Kinh tế quý I: Không ít thách thức để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%
Duy trì được đà tăng trưởng tích cực của năm trước; bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh mẽ; chuyển đổi cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát huy hiệu quả. Xuất khẩu và thu hút khách du lịch quốc tế tăng cao… Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế quý I/2018 đạt 7,38%, mức tăng cao nhất trong 10 năm qua.
Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, TS. Nguyễn Bích Lâm cho rằng, vẫn còn không ít thách thức để nền kinh tế cả nước đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% cả năm như đã đề ra.
Công, nông nghiệp tạo đà cho GDP tăng vọt Sáng 29/3, Tổng cục Thống kê công bố tình hình kinh tế - xã hội quý I. Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tính tăng 7,38% so với cùng kỳ. Tổng cục Thống kê đánh giá đây là mức tăng trưởng cao nhất quý I trong 10 năm gần đây. Từ năm 2009 đến 2017, tăng trưởng GDP quý I thấp nhất là 3,14% và cao nhất 6,12%. Phân tích mức tăng trưởng GDP tăng cao, ông Dương Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê cho biết, điểm nhấn đầu tiên phải kể đến sự đóng góp lớn của khu vực vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; trong đó, ngành nông nghiệp tăng trưởng 3,76% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng của quý I các năm 2011 – 2017. Như vậy, cho thấy xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong nội bộ ngành theo hướng đầu tư vào những sản phẩm có giá trị kinh tế cao đã mang lại hiệu quả... Tiếp đến, tăng trưởng của ngành công nghiệp đã đạt mức 10,08%. Điểm sáng của khu vực này là sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 13,56% (cao nhất trong 7 năm gần đây). Ngành xây dựng 3 tháng đầu năm tăng 7,46%, ngành khai khoáng đã tăng trưởng dương. Sau công, nông nghiệp là sự đóng góp của ngành du lịch, đóng góp tỷ trọng rất cao trong GDP và tạo sự lan tỏa trong các ngành khác. “Xét về góc độ sử dụng GDP quý I, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,13% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư tăng 7,15%, đóng góp 4,65 điểm phần trăm..., cũng góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP nói chung”, ông Hùng cho biết. Bên cạnh đó, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I đạt khoảng 331.000 tỷ đồng. Trong đó, khu vực tư nhân đổ vốn ước đạt 140.000 tỷ đồng, chiếm 42% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn tư nhân đổ vào nền kinh tế đã tăng tới 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý I, Việt Nam thu hút 618 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với số vốn khoảng 2,1 tỷ USD. Ngoài ra có 199 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 1,8 tỷ USD. Ngoài ra có 1.285 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp là 1,9 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện ước đạt 3,9 tỷ USD. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I năm 2018 ước tính đạt 54,31 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm 99,7% kim ngạch hàng điện thoại và linh kiện; chiếm 90% kim ngạch máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; chiếm 61% kim ngạch hàng dệt may. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý I ước tính đạt 53 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa tính chung quý I xuất siêu 1,3 tỷ USD. Đánh giá về mức tăng trưởng GDP trong quý I/2018, ông Lâm cho rằng, mức tăng trưởng 7,38% đạt được nhờ đà tăng trưởng cao từ quý III và quý IV/2017. Cùng với đó, ngay từ đầu năm 2018, Chính phủ cũng đã ban hành các giải pháp và chỉ đạo quyết liệt các cấp, ngành, địa phương cùng nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, ông Lâm cũng chỉ ra rằng, kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm 2018 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới duy trì đà tăng trưởng ổn định nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu có dấu hiệu khởi sắc thì Trung Quốc lại đang giảm dần đà tăng trưởng.Hoạt động thương mại toàn cầu phục hồi tích cực nhưng còn đối mặt nhiều thách thức do xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của các nước lớn, đặc biệt những thay đổi trong chính sách thương mại và thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ là những yếu tố tác động đến kinh tế Việt Nam và các nước trong khu vực.
“Vẫn còn không ít thách thức để nền kinh tế cả nước đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% cả năm như đã đề ra; trong đó, chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động thấp, lạm phát vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng cao trở lại, công nghiệp chế biến, chế tạo những tháng cuối năm khó duy trì tốc độ tăng như cùng kỳ năm trước... sẽ là những rào cản hạn chế tăng trưởng.”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh. Chủ động giải pháp để đạt mục tiêu cả nămĐể thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra cho cả năm 2018, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh, trong thời gian tới, các cấp, các ngành và địa phương cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP. Đặc biệt, Chính phủ cần chủ động có chính sách ứng phó với thay đổi bên ngoài, như giải pháp cho việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất cơ bản trong năm 2018 và hấp thụ các luồng tiền từ việc cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp lớn nhằm kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, tăng cường kỷ luật tài chính; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Tính toán và thực hiện lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý vào thời điểm hợp lý để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2018. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tập trung thực hiện tốt kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, Thu Đông và vụ Mùa năm 2018. Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nhất là tình hình hạn hán, xâm nhập mặn để chủ động ứng phó và có biện pháp phòng tránh. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, có giá trị gia tăng cao và thích ứng với biến đổi khí hậu…Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp cho rằng, cần đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, nhất là công nghiệp chế biến sâu, chế biến sản phẩm nông nghiệp; công nghiệp phụ trợ, sản xuất hàng tiêu dùng; đồng thời, tiếp tục kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất.
Mặt khác, cần tập trung phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics, du lịch; khuyến khích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trong nước, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước đối với hàng nhập khẩu, góp phần duy trì tăng trưởng của công nghiệp chế biến, chế tạo. Song song đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường cho xuất khẩu sản phẩm nông sản chủ lực, trước mắt để hạn chế những bất lợi đối với xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ và EU, các doanh nghiệp cần chủ động củng cố, đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang các thị trường khác như: Trung Quốc, Brazil, Mexico, ASEAN..., đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt các quy định của nhà nhập khẩu; kịp thời nắm bắt thông tin, chính sách mới, các biện pháp thuế quan, hàng rào kỹ thuật, thông tin thị trường của các nước để có giải pháp tháo gỡ. Những nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế cho các quý tiếp theo cũng được ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp chỉ ra đó là quý I/2018, cả nước có 26.785 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 278,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% về số doanh nghiệp và tăng 2,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Với số doanh nghiệp này đi vào hoạt động cũng sẽ đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. “Đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2018 vẫn không đơn giản. Đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương cần tích cực, chủ động trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư…”, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm khẳng định./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Thương mại Việt Nam - Pháp liên tục tăng trưởng
17:46' - 24/03/2018
Theo Bộ Công Thương, quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam - Pháp đã có những bước phát triển tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo công nghiệp và xây dựng tăng trưởng cao nhất trong quý I/2018
11:21' - 19/03/2018
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng được dự báo đạt mức tăng trưởng quý I cao nhất với mức tăng 6,87%, đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo vẫn duy trì được mức tăng trưởng mạnh kế thừa từ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng và tốc độ tăng trưởng
14:55' - 15/03/2018
Thứ hạng môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện; trong đó, năm 2017 tăng 14 bậc và đây là mức cải thiện thứ hạng nhiều nhất kể từ năm 2008.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana
07:44'
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...