Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Điều chỉnh chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng là cần thiết
Tại Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, trình bày Báo cáo thẩm tra Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, việc trình Quốc hội điều chỉnh tăng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 thể hiện quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, góp phần củng cố, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng 2 con số trong thời gian đủ dài, đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng.
Về chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 - 5%, Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc điều chỉnh chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng là cần thiết nhằm tạo không gian trong điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Lạm phát là chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định vĩ mô cũng như đời sống người dân và chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản tháng 1/2025 tăng 3,07%, cao hơn bình quân chung năm 2023 (2,71%), cho thấy áp lực lạm phát là đáng kể. Do đó, đề nghị có các giải pháp kiểm soát lạm phát phù hợp với mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
Về đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về bội chi và nợ công, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ sử dụng hiệu quả nguồn lực, thực hiện đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý nợ công; quyết liệt điều hành để bảo đảm bội chi, nợ công trong phạm vi đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 và Nghị quyết số 159/2024/QH15, chỉ điều chỉnh khi đã thực hiện hết các giải pháp và bảo đảm an toàn nợ công, khả năng trả nợ, đặc biệt là chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với tổng thu ngân sách.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề xuất nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; đó là cần tiếp tục tập trung thực hiện tốt Kết luận số 97-KL/TW ngày 05/10/2024 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về kinh tế - xã hội năm 2024 - 2025 đã được thể chế hóa cụ thể trong Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội.
Đặc biệt là triển khai quyết liệt, hiệu quả Kết luận số 123-KL/TW của Trung ương và tùy tình hình thực tế có các giải pháp điều hành phù hợp; đồng thời, bám sát mục tiêu tăng trưởng và Kết luận số 123-KL/TW của Trung ương để xác định cụ thể lộ trình, trách nhiệm xây dựng trình Quốc hội các luật, nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm hành lang pháp lý cho việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 và các năm tiếp theo.
Cùng với đó, theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế, chính trị thế giới, đánh giá đúng tình hình, kịp thời phản ứng chính sách; tiếp tục tăng cường năng lực nội sinh, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh.
Bên cạnh đó, có các giải pháp cụ thể, hiệu quả để bảo đảm an sinh xã hội, an ninh tài chính quốc gia trong trường hợp nới lỏng chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và điều chỉnh tăng CPI, bội chi, nợ công.
Khai thác hiệu quả các cơ hội từ 17 Hiệp định FTA đã ký kết; thúc đẩy, sớm ký kết các hiệp định thương mại tự do đối với các thị trường mới, có tiềm năng; đồng thời, theo dõi chặt chẽ để khai thác hiệu quả việc chuyển dịch thương mại và công nghệ trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn; đặc biệt, minh bạch chuỗi giá trị hàng hóa xuất khẩu; chủ động ứng phó với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng.
Có giải pháp cụ thể, thực chất, hiệu quả để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, phát triển lực lượng sản xuất mới, tiên tiến, nâng cao năng suất lao động.
Mặt khác, thực hiện đúng chủ trương của Đảng, bảo đảm hiệu quả việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức, bộ máy; không để xảy ra gián đoạn công việc hoặc làm ảnh hưởng đến người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và chú ý vấn đề tăng năng suất lao động, chính sách an sinh xã hội; đồng thời, có cơ chế, chính sách thực chất, hiệu quả bảo vệ, khuyến khích, khen thưởng cán bộ dám đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, không vụ lợi.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9
10:04' - 12/02/2025
Sáng 12/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu khai mạc Kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn:
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 12/2
20:38' - 11/02/2025
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 12/2/2025 và dự kiến bế mạc vào ngày 19/2/2025 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
17:44' - 10/02/2025
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, chiều 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (Dự án).
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp bất thường lần thứ 9
13:46' - 06/02/2025
Hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 6/2, tại Nhà Quốc hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Trung ương lịch sử và những việc cần làm ngay
07:34'
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc ngày 12/4/2025 sau 3 ngày làm việc khẩn trương với sự thống nhất tuyệt đối.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
23:34' - 13/04/2025
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Danh sách dự kiến tên gọi và đơn vị hành chính các địa phương sau sáp nhập
23:29' - 13/04/2025
Sau đây là danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn họp Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi
20:18' - 13/04/2025
Việc giải ngân vốn đầu tư công nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong đó có vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài là rất quan trọng để khai thông các nguồn lực cho phát triển đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn lực cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số
18:03' - 13/04/2025
Năm 2025, các chính sách ưu đãi đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh cùng với sự phát triển của hạ tầng giao thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn lớn từ các doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước
17:35' - 13/04/2025
Những con số về tinh giản đầu mối và hiệu quả công việc cũng như tiết kiệm chi phí nêu trong các báo cáo đã thể hiện rõ tính cách mạng trong việc tinh gọn này.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 tương đương Tết Nguyên đán
16:52' - 13/04/2025
Dữ liệu khảo sát trên một số đường bay cho thấy trong ngày đầu nghỉ lễ 29/4, giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh hiện được niêm yết dao động từ 3,4 - 3,74 triệu đồng tùy hãng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh
15:13' - 13/04/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh đẩy nhanh tiến độ Vành đai 4: Phấn đấu bàn giao mặt bằng liền mạch
15:12' - 13/04/2025
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn yêu cầu các địa phương có dự án phải bàn giao mặt bằng liền mạch cho chủ đầu tư trước ngày 22/4.