Kinh tế Mỹ suy thoái sâu sẽ "nhấn chìm" kinh tế toàn cầu
Gần đây, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã ngầm ám chỉ thể chế này sẽ giảm biên độ tăng lãi suất trong tháng 12. Sau khi thông tin được công bố, chứng khoán Mỹ đã tăng vọt trong khi chứng khoán Đài Loan (Trung Quốc) lấy lại mốc 15.000 điểm.
Tuy nhiên, không thể đánh giá thấp thực tế là kinh tế Mỹ đang dần rơi vào suy thoái sâu. Nếu thật sự xảy ra, điều này có thể sẽ “đánh chìm” kinh tế thế giới trong năm 2023. Lãi suất tăng mạnh và lạm phát cao sẽ tiếp tục đè năng lên hoạt động kinh tế của Mỹ. Khả năng tỷ lệ lạm phát của nước này giảm từ mức 8% hiện tại xuống mục tiêu chính sách 2% vào trước tháng 7/2023 là không cao. Hơn nữa trước khi lãi suất cơ bản liên bang chưa chạm mức giới hạn 7%, tốc độ tăng lãi suất của Fed dự kiến sẽ không ngừng lại, rất khó sớm chuyển sang chu kỳ hạ lãi suất như kỳ vọng của thị trường.Fed đang theo dõi sát thị trường lao động. Mặc dù thị trường được mô tả là tương đối lạc quan với những “khó khăn trong tuyển dụng và giữ chân lao động được cải thiện đáng kể” vào đầu quý III năm nay, nhưng tình hình cung cầu của thị trường lao động trong quý IV vẫn rất căng thẳng và khó xác định. Nhiều chuyên gia vẫn có quan điểm không chắc chắn, thậm chí bi quan về triển vọng kinh tế Mỹ.Năm nay, Fed tiếp tục tăng mạnh lãi suất vượt kỳ vọng của thị trường. Tính đến tháng 11, thể chế này đã tăng lãi suất tổng cộng 375 điểm cơ bản. Dự kiến trong tháng 12 Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản và theo kỳ vọng của thị trường hiện tại, trong nửa đầu năm 2023, lãi suất sẽ tăng thêm ít nhất hai lần, mỗi lần 50 điểm cơ bản. Khi đó, lãi suất liên bang tối thiểu sẽ đạt mức 5,25%. Do lãi suất liên bang vẫn chưa đạt đến mức giới hạn trên 7% nên tiến trình tăng lãi suất vẫn chưa kết thúc. Hơn nữa, các các nhân tố như trợ cấp ngân sách và chi tiêu quốc phòng quá mức… đã khiến nhu cầu của thị trường chuyển từ tăng sang giảm.Số liệu cho thấy, doanh số bán lẻ tại Mỹ trong tháng 10 (sau điều chỉnh) đã tăng 1,27% so với tháng trước đó. Từ sự phục hồi nhẹ của nhu cầu có thể thấy rằng mức lãi suất 3,75% hiện nay vẫn chưa đẩy kinh tế Mỹ vào trạng thái “suy thoái hoàn toàn” và Fed vẫn còn dư địa để tiếp tục tăng lãi suất. Tuy nhiên, cùng với lãi suất cơ bản liên tục được điều chỉnh tăng trong năm nay, các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của khu vực kinh tế, bao gồm tiêu dùng tư nhân và đầu tư tư nhân, đều thể hiện rõ xu hướng giảm. Lãi suất các khoản vay thế chấp 30 năm đã tăng mạnh lên 7% trong tháng 10; doanh số bán nhà 10 tháng của năm giảm 1/3; tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cá nhân giảm từ 13,48% trong tháng 2/2022 xuống còn 8,24% trong tháng 9/2022. Tiết kiệm là một nguồn tiêu dùng khác. Kể từ nửa cuối năm, tiết kiệm quốc dân Mỹ đã không thể hỗ trợ tiêu dùng. Trước khi lạm phát tăng cao, tổng tiết kiệm cá nhân của Mỹ đã xuất hiện dấu hiệu tăng trưởng âm từ tháng 4/2021. Hiện nay tỷ lệ tiết kiệm quốc dân đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2009, hình thành xu thế suy giảm tỷ lệ chi tiêu tiêu dùng thực tế của cá nhân. Do hiệu quả tăng mạnh lãi suất của Fed có độ trễ cao, dự kiến tiêu dùng sẽ giảm mạnh từ quý II năm tới. Bên