Kinh tế Mỹ liệu có “cất cánh” sau giảm thuế? (Phần 1)
Đó là kết quả cuộc bỏ phiếu về dự luật cải cách thuế của Tổng thống Donald Trump được Thượng viện Mỹ tiến hành ngày 2/12.
Liên quan đến sự kiện này, Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí đã gửi cho đài BBC bài phân tích cho rằng sau cuộc bỏ phiếu này thì hầu như chắc chắn rằng ông Trump sẽ có thể ký thành luật trước Lễ Giáng sinh, để năm 2018 bắt đầu thời điểm cất cánh mới của nền kinh tế Mỹ, theo sau kết quả khả quan của năm nay.
Những thay đổi mang thương hiệu “Trump”
Gần 11 tháng kể từ ngày Tổng thống Trump đắc cử, dù Nhà Trắng vẫn xáo trộn về chính trị do các cuộc điều tra của FBI về can thiệp của Nga trong dịp bầu cử 2016 và những thay đổi nhân sự cấp cao liên tiếp, nền kinh tế Mỹ đã có những bước tiến gây ấn tượng ngay trong năm đầu. Và từ bây giờ còn đi xa hơn nữa.
Tăng trưởng GDP đã lên cao gấp đôi so với hồi còn tranh cử, lạm phát thấp, tỷ lệ thất nghiệp giảm, và nhất là chỉ số Dow Jones liên tục lập các kỷ lục mới, phản ánh niềm tin của doanh nghiệp và giới đầu tư. Đây là kết quả của nền kinh tế Mỹ trong năm 2017, ngay cả trước khi dự luật giảm thuế được cả hai viện chấp thuận một cách sơ khởi.
Một tháng trước đây, khi chỉ nghe tin tức rằng dự luật thuế sau cùng sẽ sớm được thông qua, người Mỹ đã chi tiêu trên 9 tỷ USD cho ngày Halloween - chỉ có mấy tiếng vào buổi tối ngày 31/10.
Rồi tới lễ Tạ ơn (Thanksgiving), dù giới truyền thông ít thiện cảm vẫn tiếp tục đả kích - cả chính sách lẫn tính cách ông Trump - dân chúng vẫn vui vẻ bên bàn ăn với đĩa gà tây thịnh soạn, khoe chứng khoán lên cao, quỹ hưu bổng tăng đều bảo đảm cho tương lai, công ăn việc làm ngày một tốt hơn, bớt lo thất nghiệp nên chuyên chú hơn vào chuyện mua nhà đổi nhà, ào ạt mua xe mới và đi shopping Black Friday giá rẻ nhờ lạm phát vẫn trong vòng kiềm tỏa dưới 2%...
Trong các cuộc mạn đàm này, chắc không ít người phải tự hỏi mình câu quen thuộc “Que veut le peuple? (Dân tình muốn gì nữa đây?)”.
Nhiều người đã hứng khởi, cùng chia vui vì nền kinh tế đang đi lên, nhưng vẫn có những lời chỉ trích ông Trump một cách nặng nề - coi đây như một thú vui. Mặc dù điều này có vẻ như không quá quan trọng, song cũng nên xem lại nền kinh tế Mỹ năm nay khá ra sao và nhất là chương trình giảm thuế quan trọng hiện tại sẽ đưa nó đi về đâu?
Trước hết, vào mùa tranh cử, kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm hẳn lại, GDP chỉ tăng 1,5% vào quý II/2016, do cả yếu tố tâm lý ngại chi tiêu của dân chúng còn sót lại từ cuộc khủng hoảng 2007-2008, theo lời giải thích của ông vua đầu tư chứng khoán Warren Buffet.
Thêm vào đó, một kinh tế gia lừng danh thuộc đảng Dân chủ từng đạt giải Nobel, Paul Krugman, đã phát biểu rằng chính sách của ông Trump khó giúp tăng trưởng Mỹ vượt mức 2% trong tương lai.
Nhưng Tổng thống Trump lại coi đây như tiền đề cho chính sách phục hồi kinh tế Mỹ. Do đó, ông đưa ra chương trình lớn là vực dậy nền sản xuất công nghệ của Mỹ và đem công ăn việc làm về lại cho đất nước, thay vì chính sách “outsourcing” - đẩy sản xuất ra khỏi Mỹ đã được giới doanh nhân theo đuổi trong hơn hai thập niên qua, với nền kinh tế hội nhập toàn cầu.
Tuy ông Trump chưa đưa ra được dự luật kinh tế quan trọng nào thông qua Quốc hội sau 10 tháng, chính phủ ông đã chỉ dùng các sắc lệnh hành pháp (“executive orders”) để gỡ bỏ rất nhiều các sắc lệnh cùng một loạt ngăn cấm hay cản trở kinh doanh của tám năm dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Cộng thêm với đầu tư của giới kinh doanh, trong niềm tin là chính sách giảm thuế tương lai sẽ đẩy mạnh lợi nhuận và phục hồi kinh tế, mức tăng trưởng GDP đã tăng hơn gấp đôi, đạt 3,1% trong quý II và 3,3% trong quý III/ 2017.
Triển vọng này được dự báo sẽ tiếp tục trong quý IV. Thêm vào đó, phản ánh niềm lạc quan của doanh nghiệp Mỹ và giới đầu tư, chỉ số Dow Jones đã tăng hơn 35% từ mức 17.888 ngay trước bầu cử (7/11/2016) đến nay đạt mức 24.272 (30/11/2017).
