Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV: Nhiều giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử
Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức của nhiệm kỳ 2016-2021, mặc dù số lượng công việc tăng (bình quân mỗi năm tăng khoảng 8%) với tính chất phức tạp, quy mô lớn và phải thực hiện nghiêm việc tinh giản biên chế nhưng ngành Tòa án đã không ngừng đổi mới, triển khai nhiều biện pháp đột phá, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quốc hội giao và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
* Nhiều giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xửTrong nhiệm kỳ này, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp, Tòa án các cấp đã chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành; đề ra nhiều chủ trương với những giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử.
Nổi bật là đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ xét xử, thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Số lượng các vi phạm, tội phạm, tranh chấp, khiếu kiện ngày càng tăng tỷ lệ thuận với quy mô dân số và nền kinh tế, đặc biệt, số lượng các vụ việc phải thụ lý, giải quyết tăng mạnh (mỗi năm tăng trung bình khoảng 10%).Trong bối cảnh đó, Tòa án các cấp đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung mọi nguồn lực để cố gắng giải quyết, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong nhiệm kỳ 2016-2020, tỷ lệ giải quyết án đạt cao (trên 97%) vượt chỉ tiêu Quốc hội giao (so với nhiệm kỳ trước.
Số vụ việc đã thụ lý tăng 35%, đã giải quyết tăng 33%. Chất lượng giải quyết, xét xử tiếp tục được bảo đảm, có nhiều tiến bộ và không ngừng được nâng lên.
Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa liên tục giảm dần qua các năm và hàng năm đều đạt, vượt chỉ tiêu mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra.
Một điểm nhấn nữa là ngành Tòa án đã tổ chức xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng lớn; tham gia tích cực, có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước và Nhân dân đánh giá cao. Công tác xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế đã được chỉ đạo quyết liệt, bài bản, đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội và được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận.Ngành Tòa án đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan tiến hành tố tụng, đẩy nhanh tiến độ, kịp thời đưa ra xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ; tuyên hình phạt nghiêm khắc với đối tượng chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước với phương châm "nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ"; chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn xét xử, thi hành án khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta.
Trong nhiệm kỳ, các Tòa án đã giải quyết, xét xử trên 1.100 vụ với 2.600 bị cáo phạm các tội về tham nhũng, đạt 98%; đã thu hồi hàng nghìn tỷ đồng, nhiều nhà cửa, đất đai và các tài sản khác. Nhiều vụ án lớn đã được phát hiện và đưa ra xét xử nghiêm minh và hầu hết các bị cáo bị xét xử đều nhận thức rõ sai phạm của mình, tâm phục, khẩu phục, ăn năn, hối lỗi. Bên cạnh đó, ngành Tòa án tích cực tham gia xây dựng thể chế; có nhiều đổi mới, đạt kết quả nổi bật trong công tác xây dựng và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật. Công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật tiếp tục được tăng cường, có nhiều đổi mới cả về hình thức, nội dung và cách làm, đạt nhiều kết quả tích cực.Các văn bản quy phạm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và các văn bản giải đáp hướng dẫn nghiệp vụ xét xử... được ban hành với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao, đã kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn xét xử.
Công tác phát triển án lệ đã tạo được dấu ấn và là điểm sáng trong tiến trình cải cách tư pháp, đã giải quyết nhiều vấn đề pháp lý phức tạp trong thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, góp phần hình thành chuẩn mực pháp lý cho giao dịch dân sự, kinh tế phát triển.
Trong công tác xây dựng pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao đã đề xuất Quốc hội thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và khẩn trương triển khai thực hiện. Đến nay, Tòa án đã bổ nhiệm được hơn 2.000 hòa giải viên tại 49 tỉnh, thành.Luật giúp cơ chế mới để giải quyết hòa thuận, hiệu quả những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội mà không phải xét xử, tiết kiệm nguồn lực xã hội, đem lại lợi ích thực chất cho người dân.
Tổ chức bộ máy của hệ thống Tòa án được cơ cấu theo 4 cấp, hoạt động ngày càng ngày tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả. Ngành Tòa án đã triển khai nhiều giải pháp để tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, thẩm phán. Hoạt động giám sát đối với Thẩm phán được tăng cường. Các Tòa án đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động và đã đạt được những kết quả nổi bật. Nhiều phần mềm ứng dụng quan trọng hỗ trợ hoạt động tư pháp, hành chính tư pháp đang được áp dụng hiệu quả tại Tòa án.Đặc biệt, để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân, Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành công khai các bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử.
