Kinh tế Syria: Kiệt quệ sau sáu năm chiến tranh
Xét về kinh tế, Syria hiện đang trong giai đoạn "kiệt quệ" nhất kể từ khi nổ ra nội chiến vào tháng 3/2011, khiến mọi nỗ lực tái thiết thời hậu chiến trở nên khó khăn.
Do sử dụng nguồn tài chính khổng lồ cho cuộc chiến trong suốt 6 năm qua, ngân khố của Syria nay đã cạn kiệt, trong khi nguồn hỗ trợ kinh tế từ đồng minh chủ chốt khu vực là Iran ngày một suy giảm.
Nhà kinh tế Omar Dahi (người Syria, hiện là Phó Giáo sư tại Đại học Hampshire của Mỹ) đánh giá rằng xét về khía cạnh kinh tế, những tổn thất ở Syria là vô cùng lớn. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này từng đạt mức 60,2 tỷ USD vào năm 2010, song con số này trong năm 2016 đã giảm hơn một nửa xuống còn 27,2 tỷ USD (tính theo giá năm 2010).
Chuyên gia Dahim nêu rõ nếu tính đến tỷ lệ tăng trưởng thực, tổng thiệt hại kinh tế của Syria đã lên tới ít nhất 430% GDP (tính theo giá năm 2010). The ông Dahim, đây là một trong những mức thiệt hại lớn nhất về GDP do xung đột gây ra kể từ sau Thế chiến thứ hai.
Chiến tranh và xung đột ở Syria đã tàn phá nặng nề ngành công nghiệp và nông nghiệp của nước này, đồng thời đẩy hơn một nửa dân số trong tổng số 23 triệu người (trước chiến tranh) lâm vào cảnh không nhà không cửa và thất nghiệp. Hàng triệu người tị nạn Syria đang phải "tá túc" tại các nước láng giềng Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Liban.
Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, Iran là nguồn hỗ trợ kinh tế chủ chốt của Syria. Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về vấn đề Syria, ông Staffan de Mistura ước tính rằng Tehran đã chi ít nhất 6 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad, một đồng minh thân cận của Iran trong khối Arab.
Chính quyền Damascus đang đối mặt với 4 cái thiếu, đó là thiếu nhiêu liệu sưởi ấm, xăng dầu, điện và nước sinh hoạt. Điều kiện khó khăn hiện nay đã làm đình trệ hoạt động công nghiệp ở những khu vực do chính phủ kiểm soát, ước chiếm 40% lãnh thổ đất nước.
Tình trạng thiếu nước ở Syria đã xuất hiện từ tháng 12/2016 khi giao tranh tại các vùng ngoại ô Damascus, cắt đứt nguồn cung cấp nước chủ chốt của thủ đô từ suối Ayn al-Fijah. Khan hiếm đã khiến giá nước sinh hoạt tăng vọt lên tới 50 USD/45 lít trên thị trường chợ đen. Mức này trung bình chỉ đủ cho một hộ gia đình sử dụng dưới 10 ngày.
Cuộc khủng hoảng nhiên liệu cũng diễn ra sau đó 2 tháng, khiến giao thông công cộng ở thủ đô Damascus rơi vào cảnh tê liệt. Hậu quả là giá xăng dầu tăng 450% so với 5 năm trước, lên 225 bảng Syria/lít (1,05 USD/lít). Cách đây 5 năm, giá xăng được nhà nước trợ giá chỉ bán ở mức 50 bảng Syria/lít, với nguồn cung ứng luôn có sẵn trên thị trường vì Syria là nước sản xuất dầu mỏ.
Hiện nay, Chính phủ Syria không có khả năng cung ứng xăng dầu, điện, nước sinh hoạt và nhiêu liệu sưởi ấm cho tất cả các thành phố và thị trấn mà các lực lượng của Tổng thống Assad giành quyền kiểm soát với sự giúp sức của quân đội Nga từ tháng 9/2015.
Ngoài một số nhà máy điện ở miền Bắc và miền Trung vẫn duy trì phát điện, các nhà máy điện chủ chốt của Syria đã ngừng hoạt động kể từ năm 2012 do thiếu nhiên liệu. Các nhà máy này cần tới 8.500 tấn nhiên liệu mỗi ngày để hoạt động, nằm ngoài khả năng của chính phủ. Trong khi đó, đồng minh khu vực Iran đã không thể cung cấp để hỗ trợ Syria.
