp lực lớn lên đồng USD
14:36' - 07/07/2025
Trong phiên giao dịch châu Á, đồng euro giảm 0,1% xuống 1,1773 USD đổi 1 euro, không xa mức đỉnh kể từ tháng 9/2021 là 1,1829 USD đạt được trong phiên 1/7.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Tỷ lệ tiền mới trong lưu thông chưa đến 30% sau 1 năm phát hành
12:12' - 07/07/2025
Tính đến cuối tháng 5/2025, trong khoảng 16 tỷ tờ tiền giấy đang lưu hành, hiện chỉ có 5 tỷ tờ tiền giấy mới, đạt tỷ lệ 28,8%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc công bố ngân sách bổ sung kích thích tiêu dùng nội địa
07:37' - 07/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngân sách bổ sung của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tập trung vào ba lĩnh vực để hỗ trợ phục hồi kinh tế và đầu tư vào thực phẩm trong tương lai.
-
Tài chính & Ngân hàng
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
13:39' - 06/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
-
Tài chính & Ngân hàng
BRICS lần đầu thông qua đề xuất chung về cải cách IMF
12:57' - 06/07/2025
Đây là lần đầu tiên nhóm BRICS - hiện đã mở rộng từ 5 lên 11 quốc gia thành viên - đạt đồng thuận về lập trường thống nhất chung trong vấn đề cải cách IMF.