Kinh tế Iran trước khả năng Mỹ tái áp dụng trừng phạt (Phần 1)
Điều này đồng nghĩa với việc khôi phục các lệnh trừng phạt của Mỹ như trước khi ký kết thỏa thuận. Tuy nhiên, còn quá sớm để đánh giá tác động kinh tế của việc tái áp dụng các biện pháp trừng phạt đó.
Trong trường hợp thỏa thuận giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức) không duy trì tính toàn vẹn, nhiều công ty lớn ở châu Âu có thể phải đối mặt với nguy cơ bị từ chối tiếp cận thị trường Mỹ, nên họ sẽ lựa chọn rút khỏi thị trường Iran.
Trong mọi trường hợp, có thể rất khó để Iran thu hút lượng đầu tư nước ngoài được kỳ vọng như sau khi ký kết thỏa thuận. Nỗi lo sợ đang tồn tại ở Iran là trong ngắn hạn, quyết định của Mỹ sẽ kéo theo những khó khăn kinh tế cũng như ngăn cản nước này hưởng lợi từ việc chuyển giao công nghệ nhờ vào đầu tư nước ngoài.Hai tác giả Rémi Bourgeot và Thierry Coville, trong bài viết đăng tải trên trang iris-france.org đã phân tích về những lựa chọn chiến lược kinh tế của chính quyền Iran trong bối cảnh sắp tới.
Thứ nhất, lĩnh vực dầu mỏ chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế Iran (80% xuất khẩu và 40% thu ngân sách), do đó chính quyền Iran đang tìm kiếm sự bảo đảm từ nhiều khách hàng khác nhau để việc tái áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu mỏ của đất nước Hồi giáo này. Trong giai đoạn 2007-2016, khi Iran phải đối mặt với các biện pháp cấm vận nghiêm ngặt thì Trung Quốc và Ấn Độ vẫn duy trì mua dầu của Iran. Hơn 40% lượng dầu của hai quốc gia này nhập khẩu từ Iran trong năm 2017. Do đó theo dự kiến, hai nước này sẽ tiếp duy trì việc mua dầu bằng cách sử dụng các loại tiền tệ quốc gia tương ứng.Mặt khác, có khả năng là Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu của Iran. Kể từ năm 2011, EU đã đưa ra lệnh cấm vận dầu mỏ của Iran, bởi lúc đó EU và Mỹ có cùng quan điểm về “sự cần thiết phải theo đuổi chính sách kết hợp các biện pháp trừng phạt và đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân”. Nhưng tình hình hiện nay khá khác biệt, EU đang bảo vệ thỏa thuận hạt nhân và điều đó cho thấy EU rất khó để ngừng mua dầu Iran.Trái lại, có nhiều khả năng các nước như Hàn Quốc và Nhật Bản (với tỷ trọng dầu của Iran trong nhập khẩu dầu của hai nước này lần lượt là 14% và 5%, theo số liệu năm 2017) sẽ tuân theo lệnh cấm vận của Mỹ ngừng mua dầu của Iran. Thế nhưng, Trung Quốc và Ấn Độ hay thậm chí EU còn sẵn sàng tăng mua dầu thô của Iran.Nền kinh tế Iran cũng ít nhạy cảm hơn với sự sụt giảm tài chính bên ngoài so với các nước khác, nhưng sự suy yếu của nguồn tài chính nước ngoài sẽ tự động lan sang những khó khăn nội bộ liên quan đến tài chính của hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, thực tế là Iran rất cần phải duy trì càng nhiều càng tốt sự hợp tác với các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty châu Âu, để bảo tồn động lực phát triển của quá trình hiện đại hóa công nghiệp.Trong năm 2011-2012, việc phong tỏa các giao dịch tài chính của Iran đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp nước này, vì các công ty Iran khó có thể (hoặc với chi phí cao hơn rất nhiều) nhập khẩu nhiều mặt hàng “trung gian” mà họ cần để sản xuất. Điều này có nghĩa là Iran vẫn duy trì hoạt động thương mại với phần còn lại của thế giới ở một mức độ nhất định, và đặc biệt là với EU.
Điều này cũng cho thấy EU quan trọng như thế nào trong việc duy trì một hệ thống tài chính và thanh khoản của Iran, nhất là dựa vào các ngân hàng trung bình không quan tâm đến Mỹ hoặc các ngân hàng công của EU.Một vấn đề quan trọng không kém đối với nước này, đó là các công ty như PSA và Renault vẫn đang tiếp hoạt động ở Iran trong lĩnh vực ô tô. Ngành công nghiệp ô tô ở Iran là ngành tuyển dụng lao động nhiều thứ hai ở nước này, với gần 840.000 nhân công và chỉ xếp sau lĩnh vực năng lượng.
Cũng cần lưu ý rằng sự suy giảm dòng vốn đầu tư nước ngoài trong những tháng tới không đồng nghĩa với việc thiếu sự chuyển giao công nghệ mà Iran sẽ không thể hiện đại hóa ngành công nghiệp của mình.Mặc dù không thể phủ nhận mối liên hệ giữa đầu tư nước ngoài và khả năng bắt kịp công nghệ ở các nước mới nổi, song cũng cần lưu ý rằng mối quan hệ này có khả năng phát triển do sự xuất hiện của các công nghệ mới (in 3D, trí tuệ nhân tạo, robot) mà chúng đã giúp các quốc gia có trình độ cao đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa. Bên cạnh đó, Iran đang sở hữu nguồn nhân lực tốt trong lĩnh vực này, điều đó mang tới nhiều lợi thế hơn các quốc gia mới nổi khác.
Nếu Iran muốn sử dụng tiềm năng khoa học để phát triển các công ty trong lĩnh vực này, vấn đề chính đặt ra là hệ thống ngân hàng. Nước này cần có một hệ thống ngân hàng cung cấp kinh phí để hỗ trợ các dự án phát triển kinh doanh liên quan tới công nghệ mới chứ không thể ép hệ thống ngân hàng hiện nay chuyển hướng dòng vốn từ các hoạt động sản xuất cho lĩnh vực công nghệ mới này. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Iran đang trong tình trạng tài chính dễ bị tổn thương.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ kêu gọi Nhật Bản ngừng nhập khẩu dầu mỏ từ Iran
09:04' - 24/06/2018
Ngày 23/6, Mỹ được cho là đã kêu gọi Nhật Bản ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu dầu mỏ từ Iran, sau khi Washington áp đặt những lệnh trừng phạt mới đối với Tehran.
-
Kinh tế Thế giới
Iran sẽ phủ quyết đề xuất OPEC tăng sản lượng
07:50' - 19/06/2018
Iran lại cho rằng quyết định tăng sản lượng của Saudi Arabia và Nga đang chịu tác động trước các chính sách của Mỹ trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Iran muốn thu hút 7 tỷ USD cho các dự án dầu mỏ
07:49' - 18/06/2018
Iran có kế hoạch thu hút các nguồn vốn đầu tư lên tới 300 nghìn tỷ rial (khoảng 7 tỷ USD) thông qua Thị trường Chứng khoán Năng lượng Iran để duy trì hoạt động của các mỏ dầu chủ chốt của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Những quan điểm trái chiều về việc Mỹ trừng phạt Iran
05:30' - 09/06/2018
Từ khi Mỹ thông báo rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã ký với Iran, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đưa ra thêm một loạt biện pháp trừng phạt mới bao vây Tehran.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.