Kinh tế Trung Quốc 2022: Phát triển là ưu tiên hàng đầu
Theo bài viết trên trang Đa chiều, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2021 của Trung Quốc tăng 8,1%, theo đó mức thu nhập bình quân đầu người tăng 8,1%, việc làm ở thành thị tăng 12,69 triệu, mức giảm thuế và phí mới sẽ vượt quá 1.000 tỷ NDT (158,4 tỷ USD), tỷ lệ bao phủ vaccine vượt 85%.
Dự kiến năm 2022, GDP của Trung Quốc tăng khoảng 5,5%, khu vực thành thị có thêm 11 triệu việc làm, giá tiêu dùng tăng khoảng 3%, sản lượng lương thực duy trì ở mức trên 6.500 triệu tấn...Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đưa ra các số liệu trên trong báo cáo công tác chính phủ tại kỳ họp Lưỡng hội Trung Quốc (bao gồm Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc - hay Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, và Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 13 - hay Quốc hội Trung Quốc). Theo báo cáo trên, các mục tiêu nhấn mạnh hơn vào phát triển kinh tế trong nước của Trung Quốc."Giảm thuế, giảm phí" - từ khóa thu hút quan tâmSo với năm 2021, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc giảm 0,5%, phản ánh thực tế về áp lực suy giảm rất lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc. Điều đáng chú ý là "duy trì phát triển là ưu tiên hàng đầu" đã được đưa vào báo cáo công tác của chính phủ, chứ không đề cập đến "đặt ổn định lên hàng đầu''.Thủ tướng Lý Khắc Cường đã 7 lần đề cập đến việc "cắt giảm thuế" trong báo cáo công tác năm 2022 của Chính phủ Trung Quốc. Báo cáo đề cập rằng năm 2021, các khoản cắt giảm thuế và giảm phí mới sẽ vượt 1.000 tỷ NDT, việc trì hoãn đóng thuế theo từng giai đoạn sẽ được thực hiện đối với các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, các doanh nghiệp điện than và cung cấp nhiệt.Giảm thuế, giảm phí là biện pháp trực tiếp và hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, thực chất cũng là biện pháp “xả nước nuôi cá”, nhằm bảo tồn nguồn thuế. Báo cáo cũng đề cập Chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện chính sách mới hỗ trợ thuế và phí kết hợp vào năm 2022.Ước tính khoản hoàn thuế hàng năm sẽ là 2.500 tỷ NDT, trong đó khoảng 1.500 tỷ sẽ được giữ lại để hoàn thuế và tất cả các khoản hoàn thuế sẽ chuyển trực tiếp cho các doanh nghiệp. Đảm bảo rằng các biện pháp chính về hoàn thuế, giảm thuế được áp dụng, giúp đỡ kịp thời cho doanh nghiệp hồi sinh.Làm thế nào đạt kỳ vọng ổn định trong năm 2022?Đối với ngành bất động sản do bị giám sát chặt chẽ nên “đóng băng” trong năm 2021, chủ trương “nhà để ở chứ không phải để đầu cơ” lại được đưa vào báo cáo chính phủ. Năm 2022, chính sách vĩ mô của Trung Quốc sẽ tiếp tục ổn định giá bất động sản, kỳ vọng “các chính sách cụ thể của thành phố sẽ thúc đẩy chu kỳ phát triển lành mạnh trong lĩnh vực bất động sản”.Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc hiện tại đang bị bao trùm bởi "chu kỳ giảm sút". Qua xem xét các báo cáo công tác chính quyền địa phương năm 2021 được công bố, hơn 20 tỉnh đã giảm tốc độ tăng trưởng mục tiêu GDP ở mức 0,7%. Theo quan điểm này, đằng sau mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5% trong báo cáo của Thủ tướng Lý Khắc Cường năm nay là vấn đề quan trọng nhất mà phát triển kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt vào năm 2022 là đạt mức giảm như kỳ vọng.Vượt qua lớp sương mù này thường đòi hỏi một tinh thần nghị lực và một động lực mạnh mẽ đối mặt với khó khăn. Do đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường trong báo cáo chính phủ cho biết: Việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế dự kiến chủ yếu xem xét nhu cầu ổn định việc làm, bảo vệ sinh kế của người dân và phòng ngừa rủi ro, đồng thời, trên cơ sở tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong hai năm qua và các yêu cầu của "Quy hoạch 5 năm lần thứ 14".Đây là tốc độ tăng trưởng trung bình cao, thể hiện sự chủ động và cần phải nỗ lực để đạt được. Báo cáo còn kêu gọi kiên quyết ngăn chặn và chấn chỉnh sự phân biệt đối xử về giới tính, tuổi tác và việc làm khác, đồng thời tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn tại xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.Tăng nguồn lực tài chính về cơ sở cũng là một điểm nổi bật của báo cáoBáo cáo công tác chính phủ đề cập các nguồn lực tài chính mới nên tập trung về cơ sở, chủ yếu để thực hiện các chính sách trợ giúp doanh nghiệp, ổn định việc làm và bảo vệ sinh kế của người dân, thúc đẩy tiêu dùng và mở rộng nhu cầu. Năm 2022, chi tiêu của Chính phủ trung ương sẽ tăng 3,9%, trong đó chi tiêu của các bộ ngành sẽ tiếp tục giảm.Bốn tháng trước, vào tháng 11/2021, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đến thăm Thượng Hải, ông đã tổ chức một Hội nghị chuyên đề với người đứng đầu một số chính quyền địa phương, trong Hội nghị đã cảnh báo sự phát triển của Trung Quốc sẽ gặp phải nhiều thách thức đan xen, vượt qua dự kiến, yêu cầu chính quyền địa phương thực hiện giảm chi tiêu, tập trung nguồn lực tài chính đảm bảo thực hiện các chính sách giảm thuế, phí, đảm bảo cuộc sống cơ bản của người dân và hoạt động ở cơ sở.
