Kinh tế Việt Nam chủ động phương án ứng phó để đạt mục tiêu tăng trưởng
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2025 của Tổng cục Thống kê, các chỉ tiêu quan trọng về sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thu ngân sách nhà nước… tiếp tục tăng trưởng tích cực, tạo đà cho tăng trưởng cả năm. Mặc dù vậy, nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, nhất là trước yêu cầu tăng trưởng cao trong năm 2025 và ứng phó với biến động bên ngoài, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương cần có các giải pháp đột phá, các chỉ tiêu tăng trưởng mới để đạt mục tiêu đề ra.
Đáng chú ý, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 1/2025 giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu giảm 4,3%; nhập khẩu giảm 2,6%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,03 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa giảm 14,1% so với tháng trước và giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu dự báo cũng sẽ "gập ghềnh" hơn do nhu cầu thế giới phục hồi chậm. Mỹ và các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam gia tăng hàng rào thuế quan, bảo hộ thương mại mới, với các chính sách khó đoán định. Sức ép cạnh tranh gia tăng ở cả thị trường xuất khẩu và trong nước. Không những thế, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu; áp lực đáo hạn trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản năm 2025 lớn, nhiều dự án bị đình trệ, chậm tiến độ, các khó khăn, vướng mắc pháp lý chưa được tháo gỡ triệt để. Ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro, sức ép điều hành về tỷ giá, lãi suất, lạm phát còn lớn, nhất là trước những tác động bất lợi từ bên ngoài… "Các động lực tăng trưởng chưa có sự bứt phá rõ nét theo yêu cầu tăng trưởng đặt ra, cần quyết liệt hơn nữa để thúc đẩy", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhận định. Cần các giải pháp đột phá để đạt mục tiêuĐể đạt được mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, cần có sự quyết tâm cao độ, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt. Theo đó, các giải pháp tổng thể, toàn diện trên tất cả các ngành, lĩnh vực đã được thể hiện trong Nghị quyết 01 của Chính phủ. Tuy nhiên, với yêu cầu tăng trưởng cao hơn, cường độ thực hiện các giải pháp này cũng phải được nâng lên tương ứng.
“Điều này đòi hỏi tất cả các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm triển khai ở mức độ cao hơn, thậm chí gấp đôi so với trước đây. Nói một cách đơn giản, mỗi cá nhân, mỗi đơn vị phải làm việc với năng suất gấp đôi so với hiện tại thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng mới”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh. Về các giải pháp cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm: trước hết, hoàn thiện thể chế pháp luật, cần bám sát quan điểm chỉ đạo của Trung ương và Thủ tướng Chính phủ, trong đó xác định thể chế là một nguồn lực quan trọng cho phát triển và được coi là đột phá của đột phá. Do đó, việc tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế pháp luật trong năm 2025 vẫn là một yêu cầu cấp thiết. Cùng với đó, tổ chức thực hiện khẩn trương, quyết liệt, bảo đảm tiến độ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, không để ảnh hưởng đến người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn; khẩn trương ban hành các nghị định, văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (Luật Đầu tư công sửa đổi; các Luật sửa đổi 4 luật về đầu tư, 7 luật về tài chính...). Đồng thời, các địa phương cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các giải pháp, chính sách để thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, phát triển lực lượng sản xuất mới, tiên tiến; đẩy mạnh liên kết vùng, phát huy hiệu quả hoạt động của các Hội đồng điều phối vùng. Bên cạnh đó, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế. Theo dõi sát tình hình, làm tốt công tác dự báo, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, chủ động phương án ứng phó từ sớm, từ xa với các tình huống có thể phát sinh… Về các giải pháp từ phía cầu, Chính phủ cần tập trung vào một số nhiệm vụ chính; trong đó, đẩy mạnh đầu tư là ưu tiên hàng đầu. Đầu tư từ lâu đã được xác định là động lực quan trọng, có tác động ngay lập tức đến tăng trưởng kinh tế. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng, nếu muốn có tăng trưởng thì phải có đầu tư, mà muốn đầu tư thì phải có vốn để bảo đảm phát triển. Mức tăng trưởng trên 8% hướng đến 10% của năm 2025 là con số rất ấn tượng mà Chính phủ đặt ra, căn cứ điều kiện cũng như thực tiễn, thể hiện sự cố gắng, đồng bộ, quyết liệt để phát triển nền kinh tế, phấn đấu năm nay làm tiền đề cho giai đoạn sau nữa. “Về định hướng chính sách tiền tệ cho mục tiêu tăng trưởng 8%, phải kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Tiếp theo cần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng, đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế. Với mục tiêu này, việc điều hành chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được điều hành linh hoạt, chặt chẽ, phù hợp với chính sách tài khoá, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thương mại”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh. Về phía các địa phương, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, năm 2025 là năm cuối của kế hoạch 5 năm, thành phố tiếp tục thực hiện năm chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo và phát triển”. Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 6,5% trở lên, thu nhập bình quân đầu người 172,4 triệu đồng và kiểm soát lạm phát dưới 4,5%. Để đạt mục tiêu trên, thành phố đưa ra hàng chục giải pháp và nhóm giải pháp; trong đó tập trung phát triển kinh tế, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn của kinh tế Thủ đô. Còn theo Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, Tp. Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch năm 2025 đạt tốc độ tăng trưởng 10%, đây là một quyết tâm chính trị rất thách thức. Muốn tăng trưởng 2 con số, thì tăng trưởng công nghiệp của thành phố phải trên 10%, do đó Tp. Hồ Chí Minh cần phải có những chính sách cho sản xuất công nghiệp. Với xuất nhập khẩu, khối tài chính cùng với các bên liên quan phải phân tích kỹ để có giải pháp, kể cả những chính sách hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu. TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính, Học viện Tài chính nhận định, để tăng trưởng cả năm 2025 đạt 8%, Việt Nam cần chuẩn bị trước các phương án hỗ trợ nền kinh tế trong trường hợp bối cảnh kinh tế toàn cầu đột ngột xấu đi. Các chính sách này cần tập trung vào việc hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu để tăng khả năng cạnh tranh, duy trì sản xuất ngay cả trong bối cảnh kém thuận lợi. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, với mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất 8% trong năm 2025, các bộ, ngành, địa phương phải có các chỉ tiêu tăng trưởng mới, trình các cấp có thẩm quyền thông qua để thực hiện. Thủ tướng đề nghị dự báo, phân tích thật sát tình hình tháng 2 và thời gian tới, nhất là kịch bản ứng phó với khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, đề xuất giải pháp để phản ứng nhanh nhạy, kịp thời, không để lỡ thời cơ và giữ đà đang có để tiếp tục phát triển. Thủ tướng gợi ý một số giải pháp như tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhất là các thị trường mới như Trung Đông, Nam Mỹ; giảm chi thường xuyên, đưa tỷ trọng chi thường xuyên xuống dưới 60% tổng chi ngân sách để tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là các dự án lớn, quan trọng quốc gia, tạo nền tảng tăng trưởng bền vững, kích thích tiêu dùng… "Yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành hàng tháng báo cáo về những vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực phụ trách, nêu rõ vướng mắc là gì, ở đâu, ai giải quyết… để Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định", Thủ tướng nhấn mạnh.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh nhất Đông Nam Á
19:42' - 07/02/2025
Theo trang en.tempo.co (Indonesia), năm 2024, lượng khách du lịch đến Việt Nam sau đại dịch COVID-19 đã phục hồi 98%, là mức độ phục hồi cao nhất ở Đông Nam Á.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam năm 2025 tăng trưởng 6,7%
17:53' - 07/02/2025
Theo báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam công bố ngày 7/2, Ngân hàng Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,7% trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu trên 3 tỷ USD trong tháng đầu năm
14:02' - 06/02/2025
Trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 63,15 tỷ USD, giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 1, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt hơn 11 tỷ USD
21:02'
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chạm ngưỡng 11,1 tỷ USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi cán bộ, công chức, người dân phải thực sự gắn bó máu thịt với Quảng Nam
20:13'
Chiều 8/2/2025, tại thành phố Tam Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 1-7/2/2025
19:11'
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong Lễ hội xuân năm 2025; quản lý dạy thêm, học thêm... là thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng nổi bật tuần từ 1-7/2/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông tại Phú Yên
14:34'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 12/CĐ-TTg về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Doanh nghiệp Quảng Nam phải góp phần đắc lực cùng cả nước đạt mức tăng trưởng 8% trở lên
13:51'
Sáng 8/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, làm việc tại Tập đoàn HS Hyosung Quảng Nam, Cảng Chu Lai, sân bay Chu Lai và Tập đoàn THACO.
-
Kinh tế Việt Nam
Để nông sản Việt tiến sâu vào các thị trường "khó tính"
10:03'
Thị trường nhập khẩu nông sản, thực phẩm liên tục có những thay đổi quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật (SPS) với mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và sức khỏe động thực vật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài
07:30'
Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ thành phố Huế trở ra triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả công tác phòng, chống rét đậm, rét hại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải gỡ được các nút thắt
21:02' - 07/02/2025
Chiều 7/2, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
20:56' - 07/02/2025
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đến ngày 6/2/2025.