Bên lề Quốc hội: Chất vấn thành viên Chính phủ về định hướng phát triển nông nghiệp
Đây là khẳng định của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) trao đổi với báo giới về mối quan tâm của đại biểu trong phiên chất vấn sắp tới.
Theo đại biểu, có thể Thủ tướng giao Phó Thủ tướng phụ tráchtừng lĩnh vực trả lời sẽ sâu hơn. Phó Thủ tướng trả lời chưa thấu đáo, Thủ tướng sẽ trả lời. Vấn đề là dành thời gian thỏa đáng cho các thành viên Chính phủ trả lời một cách đầy đủ, có trách nhiệm những vấn đề mà đại biểu Quốc hội đặt ra.
Nếu không trả lời hết được tại hội trường, có thể trả lời bằng văn bản. Điều quan trọng là phải theo dõi sau khi trả lời.
“Có nhiều người trả lời suôn sẻ, trơn tru nhưng để giải pháp thành hiện thực sẽ phải giám sát. Quốc hội phải giám sát và phải kết nối nhiều phiên chất vấn lại với nhau để theo dõi giám sát, xem có tổ chức thực hiện được không. Nếu không, phải tái chất vấn”, đại biểu Quyết Tâm nói.
Về vấn đề cụ thể, đại biểu cho biết quan tâm nhất là vấn đề nông nghiệp. Vấn đề này đại biểu quan tâm từ nhiệm kỳ trước tới nay. Đại biểu đặt vấn đề: Người lao động nông thôn Việt Nam rất thông minh, sáng tạo nhưng vì sao nông nghiệp Việt Nam lại không phát triển, đời sống của người nông dân rất khó khăn?.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết, đã từng đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là khi nào, giải pháp gì để người nông dân không bỏ mảnh đất của mình mà ra đi, làm thế nào để họ sống được, thậm chí sống khá giả và làm giàu được trên mảnh đất nông nghiệp của mình.Câu trả lời cho vấn đề này, đại biểu cho rằng đã dần dần hé lộ nhưng chưa được như mong muốn. Đời sống của người nông dân vẫn còn đang rất khó khăn. Nhìn ở một góc độ nào đó, chúng ta đang lãng phí nguồn lực lao động của người nông dân, lãng phí nguồn lực đất đai.
Chính sự lãng phí đó đã đặt ra vấn đề định hướng phát triển nông nghiệp như thế nào? Trách nhiệm của các ngành có liên quan như Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng một nền nôngnghiệp hiện đại phát triển.
Theo đại biểu, trước hết cần phải tổ chức sản xuất cho người nông dân. Nếu không tổ chức được sản xuất lớn, sản xuất hiện đại, nền nông nghiệp không thể phát triển được. Bên cạnh đó là vấn đề đầu tư cây giống, con giống, đảm bảo sau thu hoạch, để đảm bảo giá trị hàng hóa.Thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng. Do thời gian qua, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, chế biến nông sản không được quan tâm đầu tư nên nông sản không có thương hiệu, sản xuất thô, giá trị gia tăng rất thấp, công sức bỏ ra lớn nhưng kết quả không cao.
Bài toán này, đại biểu cho rằng cần phải giải quyết một cách căn cơ. “Tôi rất buồn khi một số bộ, ngành lý giải rằng, sở dĩ sản phẩm nông nghiệp thừa là do người nông dân làm không theo cảnh báo, sản xuất theo phong trào.Vấn đề quan trọng là chúng ta phải tổ chức sản xuất như thế nào chứ không phải đổ thừa trách nhiệm cho người nông dân, điều đó thực sự đáng trách và cũng đáng buồn”, đại biểu bày tỏ.
Cũng quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, đại biểu Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (Đoàn Quảng Trị) cho biết, ông sẽ chất vấn về trách nhiệm của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi thời gian gần đây liên tục phải đặt ra vấn đề “giải cứu” nông sản.Hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản thua ngay trên sân nhà, nhiều sản phẩm nông sản của nước ngoài tràn ngập, lấn chiếm thị trường trong nước. Theo đại biểu, không có cách nào khác là phải tự cứu lấy mình, phải chiếm lĩnh thị trường 90 triệu dân trong nước trước rồi mới đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài.
Đánh giá rất cao gói tín dụng 100.000 tỷ đồng đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn mà Chính phủ quyết định bung ra, đại biểu cho rằng nếu làm tốt sẽ giúp tăng giá trị của ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm, chuỗi giá trị trong ngành nông nghiệp. Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội này cũng cho biết ông muốn chất vấn thành viên Chính phủ về việc chấn chỉnh cung cách làm việc của cán bộ, bộ máy hành chính của nhà nước, việc bổ nhiệm người thân,người nhà làm quan chức diễn ra tại nhiều bộ ngành, địa phương đang được dư luận quan tâm.Ông cho rằng đây là vấn đề không chỉ người dân, mà cả Chính phủ, Quốc hội đều rất quan tâm. Vì vậy, Chính phủ, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất, đặt vấn đề trong chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải có nội dung giám sát về tổ chức bộ máy nhà nước.
