Kinh tế toàn cầu 2016: Chưa trọn vẹn những nỗ lực cho sự phục hồi (phần 2)
Kinh tế Nhật Bản vẫn chật vật trên con đường phục hồi
Có những quan ngại về sự bế tắc của Chính phủ Nhật Bản trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế, trong lúc nhiều nhà kinh tế đang hoài nghi về hiệu quả của chương trình kinh tế “Abenomics” kéo dài nhiều năm của Thủ tướng Shinzo Abe. Kể từ khi được triển khai vào đầu năm 2013, Abenomics, với sự kết hợp giữa tăng chi tiêu công, nới lỏng chính sách tiền tệ và hạn chế tình trạng quan liêu, đã gần như không đạt được mục tiêu. Kinh tế Nhật Bản đã tránh được suy thoái trong quý I/2016, khi tăng trưởng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,4% so với quý trước đó, nhưng trong quý II không tăng trưởng và Chính phủ Nhật Bản đã điều chỉnh giảm tăng trưởng GDP quý III xuống 0,3% so với quý II/2016 và 1,3% so với cùng kỳ năm trước, từ các mức tương ứng trong báo cáo sơ bộ là 0,5% và 2,2%.Trong khi đó, CPI lõi của Nhật Bản trong tháng 10/2016 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước và là tháng giảm thứ tám liên tiếp, trong bối cảnh giá dầu giảm khiến giá điện, giá xăng liên tục giảm, tạo thêm sức ép đối với Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) trong nỗ lực nâng lạm phát lên mức mục tiêu 2%. Nhật Bản gặp khó khăn trong việc lấy lại đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nhu cầu trong nước giảm và đồng yen lên giá khá mạnh, nhất là sau cú sốc Brexit, nhưng gần đây, đồng yen đã xuống giá so với đồng USD, sau khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tại cuộc họp tháng 11, BoJ quyết định duy trì chính sách tiền tệ hiện hành, nhưng kéo dài thời hạn đạt mục tiêu lạm phát đến giữa hoặc sau tài khóa 2018 (kết thúc tháng 3/2019), thay vì vào tài khóa 2017 như đã đề ra trước đó và đây là lần thứ năm BoJ đẩy lùi thời hạn đạt mục tiêu lạm phát kể từ khi ông Haruhiko Kuroda đảm nhận chức vụ Thống đốc vào năm 2013, trong khi thời hạn ban đầu là khoảng tháng 4/2015. Trong năm qua, trong khi tiếp tục mua trái phiếu chính phủ dài hạn để đảm bảo tăng lượng nắm giữ mỗi năm 80 nghìn tỷ yen (781 tỷ USD), BoJ đã có nhiều nỗ lực khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế và lạm phát như hạ lãi suất xuống mức -0,1% đối với tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại BoJ, tăng gần gấp đôi tốc độ mua hàng năm các quỹ hoán đổi danh mục, lên khoảng 6 nghìn tỷ yen từ mức 3,3 nghìn tỷ yen, tăng nắm giữ chứng khoán. Kinh tế châu Âu cần thêm nỗ lực để đạt mục tiêuNgân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tung ra một loạt các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và đưa lạm phát lên mức cao hơn. Tuy vậy, lạm phát của châu Âu vẫn chỉ nhỉnh hơn mức 0% và sẽ vẫn dưới mức mục tiêu 2% của ECB trong những năm tới. Lạm phát của Eurozone ở mức 0,4% trong tháng 9/2016, so với mức tăng 0,2% trong tháng Tám và tháng Bảy, 0,1% trong tháng 6/2016 và đây là lần đầu tiên đạt mức này kể từ tháng 10/2014, mang lại hy vọng về hiệu quả hỗ trợ kinh tế khu vực từ chương trình mua trái phiếu của ECB và sự khởi đầu đà tăng giá bền vững ở Eurozone. Lạm phát tháng 11 của Eurozone tăng 0,6%, mức cao nhất kể từ tháng 4/2014, nhưng đây vẫn là mức thấp, cho thấy kinh tế Eurozone vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Về đà tăng trưởng kinh tế của Eurozone, trong quý III/2016, tăng trưởng GDP đạt 0,3% so với quý trước đó, bằng với mức tăng đã được điều chỉnh theo mùa trong quý II/2016, so với mức tăng 0,5% trong quý I. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp sau khi được điều chỉnh theo mùa của Eurozone trong tháng 10/2016 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009 là 9,8%, so với mức 9,9% trong tháng Chín và 10,6% của tháng 10/2015. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp trong Liên minh châu Âu (EU) ở mức 8,3%, mức thấp nhất của khối này kể từ tháng 2/2009. Các chuyên gia kinh tế cho rằng sức tăng trưởng GDP của Eurozone dự kiến chậm lại trong quý IV/2016 do hoạt động kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, có thể gây thất vọng và những bất ổn trên thị trường tài chính do tác động của kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ. Các chuyên gia phân tích cũng thận trọng về triển vọng tăng trưởng trong trung hạn của kinh tế Eurozone, do những bất ổn liên quan tới tiến trình và hệ quả của các cuộc đàm phán về Brexit, cũng như chủ trưởng bảo hộ thương mại của ông Trump gây lo ngại cho các nước xuất khẩu lớn như Đức. Tại cuộc họp tháng 12, ECB ngày 8/12 đã khiến các thị trường bất ngờ khi quyết định cắt giảm quy mô của chương trình mua trái phiếu từ 80 tỷ euro (86 tỷ USD)/tháng hiện nay xuống còn 60 tỷ euro kể từ 4/2017, nhưng chương trình này sẽ được tiếp tục triển khai đến tháng 12/2017, kéo dài chín tháng so với dự kiến, cam kết duy trì lãi suất thấp lâu hơn dự kiến, thậm chí vẫn bảo lưu quyền tăng lượng mua trái phiếu trở lại nếu triển vọng kinh tế xấu đi.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thống đốc BoJ lạc quan về triển vọng của kinh tế Nhật Bản
17:35' - 26/12/2016
Nền kinh tế thế giới đang bước vào một giai đoạn mới thì theo đà đó, nền kinh tế Nhật Bản có thể tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia Đức: Ông D. Trump làm Tổng thống sẽ ít ảnh hưởng kinh tế châu Âu
11:02' - 25/12/2016
Nhiều chuyên gia tài chính Đức tin rằng việc ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ sẽ chỉ có những tác động nhỏ tới kinh tế châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế châu Âu có thêm tín hiệu phục hồi
20:31' - 20/12/2016
So với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng của ngành xây dựng của Eurozone và EU lần lượt tăng 2,2% và 1,1%. Điều này cho thấy kinh tế của các quốc gia thuộc “lục địa già” đang trên đà hồi phục.
-
Kinh tế Thế giới
BoJ nâng đánh giá triển vọng kinh tế Nhật Bản
18:36' - 20/12/2016
BoJ vừa nâng đánh giá triển vọng của nền kinh tế nước này, khi hoạt động xuất khẩu tăng lên nhờ đồng yen giảm giá và hỗ trợ phần nào cho chương trình thúc đẩy tăng trưởng của chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu vui cho kinh tế Nhật Bản
14:55' - 12/12/2016
Giá trị đơn đặt hàng lõi đối với máy móc ở khu vực tư nhân của Nhật Bản đạt 878,3 tỷ yen (7,6 tỷ USD) tháng 10, tăng 4,1% so với tháng 9/2016, vượt dự đoán tăng trung bình 1% của giới phân tích.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14' - 29/11/2024
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).