Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII: Bắt đầu kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 11, sáng 30/3, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi) và bắt đầu kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước.
Nhất trí sửa tên Luật thành “Luật điều ước quốc tế"
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi) cho thấy đa số ý kiến đại biểu nhất trí sửa tên Luật thành “Luật điều ước quốc tế” để đảm bảo tính khái quát, dễ hiểu.
Một số ý kiến khác đề nghị nên giữ tên luật như luật hiện hành để phù hợp với nội hàm điều chỉnh của Luật và không gây hiểu nhầm là luật quy định về nội dung các điều ước quốc tế. Theo đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) tên gọi là Luật điều ước quốc tế ngắn gọn, khái quát, dễ hiểu. Tên gọi của luật theo đại biểu không cần thiết phải bao quát hết phạm vi điều chỉnh, mà quan trọng tên gọi đó phải đặc trưng và tránh gây hiểu nhầm với luật khác.
Vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quan điểm theo quy định tại Điều 1 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế hiện hành thì phạm vi điều chỉnh của Luật gồm các hoạt động ký kết, gia nhập, bảo lưu, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố, đăng ký, thực hiện, giải thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế.
Tên gọi của luật hiện hành tuy dài nhưng cũng chưa bao quát hết phạm vi điều chỉnh của luật. Do vậy, đề nghị Quốc hội cho sửa tên Luật thành: "Luật điều ước quốc tế" để đảm bảo tính khái quát, ngắn gọn, phù hợp với thực tiễn tên gọi các luật trong nước và pháp luật quốc tế về điều ước quốc tế.
Nhiều ý kiến nhất trí với định nghĩa điều ước quốc tế được quy định tại dự thảo Luật. Một số ý kiến cho rằng các thỏa thuận vay nợ nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, vì có giá trị ràng buộc pháp lý quốc tế nên cần quy định cụ thể về mức độ, tiêu chuẩn khoản vay, mục đích và thẩm quyền phê duyệt đối với từng trường hợp.
Về định nghĩa điều ước quốc tế quy định tại dự thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Định nghĩa “điều ước quốc tế” trong dự thảo Luật phù hợp với quy định tại Công ước Viên về Luật điều ước năm 1969 và thực tiễn pháp luật về điều ước quốc tế của các nước.
Theo đó có hai điều kiện cơ bản để một văn kiện được thừa nhận là điều ước quốc tế: Một là văn kiện đó phải được ký kết giữa quốc gia với một chủ thể của luật quốc tế, bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc chủ thể khác (như vùng lãnh thổ Hồng Công, Ma Cao…); hai là văn kiện đó phải tạo ra quyền và nghĩa vụ của quốc gia theo công pháp quốc tế.
Theo định nghĩa “điều ước quốc tế” tại dự thảo Luật, nếu thỏa thuận vay đáp ứng được các tiêu chí của điều ước quốc tế (được ký kết với chủ thể của luật quốc tế và được điều chỉnh theo luật quốc tế như trường hợp các hiệp định vay Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… thì do Luật điều ước quốc tế điều chỉnh; nếu được ký với các ngân hàng thương mại không nhân danh Nhà nước hay Chính phủ nước họ thì không phải là điều ước quốc tế.
Thỏa thuận vay khi không được coi là điều ước quốc tế sẽ có bản chất là hợp đồng kinh tế, các quyền và nghĩa vụ của các bên trong thỏa thuận vay vẫn được tôn trọng và thực hiện đầy đủ. Điểm khác so với điều ước quốc tế là trách nhiệm đó không xác định theo luật quốc tế mà theo luật quốc gia hoặc chế tài cụ thể quy định trong hợp đồng.
Quy trình ký kết thỏa thuận vay không là điều ước quốc tế do Luật quản lý nợ công điều chỉnh, do đó đề nghị Quốc hội cho giữ định nghĩa về điều ước quốc tế như dự thảo Luật.
Xem xét mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với pháp luật trong nước
Đề cập tới mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với pháp luật trong nước, đại biểu Hoàng Thanh Tùng đề nghị cần xem xét, xác định rõ vị trí của điều ước quốc tế trong mối tương quan với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Quy định của dự thảo luật là điều ước quốc tế không được trái Hiến pháp và ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế quy định khác nhau về cùng một vấn đề.
Đại biểu Hoàng Thanh Tùng cho rằng như thế có thể hiểu điều ước quốc tế dưới Hiến pháp nhưng trên luật cho dù không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm cả Hiến pháp nên quy định như khoản 1 Điều 6 "Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế" là chưa đầy đủ, chưa chính xác.
Đại biểu đề nghị sửa lại "trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trừ Hiến pháp và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế" để thống nhất được khoản 5 Điều 156 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và khoản 1 Điều 3 của dự thảo.
Đề nghị bổ sung thêm quy trình xem xét điều ước trình ra Quốc hội, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) thấy rằng dự thảo đã quy định trình tự cụ thể đối với loại điều ước quốc tế trình ra Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập, từ bỏ, chấm dứt, rút khỏi điều ước quốc tế.
Tuy nhiên có 2 loại nội dung dự thảo không quy định quy trình, thứ nhất là khi trình Quốc hội chấp nhận hoặc phản đối, bảo lưu và việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đại biểu thấy rằng cần thiết bổ sung thêm quy định này trong dự thảo luật.
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội, ban soạn thảo dự luật sẽ tiếp thu, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét thông qua dự án luật tại kỳ họp này.
Theo chương trình, thời gian còn lại của phiên làm việc sáng nay, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Ngay sau đó, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 6 kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII
19:40' - 28/03/2016
Ngày 28/3, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII: Sáng suốt lựa chọn đại biểu mang quyền lợi cho dân
19:18' - 28/03/2016
Quan trọng nhất là làm sao chọn được các đại biểu có đủ điều kiện, bản lĩnh chính trị và trình độ, để tham gia đóng góp ý kiến để thực sự mang lại quyền lợi cho người dân, phát triển kinh tế đúng mức.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII: Trách nhiệm trong quản lý chất tạo nạc salbutamol
08:16' - 26/03/2016
Xung quanh việc sử dụng chất tạo nạc salbutamol trong chăn nuôi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, một lần nữa, câu chuyện về trách nhiệm và sự phối hợp giữa các bộ lại được đặt ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 5 kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII
19:36' - 25/03/2016
Ngày 25/3, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về giải pháp công nghệ đầu tư phát triển năng lượng sạch
17:59' - 24/04/2025
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm từ gốc
17:13' - 24/04/2025
Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định, các cơ sở đăng kiểm đã chủ động rà soát, chấn chỉnh thái độ phục vụ không đúng mực của một số đăng kiểm viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách
17:13' - 24/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tổ chức gặp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
16:59' - 24/04/2025
Chương trình có sự tham dự của nhiều cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào kiểm soát ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường?
16:25' - 24/04/2025
Ô nhiễm không khí là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam. Số liệu quan trắc và chỉ số chất lượng môi trường không khí tại các thành phố này thường xuyên ở mức trung bình