Kinh tế Mỹ trước làn sóng cắt giảm việc làm lớn nhất lịch sử
"Đợt cắt giảm việc làm lớn nhất trong lịch sử Mỹ"
Theo các nhà kinh tế, với sự hỗ trợ của Bộ Hiệu quả Chính phủ do tỷ phú Elon Musk lãnh đạo, Nhà Trắng đã sa thải hoặc đưa ra các gói trợ cấp thôi việc cho nhân viên trên toàn chính phủ liên bang - “người sử dụng lao động” lớn nhất nước Mỹ.
Mặc dù quy mô chính xác của việc cắt giảm việc làm vẫn chưa rõ ràng, nhưng bằng chứng cho thấy con số này ít nhất là hàng chục nghìn người. Chính quyền Tổng thống Trump đã chỉ đạo các cơ quan liên bang sa thải nhân viên "thử việc". Đây là những nhân viên mới được tuyển dụng, mới làm việc trong chính phủ liên bang chỉ một hoặc hai năm và chưa có đầy đủ quyền bảo vệ công vụ.
Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Quản lý Nhân sự Mỹ cho thấy, tính đến tháng 5/2024, có khoảng 220.000 nhân viên liên bang có thời gian làm việc dưới một năm. Ngoài ra, một quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết hơn 75.000 nhân viên liên bang đã chấp nhận gói trợ cấp thôi việc. Họ đồng ý nghỉ việc, nhưng vẫn được trả lương đến tháng Chín.
Tổng số của hai nhóm này - gần 300.000 người - sẽ khiến động thái này trở thành "đợt cắt giảm việc làm lớn nhất trong lịch sử Mỹ", theo nhận định của bà Callie Cox, chiến lược gia thị trường trưởng tại Ritholtz Wealth Management. Con số đó chưa bao gồm những người khác có thể bị sa thải, chẳng hạn như các nhà thầu làm việc tại Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ. Bà Jesse Rothstein, Giáo sư kinh tế và chính sách công tại Đại học California, Berkeley, cho biết các công chức được thăng chức trong năm qua cũng có nguy cơ mất việc, vì về mặt lý thuyết, họ đang trong thời gian thử việc ở vị trí mới.
Tác động kinh tế tiềm ẩn
Mất việc làm có thể gây khó khăn lớn về tài chính cho các hộ gia đình. Những người lao động bị ảnh hưởng nếu không nhanh chóng tìm được việc mới sẽ phải chật vật xoay xở khi không có nguồn thu nhập ổn định. Mặc dù trợ cấp thất nghiệp có thể tạm thời hỗ trợ phần nào cho những người đủ điều kiện, nhưng theo dữ liệu của Bộ Lao động, trung bình khoản trợ cấp này chỉ bằng khoảng 1/3 mức lương trước đó.
Ông Ernie Tedeschi, Giám đốc kinh tế từ Trung tâm nghiên cứu tài chính thuộc Đại học Yale, cho biết: "Hậu quả kinh tế của việc sa thải giống như hiệu ứng domino, lan rộng khắp các nền kinh tế địa phương, ảnh hưởng đến cả những doanh nghiệp dường như không có bất kỳ mối liên hệ nào với chính phủ liên bang". Ông giải thích rằng những người bị sa thải sẽ giảm chi tiêu tại các cơ sở kinh doanh địa phương như quán cà phê, nhà hàng và nhà trẻ.
Thêm vào đó, các nhà kinh tế cũng chỉ ra tác động tâm lý từ các đợt sa thải hàng loạt. Những nhân viên liên bang khác, vì lo sợ mất việc, cũng có thể thắt chặt chi tiêu và trì hoãn các khoản mua sắm lớn. Sự bất ổn cũng khiến các doanh nghiệp có liên kết với chính phủ liên bang hoặc lực lượng lao động liên bang e ngại tuyển dụng và đầu tư.
Ví dụ như tại Washington D.C., theo ghi chú mới đây của hai nhà kinh tế Adam Kamins và Justin Begley thuộc Moody's, tỷ lệ thất nghiệp được dự đoán sẽ tăng đáng kể, đẩy thủ đô vào một cuộc suy thoái nhẹ. Hai chuyên gia này ước tính gần 100.000 vị trí công việc trong chính phủ liên bang sẽ bị cắt bỏ hoặc chuyển khỏi Washington trong vòng vài năm tới. Ông Kamins và ông Begley cho rằng lượng người xin việc sẽ tăng đột biến, khiến khu vực tư nhân khó hấp thụ hết. Nền kinh tế của hai bang Maryland và Virginia, tuy không chịu ảnh hưởng nặng nề như vậy nhưng cũng sẽ bị thiệt hại đáng kể do phụ thuộc nhiều vào việc làm chính phủ.
"Không gây suy thoái"
Tuy nhiên, các nhà kinh tế không cho rằng làn sóng cắt giảm việc làm này sẽ gây tác động quá lớn đến toàn bộ nền kinh tế Mỹ.
