Kinh tế toàn cầu và tác động từ "biến số" vaccine
Sự xuất hiện của biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh, nguy hiểm hơn vào mùa Hè năm nay và tình trạng thiếu vaccine ngừa COVID-19 đang đẩy thế giới vào tình thế hết sức khó khăn.
Làn sóng dịch bệnh mới không chỉ kìm hãm khả năng sớm kiểm soát COVID-19 trên toàn cầu, mà còn cản trở đà phục hồi kinh tế thế giới còn đang mong manh.
Kinh tế thế giới có thể thiệt hại 2.300 tỷ USD do tốc độ tiêm chủng vaccine chậm, trong đó các nước đang phát triển chịu tổn thất lớn nhất, là cảnh báo mới nhất mà Bộ phận phân tích, dự báo và tư vấn rủi ro EIU thuộc tập đoàn The Economist (Vương quốc Anh) đưa ra tuần qua.
* Thiệt hại khó đong đếmEIU dự báo những nước có tỷ lệ tiêm chủng không thể đạt 60% dân số cho đến giữa năm 2022 sẽ thiệt hại 2.300 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2025. Giám đốc phụ trách dự báo toàn cầu của EIU, Agathe Demarais, cho rằng các nước mới nổi sẽ chịu 2/3 mức tổn thất của toàn cầu, làm tăng khoảng cách hơn nữa giữa các nước này với các nước phát triển hơn. Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, với mức tổn thất theo dự báo lên đến 1.700 tỷ USD, hay 1,3% GDP ước tính của khu vực. Các nước ở khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara sẽ thiệt hại ở mức 3% GDP, mức cao nhất tính theo tỷ lệ phần trăm. Theo EIU, những ước tính này là đáng chú ý, nhưng mới chỉ là một phần trong những cơ hội kinh tế đã bị bỏ lỡ, với những tác động của đại dịch đến giáo dục chưa được tính đến. Các nước giàu đã chuyển hướng sang hình thức học từ xa trong giai đoạn phong tỏa, nhưng nhiều nước đang phát triển không có được lựa chọn này. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, hơn 213 triệu người đã nhiễm COVID-19 và ít nhất 4,4 triệu người đã tử vong trong đại dịch. Các nước giàu đang vượt xa về tỷ lệ tiêm chủng vaccine, tiến tới tiêm mũi tăng cường cho người dân và mở cửa trở lại nền kinh tế, trong khi các nước nghèo đang bị tụt lại sau đáng kể. Theo Our World in Data, tính đến ngày 23/8, khoảng 5 tỷ liều vaccine đã được phân phối trên toàn cầu, nhưng chỉ 15,02 triệu liều trong số này là cho các nước thu nhập thấp. EIU cho rằng các chương trình tiêm chủng đang tiến triển với tốc độ chậm ở các nền kinh tế thu nhập thấp. Theo báo cáo của EIU, sự bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine nổi lên do thiếu năng lực và nguyên liệu thô cho sản xuất trên toàn cầu, những khó khăn về logistics trong quá trình vận chuyển và lưu trữ vaccine, và sự do dự do tâm lý hoài nghi về vaccine. Nhiều nước đang phát triển cũng có thể không có đủ vaccine để tiêm cho người dân và trông đợi vào tài trợ từ các nước giàu, nhưng các sáng kiến toàn cầu không hoàn toàn thành công trong việc cung cấp đủ vaccine cho những người cần được tiêm. Bà Demarais cho rằng tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine ít khả năng sẽ sớm được giải quyết. COVAX, sáng kiến do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng nhằm cung cấp vaccine cho các nền kinh tế mới nổi, đã không đáp ứng được các kỳ vọng. Bà cho rằng dù các cam kết hào phóng được đưa ra, lượng vaccine mà các nước giàu đã tài trợ chỉ đáp ứng được một phần lượng cần thiết và thậm chí là chưa được giao. Theo UNICEF, COVAX nhằm chuyển giao khoảng 2 tỷ liều vaccine trong năm nay, nhưng mới chỉ 217 triệu liều được giao cho đến nay. Một phần nguồn cung đã được chuyển tới các nước phát triển như Anh, Canada (Ca-na-đa), Australia (Ôx-trây-li-a) và New Zealand (Niu Di-lân). Các nước nghèo có thể sẽ phục hồi từ đại dịch chậm hơn, đặc biệt là khi các hạn chế cần được thực hiện trở lại do tỷ lệ tiêm chủng thấp. Du khách du lịch có thể sẽ tránh các nước mà nhiều người dân chưa tiêm chủng do lo ngại về an toàn. Tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, khi chưa thể đạt được miễn dịch cộng đồng do biến thể Delta và việc tiêm chủng là để giảm số ca nặng, nhập viện và tử vong. Bà Demarais cho rằng sự khác biệt giữa các nước giàu và nước nghèo là rõ ràng: các nước giàu và người dân được tiêm vaccine có nhiều lựa chọn, trong khi các nước nghèo thì ngược lại. * Nỗi lo vacccine còn đóTrong khi đó, việc các nước giàu đang đẩy nhanh kế hoạch tiêm thêm mũi vaccine thứ 3 ngừa COVID-19 đang khiến nguồn cung cho các nước nghèo và nước đang phát triển trở nên hạn hẹp.