Bất ổn chính trị và an ninh cũng làm cho đồng nội tệ mất giá thảm hại, khiến đời sống của đại bộ phận người dân ngày càng khó khăn. Tỷ giá đồng bảng so với USD năm 2012 chỉ ở mức 50 bảng Syria đổi 1 USD, nhưng nay tăng lên 550 bảng Syria /USD. Với mức tỷ giá hiện nay, tiền lương của một tướng quân đội 5 sao có giá trị chưa tới 145 USD/tháng.
Trong khi đó, mọi thứ hàng hóa trên thị trường đều đã tăng gấp nhiều lần, nhất là nước sinh hoạt, xăng dầu và điện, do đó đời sống của người dân ngày càng đi xuống. Tiền lương của lao động khu vực công đã được nâng lên 7.500 bảng Syria/tháng, tương đương khoảng 15 USD, song mức này không đủ đáp ứng các mặt hàng cơ bản do giá cả leo thang.
Tất cả các nguồn thu của chính phủ như dầu mỏ và du lịch đều không còn. Các mỏ dầu và khí đốt ở khu vực Đông Bắc hiện vẫn nằm trong tay nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, buộc chính quyền Damascus phải đi mua nhiên liệu từ thị trường chợ đen.
Các công ty nhà nước từng đem lại nguồn thu ngân sách đáng kể cho chính phủ cũng đã bị giải thể vì chiến tranh. Các nguồn thuế bị thất thu do nhiều người dân phải sống cảnh tha hương hoặc đi sơ tán để tránh xung đột. Việc áp dụng các loại thuế mới là không khả thi vì hầu hết người dân không thể kiếm được ra tiền và đang phải sống nhờ vào những khoản tiền tiết kiệm ít ỏi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Israel đe dọa "phá hủy" hệ thống phòng không của Syria
20:04' - 19/03/2017
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman đe dọa sẽ phá hủy hệ thống phòng không của Syria.
-
Đời sống
UNICEF: 2016 là năm tồi tệ nhất với trẻ em Syria
05:31' - 14/03/2017
Hơn 650 trẻ em đã thiệt mạng tại Syria năm 2016, năm đẫm máu nhất đối với thế hệ trẻ nước này. Đây là báo cáo do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố ngày 13/3.
-
Kinh tế Thế giới
Syria: Đánh bom liều chết làm 40 người thương vong
22:07' - 05/01/2017
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho biết ít nhất 15 người đã thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xe tại thành phố Jabla, Tây Bắc nước này ngày 5/1.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội hòa giải xung đột ở điểm nóng Syria
17:57' - 05/01/2017
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu thông báo cuộc hòa đàm giữa các bên xung đột tại Syria theo sáng kiến của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ diễn ra ngày 23/1 tới tại thủ đô Astana (Kazakhstan).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU tạm hoãn 90 ngày biện pháp đáp trả
20:37'
Ngày 10/4, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ tạm hoãn triển khai các biện pháp đáp trả thuế quan đối với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ đạo điều tra hai cựu quan chức dưới thời nhiệm kỳ đầu
19:15'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Bộ Tư pháp tiến hành điều tra đặc biệt đối với 2 cựu quan chức từng phục vụ trong chính quyền nhiệm kỳ đầu của ông.
-
Kinh tế Thế giới
EU hoan nghênh quyết định hoãn áp thuế của Mỹ
17:24'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã hoan nghênh quyết định bất ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa từ nhiều đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Bắc Kinh nêu điều kiện đàm phán thương mại với Washington
17:20'
Ngày 10/4, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này sẵn sàng đối thoại với Mỹ, song nhấn mạnh phải trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Bước "đảo chiều" cần thiết của Tổng thống Donald Trump
16:35'
Thị trường đã có phản ứng tích cực với động thái "đảo chiều" bất ngờ của Tổng thống Donald Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với 75 đối tác thương mại
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine tiết lộ tiến trình đàm phán thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
14:58'
Ngày 9/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong tuần này, Kiev và Washington sẽ thảo luận về thỏa thuận khoáng sản, tập trung khía cạnh kỹ thuật và nền tảng cho thỏa thuận tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Biện pháp ứng phó tại một số nước châu Á
13:02'
Ngày 9/4, một số quốc gia châu Á đã có những động thái mới nhằm ứng phó với các biện pháp thuế quan của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu
12:59'
Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU thông qua các biện pháp trả đũa đầu tiên
12:59'
Ngày 9/4, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các biện pháp đầu tiên đáp trả kế hoạch áp thuế trước đó của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.