cạnh đó, thu nhập quyết định tiêu dùng, tỷ lệ tăng tiền lương của Mỹ giảm do Fed liên tục tăng lãi suất. Nếu việc Fed tăng lãi suất giúp lạm phát giảm xuống mức ôn hòa, thì tỷ lệ tăng lương của Mỹ sẽ giảm 2,5%, khiến tỷ lệ tiêu dùng giảm mạnh, đẩy nhanh quá trình suy thoái sâu của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Một khi kinh tế Mỹ xuất hiện suy thoái sâu, Fed sẽ phải nhanh chóng chuyển sang chu kỳ hạ lãi suất. Tuy nhiên, thời điểm đó có thể là tháng 5/2023, thậm chí là sau tháng 9/2023.Kể từ tháng 3/2022, nhu cầu nhập khẩu của Mỹ bắt đầu suy yếu, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu giảm mạnh xuống còn 14,26% trong tháng Chín (so với mức 27,49% hồi tháng Ba) và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong năm 2023, có thể rơi xuống mức 10%.Do vấn đề giá cả, năng lực tiêu dùng quốc dân bị kiềm chế, nhu cầu nhập khẩu và tiêu dùng sẽ xuất hiện trạng thái suy giảm đồng bộ. Năm 2023, nhập khẩu của Mỹ có thể xuất hiện cục diện thu hẹp kép cả về số lượng lẫn giá trị. Xét từ góc độ nhập khẩu, tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu của Mỹ khó tiếp tục duy trì ở mức cao do sức ép suy giảm của kinh tế toàn cầu. Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ giảm xuống mức 2%, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng Bảy năm nay.Các nhân tố như lạm phát mang tính toàn cầu, chuỗi cung ứng gián đoạn, môi trường tài chính thắt chặt, xuất nhập khẩu của Mỹ thu hẹp, dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài, hiệu ứng xung đột Nga-Ukraine… đều tác động nghiêm trọng đến triển vọng kinh tế toàn cầu./.- Từ khóa :
- feed
- mỹ
- kinh tế mỹ
- ngân hàng trung ương
- tăng lãi suất
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất nhưng với tốc độ chậm hơn từ tháng 12
10:13' - 01/12/2022
Ngày 30/11, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất, nhưng với tốc độ chậm hơn, khi cho rằng các kết quả của cuộc chiến chống lạm phát là chưa đủ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed cân nhắc giảm tốc độ tăng lãi suất
11:50' - 24/11/2022
Hầu hết các thành viên hội đồng quản trị Fed cho biết họ ủng hộ việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 12/2022.
-
Ngân hàng
Quan chức Fed để ngỏ khả năng hạ mức tăng lãi suất trong tháng 12
12:38' - 17/11/2022
Các chỉ dấu gần đây cho thấy sức ép lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu thế giới chậm lại có thể cho phép Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) hạ thấp đà tăng lãi suất.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức kinh tế đối với châu Âu
06:30' - 27/11/2024
Lạm phát của châu Âu vẫn ở mức cao, chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị cũng góp phần cản đà phục hồi tăng trưởng của khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên vàng của bitcoin đã bắt đầu?
05:30' - 27/11/2024
Giá bitcoin, vốn bắt đầu năm 2024 ở mức 38.000 USD, hiện đang tiệm cận ngưỡng 100.000 USD. Đồng bitcoin đã tăng vọt trong những tuần gần đây phần lớn nhờ "hiệu ứng Donald Trump".
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30' - 26/11/2024
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30' - 26/11/2024
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.