Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng trên 6,5% trong 5 năm tới
Trung Quốc đã và vẫn sẽ là quốc gia đang phát triển trong một thời gian nữa, nhưng khoảng cách phát triển với các nước phương Tây sẽ dần được thu hẹp, một quá trình sẽ tiếp tục tạo ra nhu cầu và nguồn cung mới.
Chẳng hạn, tỷ lệ người có xe hơi ở Trung Quốc là 106/1.000 người năm 2014, so với con số 800 ở Mỹ, 620 ở Đức và 340 ở Hàn Quốc.
Những "tín đồ" mua sắm có điều kiện người Trung Quốc mạnh tay chi cho các sản phẩm đắt tiền trong những chuyến du lịch nước ngoài, một thực tế cho thấy các doanh nghiệp trong nước có thể nắm bắt cơ hội đáp ứng những nhu cầu như vậy.
Tỷ lệ đô thị hóa xét về số cư dân thành thị là dưới 40%, so với mức trung bình 70% của các nước phát triển và 60% của các nước đang phát triển với thu nhập bình quân đầu người tương đương.
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng sẽ diễn ra trong nhiều năm và có thể đưa đến nhiều cơ hội đầu tư từ nhà ở đến đường ống ngầm, đường sắt và đường sá.
Trong khi loại dần các nhà máy tiêu tốn năng lượng và không có khả năng cạnh tranh, Trung Quốc đang thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực mới như sản xuất thiết bị tiên tiến, vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ thông tin và công nghệ sinh học.
Những lĩnh vực mới này sẽ không ngừng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, mang đến những nhu cầu mới. Những người Trung Quốc ngày càng giàu có sẵn sàng và có khả năng tài chính cho việc mua chúng.
Theo một nghiên cứu của Alibaba Group và Boston Consulting Group, những người sinh sau năm 1980 chi tiêu nhiều hơn 40% so với các thế hệ trước.
Thương mại điện tử và các dịch vụ giao hàng thuận tiện nở rộ kết nối gần như mọi nơi ở Trung Quốc, có nghĩa có tiềm năng lớn cho tiêu thụ.
Mặc dù nhu cầu toàn cầu thấp đã ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu của Trung Quốc, việc thúc đẩy các sản phẩm tiên tiến và hợp tác với các nước nằm trong dự án "Một vành đai, một con đường" sẽ mở ra một mặt trận mới cho tăng trưởng nhờ động lực từ bên ngoài.
Mỗi năm, Trung Quốc có trên 7 triệu người tốt nghiệp đại học gia nhập lực lượng lao động và có thể có sự giảm sút về số lượng trong xã hội Trung Quốc đang già hóa nhưng chất lượng có thể tăng.
Mặc dù người trẻ sẵn sàng chi tiêu hơn, người Trung Quốc có xu hướng tiết kiệm hơn nhiều so với người phương Tây, điều này đảm bảo nguồn vốn dồi dào trong hệ thống ngân hàng để dùng vào việc thúc đẩy nền kinh tế.
Lãi suất tại Trung Quốc hiện vẫn ở mức tương đối cao so với các mức lãi suất gần 0% ở nhiều nước phát triển. Trong 5 năm tới, các nhà hoạch định chính sách nước này có thể hạ lãi suất hơn nữa và giảm tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng để thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư.
Mặc dù gần đây giảm, song kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc vẫn là lớn nhất thế giới (3.230 tỷ USD tính đến cuối tháng 1/2016) và là vũ khí hữu hiệu và được sử dụng để phòng trước biến động tài chính.
Chính phủ Trung Quốc cũng có thể tiếp tục nới lỏng kiểm soát thị trường và mở cửa nhiều lĩnh vực hơn cho nhà đầu tư tư nhân.
Để thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội tương đối khá giả về mọi mặt, Trung Quốc cần duy trì động lực tăng trưởng và có khả năng để làm điều đó.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc không có dấu hiệu rút vốn ra khỏi thị trường
20:55' - 17/02/2016
Trung Quốc không thấy bất kỳ dấu hiệu nào về tình trạng các nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường nước này, cũng như không có cơ sở cho sự tiếp tục giảm giá đồng nhân dân tệ (NDT).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cam kết dùng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ đồng NDT
06:30' - 15/02/2016
Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) Chu Tiểu Xuyên cam kết Trung Quốc sẽ sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ để bảo vệ đồng nội tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc trì trệ là “tin xấu” với Australia
20:25' - 14/02/2016
Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã tụt xuống mức thấp nhất trong 25 năm, làm dấy lên quan ngại ngày càng tăng ở những nước thịnh vượng nhờ nền kinh tế bùng nổ của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc khởi động năm 2016 không suôn sẻ
13:27' - 14/02/2016
Kinh tế Trung Quốc đã khởi đầu năm 2016 không suôn sẻ, khi đối mặt với làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán và nguồn vốn ào ạt chạy ra nước ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ: Thêm hai tàu chở ngũ cốc khởi hành từ Ukraine
11:59'
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/8 cho biết có thêm 2 tàu chở ngũ cốc rời khỏi cảng Biển Đen của Ukraine, nâng tổng số tàu rời nước này theo thỏa thuận do Liên hợp quốc làm trung gian lên 16 chiếc.
-
Kinh tế Thế giới
Nga bắt đầu cung cấp khí đốt bổ sung cho Hungary
09:08'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 13/8, Hungary thông báo Nga đã bắt đầu cung cấp khí đốt bổ sung cho nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Ẩn ý đằng sau việc nhân dân tệ trở thành đồng tiền giao dịch phổ biến ở Nga
05:30'
Tháng 7/2022, đồng nhân dân tệ (NDT) đã trở thành đồng ngoại tệ có nhu cầu cao thứ ba ở Nga sau đồng USD và đồng euro.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản muốn tiếp tục tham gia vào cả 2 dự án Sakhalin
19:03' - 13/08/2022
Cả 2 dự án Sakhalin cung cấp gần 9% tổng lượng khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) nhập khẩu vào Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Nga giảm 4% trong quý II/2022
13:33' - 13/08/2022
Cơ quan Thống kê LB Nga (Rosstat) ngày 12/8 công bố dữ liệu sơ bộ cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý II vừa qua giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đang lên kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ
13:01' - 13/08/2022
Báo The Wall Street Journal (Mỹ) ngày 12/8 đưa tin các quan chức Trung Quốc đang lên kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Joe Biden.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ cháy kho dầu lớn nhất Cuba: Đã dập tắt được đám cháy
11:58' - 13/08/2022
Chính phủ Cuba ngày 12/8 tuyên bố đã dập tắt vụ hỏa hoạn tại kho chứa nhiên liệu bên Vịnh Matanzas, thảm họa công nghiệp kinh hoàng nhất trong lịch sử đảo quốc Caribe này.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Trung-Nga có thể đạt kỷ lục trong năm 2022
09:03' - 13/08/2022
Đại sứ Trung Quốc tại LB Nga Zhang Hanhui ngày 11/8 cho biết hợp tác kinh tế giữa nước này với LB Nga đang trên đà phát triển và kim ngạch thương mại có thể đạt mức kỷ lục trong năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Venezuela dừng chuyển dầu thô sang châu Âu để thanh toán nợ
08:09' - 13/08/2022
Ngày 12/8, Venezuela đã quyết đình chỉ các hoạt động chuyển dầu thô sang châu Âu trên tinh thần thỏa thuận đổi dầu thô trừ vào các khoản nợ chưa thanh toán và cổ tức trễ hạn.