Kinh tế Trung Quốc: Còn sớm để lo ngại giảm phát kéo dài
Nền kinh tế Trung Quốc đang suy yếu. Sự phục hồi sau đại dịch COVID-19 đang dần mất đà. Kim ngạch thương mại với phần còn lại của thế giới đang sụt giảm mạnh. Và sự tăng mạnh của giá nhà kéo dài 10 năm qua cũng đang khép lại.
Biểu hiện rõ nhất cho những khó khăn mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đối mặt là việc nước này chính thức rơi vào tình trạng giảm phát. Tại Mỹ, Anh và Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (eurozone), giá cả đang tăng lên, dù không còn mạnh như vài tháng trước, nhưng tình hình lại đang diễn biến theo chiều ngược lại tại Trung Quốc.
Số liệu cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc giảm 0,3% trong tháng Bảy so với cùng kỳ năm ngoái đã làm dấy lên những đồn đoán rằng Trung Quốc sắp rơi vào tình trạng giảm phát kéo dài, như trường hợp của nước láng giềng Nhật Bản sau khi bong bóng bất động sản vỡ vào cuối những năm 1980. Tuy nhiên, còn quá sớm để lo ngại về điều đó, ít nhất là ở thời điểm này. Có nhiều yếu tố chỉ xảy ra một lần ảnh hưởng đến giá thực phẩm dẫn đến sự sụt giảm giá cả trong tháng trước. Lạm phát cốt lõi, không tính giá năng lượng và thực phẩm vốn dễ biến động, không những không giảm, mà trên thực tế còn tăng từ 0,4% lên 0,8%. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc rõ ràng đang lo ngại về thể trạng của nền kinh tế, và nỗi lo này là có lý do. Những nỗ lực để xoay chuyển nền kinh tế từ phụ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu, sang dựa trên chi tiêu tiêu dùng vẫn đang ở giai đoạn đầu. Các nhà máy đang ghi nhận nhu cầu sụt giảm do nhu cầu toàn cầu suy yếu. Không chỉ có giá tiêu dùng giảm, mà giá sản xuất tại Trung Quốc cũng giảm hơn 4% trong năm qua, điều này sẽ khiến giá hàng hóa xuất khẩu của nước này giảm xuống. Bất cứ yếu tố nào có khả năng khiến lạm phát giảm xuống đều là tín hiệu đáng mừng đối với ngân hàng trung ương ở các nước phát triển. Giới chức Trung Quốc đang đón nhận thêm nhiều tin xấu. Tương tự những diễn biến dẫn đễn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, giá nhà tại Trung Quốc đang giảm xuống và giá bất động sản nói chung cũng bị ảnh hưởng. Country Garden, một trong những công ty phát triển bất động sản tư nhân hàng đầu của Trung Quốc, đã quá hạn thanh toán hai hạng mục trái phiếu trong tuần này. Có lẽ điều đáng lo ngại nhất đối với giới chức Trung Quốc là tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ của nước này hiện đang ở mức 20% và có thể còn tăng cao hơn nữa, với một lứa sinh viên mới tốt nghiệp phải chật vật tìm kiếm việc làm trong một nền kinh tế đang tăng trưởng ì ạch. Trong dài hạn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kiên trì với chiến lược tái cân bằng nói trên của mình.Nguyên nhân khiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm trước đại dịch COVID-19 là chính phủ nước này duy trì thanh khoản cao trên thị trường.
Nhà nước đầu tư mạnh tay để tăng cường năng lực sản xuất, còn các công ty bất động sản khởi sắc nhờ nguồn cung vốn lãi suất thấp dồi dào. Hệ quả là, Trung Quốc hiện có một lượng lớn các nhà máy vận hành dưới công suất và nhà ở không có người mua.
Vậy tình trạng này có khiến Chính phủ Trung Quốc tránh can thiệp vào nền kinh tế hay không? Câu trả lời gần như chắc chắn là không. Giảm phát, kể cả khi chỉ là tạm thời, sẽ buộc giới chức nước này phải kích thích nhu cầu bằng cách hạ lãi suất và tăng chi tiêu công. Tuy nhiên, rất có thể là chính phủ sẽ chỉ có những can thiệp nhỏ hơn và có mục tiêu rõ ràng hơn trước đây./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Trung Quốc kích thích thị trường chứng khoán
13:35' - 11/08/2023
Các sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến của Trung Quốc vừa ra thông báo cho biết sẽ nghiên cứu các biện pháp giúp giảm phí giao dịch cho nhà đầu tư.
-
Kinh tế & Xã hội
Tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc thiệt hại nghiêm trọng vì lũ lụt
12:40' - 11/08/2023
Theo Tân Hoa xã, tính đến ngày 10/8, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc, đã báo cáo 29 người thiệt mạng và 16 người khác mất tích vì các thảm họa liên quan đợt mưa lớn kéo dài vài tuần qua.
-
Hàng hoá
Triển vọng nhu cầu của Trung Quốc yếu - nhân tố gây sức ép với thị trường dầu mỏ
07:38' - 11/08/2023
Dữ liệu gần đây cho thấy lĩnh vực tiêu dùng ở Trung Quốc rơi vào tình trạng giảm phát làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nhiên liệu ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc trước ngưỡng cửa giảm phát
06:30' - 11/08/2023
Nhu cầu tiêu dùng thấp đang đưa đến sự cạnh tranh về giá giữa chuỗi nhà hàng bình dân, điều mà các nhà phân tích cho là có thể khiến chuỗi nhà hàng nhỏ khó có thể giảm giá theo chuỗi nhà hàng lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.