Kinh tế tuần hoàn hướng tiếp cận mới cho Đồng bằng sông Cửu Long
Là vùng trọng yếu về an ninh lương thực của quốc gia nhưng Đồng bằng sông Cửu Long lại là khu vực rất dễ tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.
Ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn, nguồn nước ngầm suy giảm, cộng với việc thủy điện hình thành nhiều ở khu vực thượng nguồn sông Mê Công khiến vùng đối mặt với sụt lún, sạt lở đất; thiếu nước sản xuất, sinh hoạt rất nghiêm trọng. Cả vùng hiện có hơn 800 khu vực sạt lở, với tổng chiều dài hơn 1.000 km; trung bình mỗi năm mất từ 300 đến 500 ha đất do lở bờ sông, bờ biển.
Theo các cơ quan chức năng, tính riêng tỉnh Cà Mau, từ năm 2011 đến nay, địa phương này đã có hơn 350 km bờ biển bị sạt lở, làm mất hơn 5.300 ha đất sản xuất, đất ở và rừng ngập mặn. Từ đầu mùa khô năm 2024 đến nay, hạn hán và xâm nhập mặn đã làm hơn 50.000 hộ dân ở Đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu nước sinh hoạt; gần 1.000 tuyến đường, bờ kênh, nhà ở, kho xưởng, cầu giao thông bị hư hỏng, đổ sập do sụt lún, sạt lở; hàng ngàn ha rau màu bị thiếu nước tưới, chết khô; hàng trăm ha rừng bị cháy rụi. Những con số trên cho thấy, hậu quả và hệ lụy kéo theo của biến đổi khí hậu là rất nặng nề, tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Không chỉ gây thiệt hại lớn về tài sản, kinh tế, biến đổi khí hậu còn đe dọa đến sự an toàn, tính mạng của hàng triệu người dân miền Tây Nam Bộ; về lâu dài, nguy cơ mất an ninh lương thực quốc gia là rất lớn. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cung ứng lương thực, thực phẩm lớn nhất, do đó bất cứ điều gì xảy ra với vùng đất này đều ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của cả nước. Theo các chuyên gia, dự báo mức độ tác động và những con số thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra với Đồng bằng sông Cửu Long sẽ còn tăng lên nhanh chóng trong tương lai, nếu ngay lúc này chưa có các giải pháp căn cơ, cấp thiết. * Giải pháp tối ưuTheo Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển. Đảng và Nhà nước đã ban hành những chủ trương và chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của vùng. Trong đó, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh là những cách tiếp cận hướng đến mục tiêu trên. Khoa học và công nghệ là yêu cầu cấp bách sẽ góp thúc đẩy, phát triển các mô hình kinh tế này. Mô hình kinh tế tuần hoàn là cách tiếp cận mới, khác biệt với mô hình sản xuất “khai thác-sản xuất-tiêu dùng-thải bỏ” truyền thống, nhằm tái chế, tái sử dụng và tận dụng sản phẩm, từ đó góp phần sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và hạn chế phát thải các chất độc hại ra môi trường. Điển hình như mô hình tôm - lúa giải quyết được “xung đột” với việc trồng lúa trên đất nuôi tôm, là một mô hình “thuận thiên một cách thông minh" của người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long. “Lúa là cây trồng tiêu thụ nhiều nước. Vào mùa mưa, có đủ nước ngọt, người nông dân trồng lúa, vào mùa khô, nước bị nhiễm mặn thì lấy vào nuôi tôm. Rơm rạ phân hủy từ cây lúa là thức ăn của tôm và chất thải hữu cơ của tôm là phân bón cho cây lúa”. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Anh Tuấn, Bộ môn Tài nguyên nước, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên thuộc Trường Đại học Cần Thơ chia sẻ.Các chuyên gia của Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn cho rằng, đối với ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, việc áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn sẽ mang lại nhiều tác động to lớn về mặt kinh tế và môi trường, do quy mô sản xuất nông nghiệp của vùng cũng như tiềm năng rất lớn trong việc tận dụng và giảm thiểu các nguồn đầu vào, xử lý và tái chế chất thải và nước thải, tận dụng phụ, phế phẩm trong sản xuất.
