Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Phân cấp, phân quyền cần cơ chế kiểm soát chặt chẽ
Cơ bản nhất trí với việc sửa đổi toàn diện Luật, song các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc phân cấp, phân quyền và ủy quyền.
Xu hướng tất yếu, cần cơ chế kiểm soát chặt chẽ
Tại phiên thảo luận, các đại biểu cơ bản nhất trí với việc sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Chính phủ nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”; phân định thẩm quyền, trách nhiệm, quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương...
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) khẳng định, phân quyền, phân cấp, ủy quyền là xu hướng tất yếu nhưng cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ.
Theo đại biểu, nếu phân quyền không rõ ràng có thể dẫn đến sự chồng chéo giữa Trung ương và địa phương; chính quyền địa phương có thể lạm quyền và thiếu kiểm soát. Do đó, đại biểu Trần Văn Khải đề nghị bổ sung nguyên tắc “phân quyền có điều kiện”: Chỉ phân quyền khi địa phương đủ năng lực tài chính, nhân lực, quản trị; xây dựng chỉ số đánh giá năng lực quản trị của từng địa phương trước khi phân quyền. Cùng với đó, tăng cường giám sát của Trung ương - thành lập Hội đồng kiểm soát phân quyền để giám sát chặt chẽ việc thực hiện.
Bên cạnh đó, đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ có thể dẫn đến sự lạm quyền trong phân cấp. Nhiều nhiệm vụ có thể vừa do bộ quản lý, vừa do địa phương thực hiện (như quản lý đô thị, đầu tư công, hạ tầng giao thông...).
"Nếu không có cơ chế đánh giá hiệu quả phân cấp, có thể dẫn đến việc giao quyền nhưng không đủ điều kiện thực hiện, gây lãng phí và trì trệ. Chưa kể, việc phân cấp quá mạnh có thể khiến địa phương đưa ra các quyết định không đồng bộ với Trung ương", đại biểu Trần Văn Khải nêu.
Do đó, đại biểu đề xuất bổ sung cơ chế “thẩm định hiệu quả phân cấp”, quy định rõ nhiệm vụ nào bắt buộc phải có báo cáo đánh giá hằng năm. Các quyết định phân cấp phải được Quốc hội giám sát định kỳ. Áp dụng nguyên tắc “phân cấp linh hoạt”, đối với các địa phương chưa đủ năng lực, cần có chế tài kiểm soát chặt chẽ thay vì giao toàn bộ quyền hạn.
Cho rằng việc ủy quyền thiếu kiểm soát có thể khiến trách nhiệm bị đùn đẩy giữa các cấp chính quyền; có nguy cơ tạo ra các “lãnh địa hành chính”, đại biểu Trần Văn Khải đề xuất điều chỉnh giới hạn phạm vi ủy quyền. Đó là, chỉ ủy quyền các nhiệm vụ hành chính thông thường, không ủy quyền các nhiệm vụ quyết định chính sách vĩ mô. Các quyết định ủy quyền phải được kiểm soát bởi Ủy ban Giám sát Quốc gia.
"Cùng với trách nhiệm giải trình, cơ quan được ủy quyền phải báo cáo định kỳ với cơ quan ủy quyền và cần quy định trách nhiệm cá nhân nếu nhiệm vụ được ủy quyền bị thực hiện sai", đại biểu Trần Văn Khải đề xuất.
Về vấn đề phân cấp, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng, theo khoản 2, Điều 8, khi phân cấp phải thỏa mãn hai điều kiện: việc phân cấp quy định trong văn bản quy phạm pháp luật; chủ thể phân cấp phải đảm bảo các điều cần thiết để cho chủ thể được phân cấp thực hiện nhiệm vụ được phân cấp. Tuy nhiên, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị bổ sung trường hợp, những trường hợp mà chủ thể nhận phân cấp đã có đủ điều kiện thì chủ thể phân cấp không cần phải đảm bảo các điều kiện.
Đồng quan điểm, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) đề nghị, việc phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực để các chủ thể được phân cấp, phân quyền, ủy quyền "thực hiện khả thi trong thực tế". "Cần chú ý đến vấn đề năng lực thực hiện các chủ thể này để phân cấp phân quyền, phân bổ nguồn lực hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả", đại biểu Dương Khắc Mai nêu.
Tương tự, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho rằng, quy định về phân quyền là tư duy mới của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đã được luật hóa mà hiện nay nhiều địa phương đang rất cần để giải phóng nguồn lực đang bị kìm hãm bởi các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách nhằm phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới.