Qua giám sát sẽ đặt ra vấn đề bộ máy đã hoàn chỉnh chưa, đã thực sự đặt vấn đề phục vụ nhân dân, đánh giá những mặt được, chưa được để khắc phục.
Với việc Thủ tướng Chính phủ thành lập một tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng để đôn đốc các công việc mà Thủ tướng đã giao cho các bộ, ngành, đại biểu tin tưởng sẽ có sự chuyển biến tốt trong công tác tổ chức và bộ máy hành chính của nhà nước. Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội) cho biết, bà sẽ chất vấn Thủ tướng và các Bộ trưởng về việc tập trung nguồn lực thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thực hiện cuộc cách mạng này, các doanh nghiệp phải vận động vươn lên, đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.Việc này đòi hỏi thể chế phải đi theo, đáp ứng được để doanh nghiệp có điều kiện bứt phá. Nếu thể chế không cải cách sẽ lạc hậu so với thực tiễn, trở thành rào cản trong phát triển.
Cái đầu đã nghĩ đến mà chân tay không động sẽ không thể nào đáp ứng được yêu cầu. Cho nên, đây là vấn đề cấp bách hỏi hỏi các cấp các ngành quan tâm. Quan tâm không có nghĩa là nói suông mà phải có cái tổng thể trên toàn quốc, đại biểu cho hay. Đại biểu cho rằng, hiện nay chúng ta chưa có cái nhìn tổng thể. Mỗi ngành, mỗi địa phương nhận thức theo việc của mình, tự bỏ tiền đầu tư khoa học công nghệ, máy móc liên thông nhưng lại không kết nối với nhau.Đây là một bất cập vô cùng lãng phí nguồn lực. Vì vậy, đại biểu sẽ có ý kiến để các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Chính phủ chỉ đạo tập trung thống nhất nguồn lực./.
Xem thêm:
>>>Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Làm rõ giải pháp thúc đẩy tăng trưởng GDP
>>>Kỳ họp Quốc hội khóa XIV: Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Con số không quan trọng bằng chất lượng tăng trưởng
14:18' - 09/06/2017
Tốc độ tăng trưởng GDP của Quý I chỉ đạt 5,1%, thấp hơn cùng kỳ nhiều năm đã khiến nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại năm 2017 sẽ khó đạt mục tiêu tăng 6,7% mà Chính phủ đã đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội khóa XIV: Nhiều giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017
14:17' - 09/06/2017
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm 2017, Chính phủ phải có những giải pháp đồng bộ, nâng cao hiệu quả trong đầu tư công, tập trung xử lý dứt điểm nợ xấu,...
-
Kinh tế & Xã hội
Quốc hội Nhật Bản thông qua luật cho phép Nhật hoàng Akihito thoái vị
10:56' - 09/06/2017
Ngày 9/6, Quốc hội Nhật Bản đã ban hành luật cho phép Nhật hoàng Akihito chuyển giao vương vị cho Thái Tử Naruhito.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2018, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 21 dự án luật
16:03' - 08/06/2017
Theo chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 3, chiều 8/6, đại biểu Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Tạo thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ thủy lợi
13:28' - 08/06/2017
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, sáng 8/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thủy lợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman
20:45' - 07/06/2017
Chiều 7/6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
09:00'
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam và TKV ký thỏa thuận hợp tác toàn diện
22:12' - 10/04/2025
Ngày 10/4, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
21:18' - 10/04/2025
Đây là lần thứ 4 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp triển khai kết luận của Bộ Chính trị, các chỉ đạo của Lãnh đạo chủ chốt, Tổng Bí thư Tô Lâm trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành hàng
20:10' - 10/04/2025
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì cuộc họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành liên quan nhằm đánh giá tác động từ chính sách thuế nhập khẩu Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp thay đổi tư duy, phát triển sản xuất công nghiệp bền vững
19:28' - 10/04/2025
Việt Nam đang triển khai những chương trình hành động với mục tiêu phát triển bền vững cụ thể, nhất là phát triển kinh tế đặt lợi ích con người lên hàng đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết xuất xứ, chặn trung chuyển trá hình
17:19' - 10/04/2025
Việc xác định xuất xứ hàng hóa đóng vai trò then chốt trong chính sách thương mại của các quốc gia, vì đây là cơ sở để các nước áp dụng chính sách thương mại với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
16:52' - 10/04/2025
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez:
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Tây Ban Nha nhiều dư địa hợp tác đầu tư thương mại
16:36' - 10/04/2025
Việt Nam – Tây Ban Nha có rất nhiều dư địa để hợp tác toàn diện từ thương mại, đầu tư, du lịch đến khoa học công nghệ, giao lưu văn hoá.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Ngoại giao: Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
16:35' - 10/04/2025
Quyết định của Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với các mặt hàng xuất khẩu của các nước sang Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam là bước đi tích cực.