Cụ thể, sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm thải ra môi trường 20 triệu tấn rơm rạ, 4 triệu tấn trấu và 2 triệu tấn cám. Việc tận dụng được các nguồn phụ, phế phẩm này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo của vùng. Điển hình tại tỉnh Hậu Giang, rơm trên các cánh đồng lúa được thu gom để sản xuất, chế biến các sản phẩm xanh, sản phẩm có giá trị cao và giảm phát thải khí nhà kính. Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mỗi năm, vùng Đồng bằng sông Cửu Long tạo ra khoảng 26 - 27 triệu tấn rơm, nhưng có đến khoảng 70% bị người dân đốt hoặc vùi vào đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí methane và các khí nhà kính khác.Giải pháp là thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn từ rơm rạ, khắc phục được tình trạng nông dân đốt và vùi rơm rạ vào đồng ruộng. Nông dân có thể ứng dụng cơ giới hóa trong thu gom rơm rạ để trồng nấm rơm, làm thức ăn cho bò, phân bón sinh học, nhựa sinh học và nông nghiệp đô thị, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính.
Ngoài ra, các hoạt động chăn nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long thải ra môi trường 2,78 triệu tấn chất thải mỗi năm, chủ yếu từ chăn nuôi lợn, gia cầm và gia súc. Hiện nay, việc tận dụng các nguồn chất thải này chỉ mới dừng lại ở áp dụng các mô hình biogas, ủ phân compost, hoặc sử dụng trực tiếp. Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn, mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là một giải pháp phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hiện thực hóa các chương trình về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của Đảng và Nhà nước. Các giải pháp này không chỉ góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn đóng góp vào việc gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên cùng một đơn vị diện tích canh tác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các hoạt động nông nghiệp./.- Từ khóa :
- Kinh tế tuần hoàn
- đồng bằng sông cửu long
- đbscl
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng bằng sông Cửu Long cấp bách phát triển nông nghiệp “thuận thiên”
19:10' - 20/05/2024
Phát triển nông nghiệp theo hướng “thuận thiên” không chỉ là câu chuyện kinh tế mà còn mang đậm yếu tố lịch sử, xã hội và văn hóa địa phương.
-
Kinh tế & Xã hội
Khoảng 50.000 hộ dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước sạch sinh hoạt
14:50' - 09/04/2024
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có khoảng 50.000 hộ ở 13 tỉnh thành phố Đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu nước sạch, phải sử dụng nhiều giải pháp khác nhau để có nước sạch sinh hoạt.
-
Kinh tế & Xã hội
Bàn giải pháp sống chung với hạn, mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long
18:28' - 27/03/2024
Ngày 27/3, tại thành phố Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo "Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
22:01' - 07/04/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài tăng cường kết nối kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam với các nước để thích ứng tốt hơn với tình hình mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị Đầu tư thường niên 2025 ở UAE
21:40' - 07/04/2025
Ngày 7/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự AIM Congress lần thứ 14 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab (Arập) Thống nhất (UAE).
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I, vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế gấp hơn 2 lần
20:49' - 07/04/2025
Tổng vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt 1.386.700 tỷ đồng, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Biến khó khăn thành cơ hội để cơ cấu lại thị trường, ngành hàng
20:37' - 07/04/2025
Chiều 7/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có cuộc làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng lắng nghe ý kiến đề xuất, bàn giải pháp trước chính sách thuế suất của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chúng ta phải vươn lên mạnh mẽ, không được phép yếu đi
18:53' - 07/04/2025
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?
16:22' - 07/04/2025
Những nỗ lực ngoại giao kinh tế của lãnh đạo Chính phủ những ngày qua, cùng sự sẵn sàng chung tay từ phía các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng và AmCham, USABC cho chúng ta niềm tin lạc quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm bán lẻ, dịch vụ đón lượt khách tăng “khủng” dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
15:25' - 07/04/2025
Sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, địa phương và phong phú điểm đến đã góp phần tạo nên một không gian du lịch sống động, mang đậm bản sắc của thị trường du lịch Việt.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48' - 07/04/2025
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
13:47' - 07/04/2025
Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ sẽ góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.