Đảng Dân chủ và bà Clinton đã từng coi chính sách kêu gọi giảm thuế của ông Trump như dựa vào lý thuyết lỗi thời của “trickle-down economics” - “kinh tế đẩy xuống” nhằm làm lan tỏa tác động từ tăng thu nhập của tầng lớp có thu nhập cao đến tầng lớp có thu nhập thấp.
Nhưng thực ra nó không lỗi thời mà lại rất hợp thời trong khung cảnh toàn cầu hoá ngày nay. Bà Clinton nói theo các cố vấn khi cho rằng ông Trump có thể “gây suy thoái cho Mỹ” và sẽ làm mất đi 3 triệu việc làm.
Trên thực tế, kết quả hiện nay là số việc làm gia tăng mỗi tháng nhanh hơn trước nhiều và tỷ lệ thất nghiệp Mỹ xuống thấp nhất từ 17 năm nay, chỉ còn 4,1% vào cuối tháng 10/17, thậm chí còn có triển vọng xuống 3,5% vào cuối năm 2018.
Cuộc thắng cử của Tổng thống Trump đã được giải thích là do cuộc “cách mạng” của giới trung lưu Mỹ, phản ánh tình trạng bất mãn của giới này và lao động Mỹ từ hơn 2 thập niên qua, với thu nhập dựa trên giá cố định (real income) tăng rất chậm do ảnh hưởng của toàn cầu hoá, trái ngược hẳn với thu nhập thực tế tăng vọt của cùng giới trung lưu và thương nhân trong các thị trường mới nổi, ví dụ cho Trung Quốc và ngay cả Việt Nam, hưởng lợi rõ rệt và nhiều nhất từ gia tăng thương mại quốc tế và toàn cầu hoá.
Cuối cùng, chính sách kinh tế tương lai của Mỹ phụ thuộc chính vào tác động của chương trình giảm thuế do ông Trump đề nghị đang được hai viện bàn thảo như đã nêu trên. Hai dự thảo thuế tuy có khác biệt về chi tiết nhưng tựu chung đều nhắm đến kích thích tăng trưởng GDP và tạo công ăn việc làm, và được một số đông kinh tế gia có uy tín của Mỹ lên tiếng chính thức ủng hộ.
Kích thích tăng trưởng chính là ước mong của Tổng thống Trump để chỉnh sửa hiện tượng mà kinh tế học gọi là “cơ cấu đòn bẩy” (incentive structure). Ví dụ như giảm thuế mạnh cho giới doanh nghiệp là một đòn bẩy, kích thích đầu tư cho nhiều hơn, cố gắng nhiều hơn để được lời nhiều hơn. Khi giới doanh nhân được hưởng nhiều lợi nhuận hơn thì cùng lúc giới lao động có nhiều công ăn việc làm hơn, và gia đình họ vui vẻ hơn.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo kinh tế Mỹ năm 2018
18:10' - 06/12/2017
Giới phân tích nhận định nhiều khả năng Tổng thống Trump sẽ ký ban hành luật cải cách thuế trước Lễ Giáng sinh tới để năm 2018 sẽ bắt đầu thời điểm "cất cánh" mới của nền kinh tế Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ quý III đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 3 năm
10:48' - 30/11/2017
Nền kinh tế Mỹ đang phục hồi ấn tượng khi các chỉ số công bố ngày 29/11 cho thấy trong quý III vừa qua, nền kinh tế đầu tàu thế giới đã đạt mức tăng cao nhất trong vòng 3 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ và Cuba chịu thiệt thòi từ các biện pháp thắt chặt
06:03' - 22/11/2017
Hệ quả sắp tới từ những biện pháp thắt chặt cấm vận của Mỹ chống Cuba sẽ làm tổn hại nền kinh tế Cuba, tuy nhiên, thành phần kinh tế tư nhân của Mỹ cũng sẽ chịu thiệt thòi từ quyết định này.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm những dấu hiệu khả quan về "sức khỏe" kinh tế Mỹ
18:24' - 04/11/2017
Cụ thể, chỉ số của ISM cho lĩnh vực dịch vụ tăng từ mức 59,8% trong tháng Chín lên 60,1% trong tháng 10, mức cao nhất kể từ tháng 8/2005.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ có sáu tháng tăng trưởng cao nhất trong ba năm
12:20' - 31/10/2017
Kinh tế Mỹ đã có chuỗi sáu tháng tăng trưởng cao nhất trong ba năm gần đây, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại do các trận siêu bão đổ bộ vào miền Nam nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ và nguy cơ tiềm ẩn sau bức tranh “hào nhoáng”
05:30' - 25/10/2017
Kinh tế Mỹ có vẻ giống thời điểm cuối năm 1965 khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,2%, tiền lương trung bình không hề thấp, nhưng những rủi ro thực sự vẫn tồn tại dưới bề ngoài tưởng chừng hào nhoáng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58'
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38'
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.
-
Kinh tế Thế giới
Lục địa đen "sốc" nghiêm trọng trước mức thuế mới của Mỹ
07:28'
Châu Phi đang đối mặt với cú sốc kinh tế nghiêm trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chế độ thuế quan mới, đe dọa chấm dứt các đặc quyền thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Anh đề xuất can thiệp nhà nước để bảo vệ doanh nghiệp trước thuế quan mới của Mỹ
07:28'
Thủ tướng Anh Keir Starmer đề xuất sự can thiệp của nhà nước đối với những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ
14:28' - 05/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã đình chỉ chức vụ của Tướng Timothy Haugh - Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) kiêm Chỉ huy Bộ Tư lệnh An ninh mạng Mỹ (USCYBERCOM).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm
05:24' - 05/04/2025
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.