Ông Tedeschi, người từng là chuyên gia kinh tế trưởng tại Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng dưới thời chính quyền ông Joe Biden, nhận định nếu khoảng 200.000 nhân viên thử việc mất việc, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm của Mỹ sẽ chỉ giảm khoảng 0,1%. Ông khẳng định: "Bản thân việc này sẽ không gây ra suy thoái".Chuyên gia Ryan của Capital Economics cho rằng quy mô sa thải liên bang tương đối nhỏ so với toàn bộ thị trường lao động Mỹ, vốn đã tạo thêm khoảng 1,5 triệu việc làm trong năm 2024. Ông dự đoán hầu hết nhân viên liên bang bị mất việc sẽ nhanh chóng tìm được việc làm mới do nền kinh tế đang gần đạt trạng thái toàn dụng lao động. Ông Ryan cũng cho biết Capital Economics không hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ vì đợt sa thải này, ngay cả khi đã tính đến các tác động gián tiếp đến nền kinh tế.
Ông Tedeschi đồng tình: "Kể cả khi tính đến các tác động dây chuyền, điều này cũng sẽ không đẩy Mỹ vào suy thoái”.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng lưu ý rằng việc sa thải hàng loạt sẽ làm gia tăng áp lực lên nền kinh tế vốn đã chịu ảnh hưởng bởi các chính sách khác của chính quyền ông Trump, chẳng hạn như chính sách thuế quan và trục xuất hàng loạt.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên giao dịch việc làm kết nối 13 tỉnh, thành phía Bắc: Hiệu quả và tiết kiệm
13:33' - 17/02/2025
Ngày 17/2, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc phiên giao dịch việc làm trực tiếp và trực tuyến với các tỉnh, thành phố lần thứ nhất, năm 2025.
-
DN cần biết
Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cao năng lực để thích ứng trước xu thế việc làm mới
10:32' - 16/02/2025
Năm 2025, trước áp lực điều chỉnh chiến lược kinh doanh linh hoạt, doanh nghiệp có xu hướng tập trung tuyển dụng các vị trí đặc thù, bao gồm thay thế và cả tuyển mới.
-
Ô tô xe máy
Doanh số bán xe giảm mạnh khiến Porsche cắt giảm 1.900 việc làm
09:17' - 16/02/2025
Nhà sản xuất ô tô thể thao Porsche của Đức vừa thông báo sẽ cắt giảm 1.900 việc làm sau khi doanh số bán xe giảm mạnh ở Trung Quốc và chuyển đổi sang xe điện gặp khó khăn.
-
Kinh tế & Xã hội
Gần 10.000 học sinh được định hướng nghề nghiệp theo xu thế việc làm tương lai
15:51' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai phối hợp với Báo Thanh niên tổ chức Chương trình Tư vấn mùa thi 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thí điểm Viện Kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự
15:20'
Quốc hội thảo luận việc thí điểm trao quyền khởi kiện dân sự cho Viện Kiểm sát nhằm bảo vệ nhóm yếu thế, lợi ích công trong bối cảnh nhiều vụ việc chưa rõ ai có quyền khởi kiện.
-
Kinh tế & Xã hội
Xem trực tiếp PSG vs Inter Milan: Cuộc chiến ngôi vương châu Âu
14:22'
Trận chung kết Champions League 2024/25 giữa PSG và Inter Milan sẽ diễn ra lúc 02h00 sáng 1/6 (giờ Việt Nam), tại sân Allianz Arena, thành phố Munich, Đức.
-
Kinh tế & Xã hội
Bưu điện Việt Nam cảnh báo khẩn về việc lừa đảo kích hoạt “thẻ hội viên”
13:19'
Bưu điện Việt Nam vừa có cảnh báo khẩn về việc các đối tượng lừa đảo giả danh Bưu điện Việt Nam gửi tin nhắn đến người tiêu dùng thông báo kích hoạt thẻ hội viên để chiếm đoạt tài sản.
-
Kinh tế & Xã hội
Bố trí tái định cư cho 64 hộ dân di dời giải phóng mặt bằng mở rộng cảng Quy Nhơn
13:18'
Tổng kinh phí hỗ trợ hơn 15 tỷ đồng, do Công ty cổ phần cảng Quy Nhơn chi trả và không được khấu trừ vào tiền thuê đất.
-
Kinh tế & Xã hội
Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội: Đảm bảo coi thi chặt chẽ, nghiêm túc
09:41'
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2025-2026 của Hà Nội sẽ diễn ra ngày 7-8/6. Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội chỉ đạo triển khai chặt chẽ, nghiêm túc.
-
Kinh tế & Xã hội
Khởi tố 3 người vì chôn 162 tấn rác trong dự án xử lý rác tại Đà Nẵng
09:14'
Ba bị can bị khởi tố vụ án hình sự vì chôn lấp trái phép 162 tấn rác trong dự án xử lý rác tại Khánh Sơn, Đà Nẵng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng thống Trump khuyến cáo Đại học Havard giới hạn tỷ lệ sinh viên nước ngoài nhập học
08:08'
Tổng thống Trump cho rằng có nhiều người muốn theo học tại Havard và các trường đại học khác, nhưng họ không thể vào, vì ở đó có sinh viên nước ngoài.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 29/5/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/5, sáng mai 30/5 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Đại sứ quán Mỹ tại Hàn Quốc dừng cấp thị thực du học mới
21:46' - 28/05/2025
Đại sứ quán Mỹ tại Hàn Quốc đã tạm dừng lịch phỏng vấn xin thị thực du học mới trong khi Nhật Bản vào cuộc hỗ trợ du học sinh Harvard bị ảnh hưởng.