Sau Mỹ, đã có thêm ít nhất 20 nước khác xác nhận sẽ triển khai chương trình tiêm mũi vaccine thứ 3. Động thái này đi ngược lại với lời kêu gọi của WHO cho rằng các nước nên ngừng kế hoạch tiêm tăng cường để chia sẻ lượng vaccine dự phòng cho các nước còn đang thiếu. Theo Tổng Giám đốc WHO Adhanom Ghebreyesus, hiệu quả thực sự của mũi vaccine tăng cường vẫn còn là một dấu hỏi và điều này chỉ thực sự cần với những người có hệ miễn dịch suy giảm. Trong một bài phân tích về chương trình tiêm chủng ở Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Chile, tờ Financial Times cho biết 3 nước này đã triển khai hơn 10 triệu liều vaccine tăng cường, nhiều hơn tổng số vaccine đã được sử dụng tại 6 nước châu Phi là Nigeria, Ethiopia, CH Chad, Cameroon, CHDC Congo và Kenya. Hiện mới chỉ có 2% dân số châu Phi đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine, tỷ lệ thấp nhất trong các châu lục trên thế giới. Ông John Nkengasong, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi, cho rằng các nước tiêm phòng tăng cường thay vì chia sẻ vaccine với các nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp và tỷ lệ ca mắc cao là “một tính toán sai lầm nghiêm trọng”, bởi điều này sẽ tạo cơ hội cho các biến thể mới xuất hiện và thách thức chính các nước đã được tiêm chủng đầy đủ.Theo ông Andrew Pollard, Giám đốc Oxford Vaccine Group, hãng sản xuất vaccine Oxford/AstraZeneca, việc các nước vội vã tiêm mũi thứ 3 là do mong muốn giảm thiểu rủi ro trong tương lai, nhưng điều này là không cần thiết nếu “không có bằng chứng rõ ràng” rằng những người đã tiêm đủ 2 mũi bị suy giảm khả năng miễn dịch.Cũng theo ông Pollard, tiêm mũi vaccine thứ 3 cho một người đồng nghĩa với việc từ chối cơ hội tiêm phòng cho một người khác. Đó là chưa kể, lợi ích của việc tiêm mũi thứ 3 là rất nhỏ so với việc triển khai tiêm phòng ở những nước chưa được tiêm chủng.
Mỹ dự kiến sẽ thông qua kế hoạch tiêm phòng tăng cường cho những người đã hoàn thành các mũi tiêm được 8 tháng (có thể là 1 hoặc 2 mũi tùy theo từng loại vaccine). Dự kiến, sẽ có hơn 100 triệu người Mỹ đủ điều kiện tiêm mũi tăng cường vào cuối năm nay. Còn ở châu Âu, Đức và Pháp cũng đã ấn định ngày khởi động chiến dịch tiêm mũi thứ 3. Anh đang lên kế hoạch, nhưng nhiều khả năng sẽ chỉ tiêm mũi 3 cho những người dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng. Giám đốc Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) Carissa Etienne đánh giá việc phân bổ không đồng đều vaccine ngừa COVID-19 là một điểm yếu trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch này ở châu Mỹ. Theo bà Etienne, dù các nước trong khu vực đã nhận được gần 12 triệu liều vaccine viện trợ từ Mỹ, Tây Ban Nha, Na Uy, Pháp và Thụy Điển thông qua cơ chế COVAX, song số lượng này là không đủ để bảo vệ cho hàng triệu người trong diện dễ bị tổn thương ở châu Mỹ. Chỉ tính riêng khu vực Mỹ Latinh và Caribe đến nay mới chỉ có khoảng 23% dân số được hoàn tất quy trình tiêm chủng. Mới đây Nhóm các nhà hoạch định chính sách toàn cầu, có nhiệm vụ ứng phó với cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng kêu gọi các quốc gia có nguồn dự trữ vaccine lớn chia sẻ “vũ khí hữu hiệu” trong cuộc chiến chống COVID-19 với các chương trình phân phối tới các nước có thu nhập thấp hơn. Trong một tuyên bố chung, Nhóm các nhà lãnh đạo đa phương, bao gồm người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), WHO và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lưu ý rằng hiện mới có chưa đầy 2% số người trưởng thành ở hầu hết các nước thu nhập thấp đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Con số này quá thấp so với mức gần 50% ở các nước có thu nhập cao. Nhóm trên nhấn mạnh cuộc khủng hoảng bất bình đẳng vaccine đang tạo ra “khoảng cách nguy hiểm” về tỷ lệ sống sót trong COVID-19, cũng như trong nền kinh tế toàn cầu. Do đó, nhóm các nhà lãnh đạo đa phương kêu gọi Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhanh chóng thực hiện các cam kết chia sẻ vaccine, bởi hiện mới có chưa đầy 10% số liều vaccine được cam kết chia sẻ được chuyển đi./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nguồn cung vaccine COVID-19 bị ảnh hưởng khi nhiều nước tiêm mũi tăng cường
07:36' - 28/08/2021
Việc các quốc gia giàu có đang đẩy nhanh kế hoạch tiêm thêm mũi vaccine thứ 3 ngừa COVID-19 đang khiến nguồn cung cho các nước nghèo và nước đang phát triển trở nên hạn hẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngoại giao vaccine mở ra cơ hội chuyển giao công nghệ và sản xuất tại chỗ
16:21' - 27/08/2021
Ngoại giao vaccine không chỉ là con đường để tiếp cận, nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 mà còn mở ra cơ hội chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine tại chỗ.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản chi 13 tỷ USD mua vaccine và thuốc điều trị COVID-19
15:08' - 27/08/2021
Nhật Bản ngày 27/8 đã quyết định chi 1.400 tỷ yen (13 tỷ USD) trong quỹ dự trữ của tài khóa 2021 để mua thêm vaccine COVID-19 và đảm bảo nguồn thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20' - 26/11/2024
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.