Đây là một trong những cơ chế hữu hiệu để người dân kiểm tra, giám sát hoạt động của Tòa án; đồng thời đặt ra yêu cầu với mỗi Thẩm phán phải luôn với tinh thần tự đào tạo để nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, kỹ năng xây dựng bản án.
* Không để xảy ra oan, saiĐể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, ngành Tòa án đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm công tác trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
Ngành quyết tâm thực hiện thắng lợi các chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tiếp tục thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp.
Ngành Tòa án đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc, thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng; Chú trọng làm tốt công tác hòa giải trong giải quyết các vụ việc dân sự và công tác đối thoại trong giải quyết các vụ án hành chính; Khắc phục triệt để tình trạng để các vụ án quá thời hạn chuẩn bị xét xử do nguyên nhân chủ quan của Tòa án. Các cấp Tòa án bảo đảm xét xử nghiêm minh, khách quan, công bằng, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm cũng như việc vi phạm thời hạn tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.Đồng thời là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; thực hiện tốt công tác thi hành án hình sự; nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án.
Ngành Tòa án tăng cường xây dựng thể chế và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử; hoàn thành các dự án luật, pháp lệnh được phân công chủ trì soạn thảo đảm bảo tiến độ, chất lượng; tích cực tham gia xây dựng các đạo luật do các cơ quan khác chủ trì soạn thảo.Các cấp Tòa án làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử làm cơ sở cho việc xây dựng, ban hành các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, phát triển án lệ và giải đáp các vướng mắc về nghiệp vụ.
Đồng thời là nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ; rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong của Tòa án nhân dân các cấp; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động công vụ; công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử; xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có sai phạm gắn với xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Bên cạnh đó là nghiên cứu đề xuất chế độ chính sách tiền lương phù hợp với tính chất công việc đặc thù của Tòa án nhân dân./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Ngày 12/4, xét xử vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên
19:11' - 27/03/2021
Ngày 12/4 tới, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (viết tắt là TISCO) sẽ diễn ra.
-
Kinh tế và pháp luật
Triệu tập nhiều sở, ngành tham gia phiên tòa xét xử nguyên Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh
18:48' - 05/03/2021
Hội đồng xét xử sẽ triệu tập đại diện nhiều sở, ngành của Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa xét xử vụ án sai phạm trong hoán đổi nhà đất số 57 Cao Thắng lấy nhà đất số 185 Hai Bà Trưng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn "khí cười"
21:54' - 23/11/2024
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt 3 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử
21:03' - 23/11/2024
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia vừa ban hành các Quyết định xử lý vụ việc vi phạm pháp luật về cạnh tranh với 3 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử.
-
Kinh tế và pháp luật
Số vụ lừa đảo ở Australia cao kỷ lục
07:00' - 23/11/2024
Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn báo cáo thường niên mới nhất của Cơ quan Khiếu nại Tài chính Australia (AFCA) cho biết số vụ lừa đảo ở quốc gia châu Đại Dương này đã lên mức cao kỷ lục.
-
Kinh tế và pháp luật
"Gã khổng lồ" dược phẩm gặp rắc rối tại châu Âu
07:00' - 22/11/2024
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn thông cáo từ EC cho biết, Teva đã "phát tán thông tin sai lệch một cách có hệ thống" về các sản phẩm cạnh tranh nhằm cản trở sự xuất hiện của chúng trên thị trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội bị truy tố
20:55' - 21/11/2024
Ngày 21/11, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil).
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật nhiều cán bộ Sở Nội vụ Gia Lai
10:57' - 21/11/2024
Tỉnh ủy Gia Lai ban hành quyết định kỷ luật ông Nguyễn Đình Tiến (Giám đốc Sở Nội vụ) bằng hình thức khiển trách.
-
Kinh tế và pháp luật
18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos vì gian lận tài chính
09:53' - 21/11/2024
Ngày 20/11, tòa án New York, Mỹ đã kết án 18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos, Bill Hwang vì gian lận tài chính liên quan đến vụ sụp đổ quỹ này vào năm 2021, gây thiệt hại hàng tỷ USD.
-
Kinh tế và pháp luật
Dự án trường học có cần giấy phép môi trường?
07:00' - 21/11/2024
Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường phải bảo đảm đáp ứng đồng thời quy định tại Khoản 8 Điều 3 và Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh được xác định là chủ mưu
21:12' - 20/11/2024
Trong vụ án này, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) được xác định có vai trò cầm đầu, chủ mưu.