Rành mạch thẩm quyền, khắc phục tình trạng "đẩy việc lên"
Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, Luật Tổ chức Chính phủ là đạo luật gốc của nền hành chính nhà nước Việt Nam.
Việc sửa đổi luật có ý nghĩa chính trị-xã hội, pháp lý và mang tính lịch sử trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời phải tháo gỡ được các điểm nghẽn, đặc biệt là điểm nghẽn về thể chế để khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy đất nước phát triển trong kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với tư duy hoàn toàn mới và toàn diện về việc xây dựng hệ thống luật pháp của Việt Nam theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư và Chủ tịch Quốc hội. Luật chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc chung, vừa đảm bảo giá trị, sức sống của dự án Luật, vừa đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước cũng như kiến tạo và phát triển. Đồng thời bám sát chủ trương của Đảng và Hiến pháp về phân định thẩm quyền và thực hiện mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan của Trung ương, cơ quan của Chính phủ, chính quyền địa phương để khắc phục những vấn đề giao thoa, chồng chéo, bảo đảm vị trí, vai trò chức năng của Chính phủ với tư cách là Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp và là Cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định: "Một vấn đề mang tính cốt lõi, căn cơ, tư duy đột phá nhất trong lần này là hoàn thiện nguyên tắc phân quyền, phân cấp, ủy quyền theo Hiến định và chủ trương của Đảng nhằm thúc đẩy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo của cả hệ thống hành chính nhà nước, nhất là chính quyền địa phương. Đồng thời tạo hành lang pháp lý quan trọng để có thể tháo gỡ những rào cản về phân cấp, phân quyền, phân định nhiệm vụ cụ thể mà hiện nay đang hiện hữu trong các luật chuyên ngành".
Theo đó, những nội dung, nguyên tắc được thiết kế đảm bảo tất cả yêu cầu về chính sách để ngay sau khi ban hành, Luật Tổ chức Chính phủ thực hiện được ngay và phải giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc.
Làm rõ nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Chính phủ và phân định thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, căn cứ theo Điều 2 của Hiến pháp, Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dự án Luật đã làm rõ hơn vị trí, vai trò của Chính phủ trong mối quan hệ quyền lực của Chính phủ với Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; cơ chế phối hợp kiểm soát của Chính phủ đối với nền hành chính nhà nước; việc thực hiện quyền lập pháp và quyền tư pháp, bảo đảm quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công và phân cấp cũng như sự phối hợp và kiểm soát quyền lực.
"Đồng thời, dự án Luật cũng minh định rõ về thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương để đảm bảo nguyên tắc rành mạch thẩm quyền, khắc phục tình trạng đẩy việc lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như hiện nay", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Cần chính sách đặc thù, đủ mạnh cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
10:11' - 14/02/2025
Sáng 14/2, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
07:58' - 14/02/2025
Sáng 14/2, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Phát triển trục "xương sống" của vận tải công cộng đô thị
18:46' - 13/02/2025
Là trục "xương sống" của hệ thống vận tải công cộng đô thị nên đầu tư phát triển đường sắt đô thị là tất yếu khách quan, giải pháp quan trọng, căn cơ để phát triển đô thị hiện đại, bền vững...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
23:34' - 13/04/2025
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Danh sách dự kiến tên gọi và đơn vị hành chính các địa phương sau sáp nhập
23:29' - 13/04/2025
Sau đây là danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn họp Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi
20:18' - 13/04/2025
Việc giải ngân vốn đầu tư công nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong đó có vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài là rất quan trọng để khai thông các nguồn lực cho phát triển đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn lực cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số
18:03' - 13/04/2025
Năm 2025, các chính sách ưu đãi đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh cùng với sự phát triển của hạ tầng giao thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn lớn từ các doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước
17:35' - 13/04/2025
Những con số về tinh giản đầu mối và hiệu quả công việc cũng như tiết kiệm chi phí nêu trong các báo cáo đã thể hiện rõ tính cách mạng trong việc tinh gọn này.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 tương đương Tết Nguyên đán
16:52' - 13/04/2025
Dữ liệu khảo sát trên một số đường bay cho thấy trong ngày đầu nghỉ lễ 29/4, giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh hiện được niêm yết dao động từ 3,4 - 3,74 triệu đồng tùy hãng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh
15:13' - 13/04/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh đẩy nhanh tiến độ Vành đai 4: Phấn đấu bàn giao mặt bằng liền mạch
15:12' - 13/04/2025
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn yêu cầu các địa phương có dự án phải bàn giao mặt bằng liền mạch cho chủ đầu tư trước ngày 22/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoàn thiện thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước
14:06' - 13/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển.