Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Cơ quan trình dự án luật phải chịu trách nhiệm đến cùng
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 12/2, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh mục đích là bộ máy phải tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Việc tổ chức lại phải làm cho bộ máy mới tốt hơn, hiệu quả hơn bộ máy cũ. Để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, qua rà soát thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW cho thấy, hiện còn vướng khoảng hơn 5.000 văn bản (luật và văn bản dưới luật), trong đó có hơn 200 luật phải sửa đổi, bổ sung.
Chủ tịch nước nêu rõ, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 tập trung sửa đổi 4 luật gồm: Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và 5 dự thảo nghị quyết để thực hiện việc sắp xếp tổ chức, bộ máy để triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW. Chủ tịch nước đề nghị tập trung cho ý kiến vào: dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); lưu ý việc sửa đổi phải phù hợp với thực tiễn và đạt yêu cầu bộ máy tốt hơn, mạnh hơn. Chủ tịch nước yêu cầu, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đạt ít nhất 8% năm 2025 thì phải tháo gỡ vướng mắc thể chế; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ để đời sống của nhân dân ổn định và có nhiều cải thiện. *Tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luậtDự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tập trung 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật. Theo đó, tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường kiểm soát quyền lực; phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy; bổ sung quy định Chính phủ ban hành nghị quyết quy phạm; đổi mới việc xây dựng Chương trình lập pháp của Quốc hội. Bên cạnh đó, đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; về trách nhiệm của các cơ quan trình dự án luật; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Đáng chú ý, dự thảo Luật quy định cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để chỉnh lý dự thảo luật. Đồng thời, bổ sung các quy định nhằm phân định rõ vai trò, tăng cường cơ chế phối hợp giữa cơ quan trình với cơ quan thẩm tra và Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quá trình trình, thẩm tra, cho ý kiến, chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật. Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã thực hiện được một thời gian và mang lại những kết quả tích cực. Các cơ quan liên quan đã nỗ lực phối hợp để hoàn thiện về trình tự, thủ tục trong các văn bản quy phạm pháp luật, mục tiêu là đơn giản hóa thủ tục và giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên, quá trình phát triển phát sinh mâu thuẫn mới cần phải giải quyết, do đó, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện là cần thiết. Theo Thủ tướng, việc thực hiện cuộc cách mạng về bộ máy để tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đi đôi với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cơ cấu lại đội ngũ này để phù hợp với tổ chức mới. Đây là chủ trương lớn rất đúng đắn của Đảng. "Trong cải cách bộ máy lần này làm sao cho "đúng vai thuộc bài"; phân cấp, phân định rõ ràng để dễ đánh giá và xác định trách nhiệm; tinh thần là giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Đó là những nguyên tắc rất cơ bản cần bám sát để triển khai... Nếu thấy vướng trên thực tiễn thì phải sửa", Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ. Phát biểu tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được bố cục gồm 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương, 101 điều so với Luật năm 2015). Số điều giảm đi, rút khỏi luật là những quy định về nghị định, thông tư, thực hiện theo đúng quan điểm mới về xây dựng pháp luật là vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì Quốc hội quy định, còn Chính phủ sẽ ban hành các nghị định, thông tư để chủ động điều hành. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, hướng tới là phải tăng cường vai trò của cơ quan trình; cơ quan trình phải chịu trách nhiệm đến cùng. "Trước đây, cơ quan trình làm 50-60% rồi đưa sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội phải vào cuộc rất vất vả. Có luật, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội phải ngồi 7-8 cuộc. Tôi đã nhắc nhở trong các cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội rằng Bộ trưởng, Trưởng ngành phải chịu trách nhiệm đến cùng trong xây dựng luật; không thể giao cho thứ trưởng, vụ trưởng", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ. Chủ tịch Quốc hội nhất trí bổ sung nghị quyết của Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; đề nghị rà soát kỹ lưỡng quy định nội dung ban hành nghị quyết của Chính phủ tại khoản 2 Điều 4, tránh trùng lặp nội dung khi ban hành nghị định.Chủ tịch Quốc hội cũng đồng tình định hướng đổi mới quy trình lập pháp theo hướng các dự án luật, nghị quyết về nguyên tắc sẽ xem xét thông qua trong 1 kỳ họp nhưng chỉ quy định chung theo hướng là tại kỳ họp sẽ thảo luận các ý kiến các nhau. "Vấn đề này phải xác định hồ sơ, trình tự thủ tục. Đây là vấn đề cần quan tâm", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Theo Chủ tịch Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được Quốc hội thông qua sẽ tạo điều kiện xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong năm nay cũng như nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI. *Phát huy vai trò của đại biểu Quốc hội chuyên trách Thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, các đại biểu tán thành việc xác định phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội như đã nêu trong Tờ trình. Để đáp ứng yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước, các đại biểu cho rằng, trong lần sửa đổi này cần tập trung chủ yếu vào các quy định về cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; về phân định thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với thẩm quyền của Chính phủ; đồng thời, kết hợp sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội mà qua tổng kết thực tiễn hoạt động có phát sinh vướng mắc, bất cập. Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) cho biết, theo quy định hiện hành, đại biểu Quốc hội chuyên trách vẫn chung nhiệm vụ, quyền hạn, địa vị pháp lý như các đại biểu khác. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung quy định để xác định rõ hơn về vị trí pháp lý của đại biểu Quốc hội chuyên trách trong hệ thống chính trị, nhằm tạo điều kiện cho đại biểu Quốc hội chuyên trách tiếp tục phát huy vai trò, hiệu quả trong hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương.- Từ khóa :
- quốc hội
- đại biểu quốc hội
- luật sửa đổi
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Điều chỉnh chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng là cần thiết
12:42'
Lạm phát là chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định vĩ mô cũng như đời sống người dân và chi phí của doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9
10:04'
Sáng 12/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu khai mạc Kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn:
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu Chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang
16:54'
Ngày 12/2/2025, HĐND tỉnh Hậu Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 tổ chức kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) để thực hiện công tác tổ chức cán bộ thuộc thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tính chủ động, linh hoạt trong xử lý vấn đề liên quan đến sắp xếp bộ máy
16:50'
Chiều 12/2, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ vướng triển khai các chương trình, đề án phát triển bền vững
16:17'
Qua rà soát bước đầu, hiện còn một số nội dung của các chương trình, đề án khó có khả năng hoàn thành, cần có các giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc...
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương kỳ vọng tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư
16:12'
Ngày 12/2, tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị gặp mặt Hiệp hội ngành hàng và Hiệp hội đầu tư nước ngoài nhằm giải đáp khó khăn, tăng cường hợp tác, thúc đẩy môi trường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý
15:37'
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành với việc phân quyền, phân cấp, ủy quyền để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Trung ương và địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Điều chỉnh chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng là cần thiết
12:42'
Lạm phát là chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định vĩ mô cũng như đời sống người dân và chi phí của doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Lắp hơn 250 màn hình cung cấp thông tin cho khách đi metro Bến Thành - Suối Tiên
12:26'
Các đơn vị đồng hành sẽ lắp đặt 206 màn hình trong 17 đoàn tàu để cung cấp thông tin, tin tức và nội dung giải trí
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để kinh tế Bình Dương tăng trưởng hai con số?
12:26'
"Chúng ta phải vận động nhân dân đồng thuận với các dự án phát triển hạ tầng, vì đây là nền tảng quan trọng để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội", Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương khẳng định.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng chấp thuận nhà đầu tư dự án khu công nghiệp Hòa Ninh
12:03'
UBND thành phố Đà Nẵng có quyết định chấp thuận Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ là nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Ninh tại xã Hòa Ninh, Hòa Vang.