Nhiều khoản ngân sách từ Trung ương chuyển cho địa phương sẽ được chuyển trực tiếp đến cấp cơ sở, cơ quan tài chính cấp tỉnh cũng cần tăng cường hỗ trợ cho cấp quận/huyện và cấp thấp hơn.Báo cáo công tác chính phủ cho biết trong năm 2021, các khoản ngân sách từ Trung ương chuyển cho địa phương tăng khoảng 1.500 tỷ NDT, với quy mô gần 9.800 tỷ NDT, tăng 18%, là mức tăng lớn nhất trong nhiều năm qua.Tài chính trung ương sẽ cấp trực tiếp đến cơ sở nhiều hơn, ngành tài chính cấp tỉnh cũng cần tăng cường hỗ trợ cho các thành phố, quận, huyện để cơ sở có đủ năng lực và động lực hơn trong thực hiện các chính sách có lợi cho doanh nghiệp và người dân.Bình thường hóa phòng chống dịch bệnh, tìm kiếm mô hình phù hợpCục diện thế giới thay đổi và tình hình dịch bệnh phức tạp trong khi các chính sách phòng chống dịch của Trung Quốc có thể nói là đã phải huy động tất cả nguồn lực. Khi giới thiệu các yêu cầu tổng thể và định hướng chính sách phát triển kinh tế và xã hội vào năm 2022, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rằng sẽ “tiếp tục làm tốt việc bình thường hóa công tác phòng chống dịch bệnh”. Kiên trì phòng ngừa các ca xâm nhập, ngăn chặn bùng phát trở lại ở trong nước, tiếp tục làm tốt công tác tiêm phòng, xử lý khoa học, chính xác các ổ dịch tại chỗ, duy trì nề nếp sản xuất và sinh hoạt bình thường. Tại cuộc họp báo của Lưỡng hội được tổ chức trước đó, liệu chính sách phòng chống dịch "Không COVID" (Zero COVID) của Trung Quốc có được điều chỉnh để đáp ứng với những thay đổi từ môi trường bên ngoài hay không, đã trở thành trọng điểm quan tâm của báo chí Trung Quốc và nước ngoài.Gần đây, một số nhà dịch tễ học Trung Quốc như Trương Văn Hồng, Ngô Tôn Hữu, Tăng Quang... đã lần lượt tiết lộ rằng, ở Trung Quốc có nhiều đội ngũ đang nghiên cứu về sự khác biệt trong chiến lược phòng chống dịch bệnh mới cùng chung sống với COVID-19 ở các nước Âu Mỹ với chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc. Trong thời gian tới, Trung Quốc có thể đưa ra lộ trình chung sống với virus theo kiểu Trung Quốc vào thời điểm thích hợp. Làn sóng thứ 5 dịch bệnh ở Hong Kong (Trung Quốc) đang bùng phát, cũng cung cấp một tài liệu tham khảo thực tế để Trung Quốc cân nhắc sâu sắc hơn về lộ trình "sống chung với COVID-19 kiểu Trung Quốc".Nhìn chung, trong một môi trường bên ngoài đầy biến động, vết thương của đại dịch trên thế giới vẫn chưa lành, nền kinh tế quốc tế đang cần phục hồi nhanh chóng, những thách thức của biến đổi khí hậu và tình hình phức tạp ở Ukraine, thì “cần làm tốt việc của mình" luôn là nội dung mà báo cáo công tác chính phủ Trung Quốc coi trọng nhất./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc phong toả thành phố 9 triệu dân vì bùng phát ổ dịch COVID-19 mới
17:55' - 11/03/2022
Theo quy định mới, một người chỉ được phép ra khỏi nhà 2 ngày/lần để mua nhu yếu phẩm. Chính quyền thành phố cũng cho biết sẽ tiến hành xét nghiệm đại trà.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Trung Quốc tin tưởng sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay
16:01' - 11/03/2022
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bày tỏ tin tưởng nước này sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 5,5% trong năm nay và cam kết tăng cường chính sách hỗ trợ nền kinh tế.
-
Hàng hoá
Trung Quốc sẽ mua 38.000 tấn thịt lợn đông lạnh để dự trữ vào ngày 10/3
09:21' - 09/03/2022
Theo Reuters, Trung tâm Quản lý Dự trữ Hàng hóa Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ mua 38.000 tấn thịt lợn để dự trữ vào ngày 10/3/2022.
-
Kinh tế Thế giới
Mục tiêu tăng trưởng năm 2022 của Trung Quốc có thể hỗ trợ tăng trưởng toàn cầu
05:30' - 09/03/2022
Mục tiêu tăng trưởng GDP đầy tham vọng của Trung Quốc có thể chứng tỏ một sự thúc đẩy vừa phải đối với kinh tế toàn cầu vốn bị coi là chịu áp lực lạm phát kèm đình trệ do căng thẳng Nga-Ukraine.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.