Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Thực hiện nghiêm kỷ luật ngân sách
Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) đánh giá nhiều năm nay, quyết toán chưa phản ánh đúng số thu ngân sách làm sai lệch tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu và bội chi ngân sách.
Đại biểu phân tích nguyên nhân là do quyết toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo dự toán không phải theo số thực tế phải hoàn thuế. Những năm gần đây, Chính phủ đã quyết tâm khắc phục tình trạng này nhưng vẫn chưa triệt để do không thể dự toán chính xác, tuyệt đối số hoàn thuế.
Đại biểu đề nghị Chính phủ cần đổi mới công tác quyết toán thu theo 2 cách: thứ nhất, kịp thời trình Quốc hội điều chỉnh dự toán hoàn thuế theo đúng thực tế, để quyết toán chính xác số thu ngân sách. Cách thứ 2 là chỉ đưa vào thu ngân sách số thu ngân sách nhà nước thực sự được hưởng, là số thu sau khi đã trừ hoàn thuế.
Đề cập tới việc thực hiện kỷ luật ngân sách, nhiều ý kiến đại biểu đánh giá đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng những vấn đề nổi cộm như chuyển nguồn lớn, ứng trước và thu hồi vốn ứng không đúng quy định... vẫn diễn ra.Kết quả thanh tra, kiểm toán tại các đơn vị đều tăng thu ngân sách ở các mức độ khác nhau, vẫn còn các khoản chi sai chế độ, sai nguồn kinh phí, đặc biệt là lập, phân bổ, giao dự toán và quyết toán vốn ODA bất cập, yếu kém, Quốc hội đã có ý kiến nhiều lần nhưng chưa được khắc phục.
Nhiều ý kiến cho rằng thực trạng này là do xử lý chưa nghiêm các vi phạm về tài chính ngân sách. Đại biểu Quang Hàm nêu: hàng năm khi phê chuẩn quyết toán, Nghị quyết của Quốc hội đều có một điều ghi rõ việc phải kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm các vi phạm và báo cáo kết quả với Quốc hội khi trình quyết toán năm sau.
Tuy nhiên trong báo cáo quyết toán, nội dung này được thể hiện thiếu cụ thể, không rõ kết quả, mức độ xử lý. Để chấn chỉnh kỷ luật ngân sách, đại biểu đề nghị Chính phủ cân nhắc có một Nghị quyết để triển khai Nghị quyết của Quốc hội, giao cho cơ quan làm đầu mối theo dõi, đôn đốc và có báo cáo cụ thể, chi tiết và rõ mức độ xử lý vi phạm.
Cũng cùng quan điểm này, đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) nêu: Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 21 về điều chỉnh dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014;
trong đó giao Chính phủ kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý, điều hành ngân sách nhà nước và báo cáo kết quả với Quốc hội khi trình Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị về “thực hiện nghiêm các chính sách tài khóa và thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra”, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương tổ chức thực hiện.
Đánh giá Báo cáo của Chính phủ còn rất chung về nội dung này, đại biểu Mai Sỹ Diến thống nhất như kiến nghị của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội là Chính phủ phải có một báo cáo riêng nội dung kiểm điểm tổ chức, cá nhân vi phạm và có giải pháp khắc phục.
"Tôi cho rằng cần thực hiện nghiêm từ Trung ương đến địa phương, nếu Trung ương không nghiêm thì sao yêu cầu chủ tịch tỉnh nghiêm, chủ tịch tỉnh không nghiêm thì sao yêu cầu chủ tịch huyện nghiêm..." - đại biểu nói.
Góp ý việc chấp hành quy định của pháp luật về thu ngân sách Nhà nước năm 2015, đại biểu Mai Sỹ Diến nêu thu ngân sách Nhà nước tăng hơn 87 ngàn tỷ đồng so với dự toán thu, nhưng lại tăng chủ yếu từ ngân sách địa phương là hơn 83.700 tỷ đồng;việc tăng thu chủ yếu lại từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất, một nguồn thu không ổn định và không phản ánh nội lực phát triển của nền kinh tế.
Nguyên nhân của vấn đề trên như báo cáo của Kiểm toán là do một số địa phương khi lập dự toán thu đã ước thực hiện năm 2014 thấp hơn khả năng thực hiện, dự toán chưa đầy đủ, bao quát hết nguồn thu trên địa bàn…
"Một điều đặt ra là các địa phương tăng thu nhưng việc thu hồi vốn ứng trước dự toán năm 2015 là hơn 79 ngàn tỷ, nguồn vốn này qua nhiều năm chưa được thu hồi; việc ứng trước dự toán chưa bảo đảm tuân thủ đúng Nghị quyết của Quốc hội, đó là việc điều hành chi ngân sách Nhà nước theo dự toán được giao, không cho phép ứng trước dự toán ngân sách năm sau.
Trong Báo của của Chính phủ chưa nêu rõ nguyên nhân, trách nhiệm để tồn tại trên kéo dài, không đúng theo Nghị quyết của Quốc hội giao cho Chính phủ"- đại biểu đánh giá.
Kết luật nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội, chỉ đạo các cơ quan hữu quan hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015. Theo chương trình làm việc, chiều nay, Quốc hội biểu quyết thông qua: việc sửa đổi, bổ sung Chương trình Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội và dự thảo Luật Quản lý ngoại thương; thảo luận về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng./.Xem thêm:
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Cuba
>>>Thông qua dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chất vấn thành viên Chính phủ về định hướng phát triển nông nghiệp
10:01' - 12/06/2017
Chất vấn Thủ tướng, Phó Thủ tướng hay các thành viên Chính phủ khác trả lời không quan trọng, quan trọng là người trả lời phải giải đáp thấu đáo, làm thỏa mãn những vấn đề mà đại biểu Quốc hội đặt ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Làm rõ giải pháp thúc đẩy tăng trưởng GDP
20:02' - 09/06/2017
Nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình với quyết tâm của Chính phủ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 là 6,7% cùng các nhóm giải pháp cụ thể đã được đặt ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp Quốc hội khóa XIV: Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
15:10' - 09/06/2017
Những tín hiệu tích cực của nền kinh tế cùng với sự ổn định trật tự an toàn xã hội càng củng cố niềm tin vào mục tiêu tăng trưởng của nước ta năm 2017 và những năm tiếp theo.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Con số không quan trọng bằng chất lượng tăng trưởng
14:18' - 09/06/2017
Tốc độ tăng trưởng GDP của Quý I chỉ đạt 5,1%, thấp hơn cùng kỳ nhiều năm đã khiến nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại năm 2017 sẽ khó đạt mục tiêu tăng 6,7% mà Chính phủ đã đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội khóa XIV: Nhiều giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017
14:17' - 09/06/2017
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm 2017, Chính phủ phải có những giải pháp đồng bộ, nâng cao hiệu quả trong đầu tư công, tập trung xử lý dứt điểm nợ xấu,...
-
Kinh tế & Xã hội
Quốc hội Nhật Bản thông qua luật cho phép Nhật hoàng Akihito thoái vị
10:56' - 09/06/2017
Ngày 9/6, Quốc hội Nhật Bản đã ban hành luật cho phép Nhật hoàng Akihito chuyển giao vương vị cho Thái Tử Naruhito.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.