Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV: Kiểm soát mặt hàng có tỷ trọng lớn trong rổ CPI
Trước rủi ro nợ xấu và áp lực lạm phát trong thời gian tới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, cần kết hợp giữa chính sách tiền tệ, tài khóa và chính sách kiểm soát giá trong kiềm chế lạm phát, đặc biệt là các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn "rổ" hàng hóa để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Thống kê 5 tháng qua, lạm phát trong nước tăng 2,25% chủ yếu là do tác động của yếu tố giá mà chưa tính đến những tác động của các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, các gói tín dụng.
Lạm phát là vấn đề toàn cầu, nền kinh tế của chúng ta có độ mở rất lớn, sản xuất trong nước thì phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu từ nước ngoài, nên cũng chịu áp lực của lạm phát.Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo rất quyết liệt về vấn đề này, trong những tháng đầu năm, lạm phát của nước ta vẫn đang ở mức kiểm soát được, mức tăng giá liên quan đến giá hàng hóa thế giới.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, bên cạnh phối hợp giữa các chính sách vĩ mô thì việc kiểm soát giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý như giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế, giá dịch vụ giáo dục… là rất quan trọng. Về việc kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải kết hợp các công cụ chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, hiệu quả và theo dõi sát những diễn biến kinh tế vĩ mô, diễn biến của các gói hỗ trợ để đưa ra những giải pháp điều hành phù hợp. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, thông qua Ban chỉ đạo điều hành giá, Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành phân tích sát diễn biến, nguyên nhân của lạm phát để đưa ra những kết hợp chính sách phù hợp. Tới đây, chính sách tiền tệ cũng sẽ phải theo sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, cũng như tiến độ giải ngân các gói hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế để đưa ra những biện pháp điều hành phù hợp với thực tiễn, đặc biệt cần kết hợp giữa chính sách tiền tệ, tài khóa và chính sách kiểm soát giá./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội nhận định gì về trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính?
15:15' - 08/06/2022
Sáng 8/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Những trở ngại lớn trong cổ phần hóa doanh nghiệp
14:11' - 08/06/2022
Hầu hết các đại biểu đều cho rằng, bất ổn thị trường chứng khoán và định giá đất đai, xử lý vấn đề nhà đất đang là trở ngại rất lớn trong cổ phần hóa doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Đồng bộ các giải pháp để giảm giá xăng dầu
12:28' - 08/06/2022
Bên cạnh giảm thuế thì cũng cần thực hiện đồng bộ các chính sách bởi nếu giảm thuế để giảm giá xăng dầu nhưng vẫn để xảy ra buôn lậu thì không hiệu quả.
Tin cùng chuyên mục
-
Thời sự
Ông Nguyễn Anh Tuấn và ông Nguyễn Đức Hiển giữ chức Phó trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương
18:13' - 01/07/2025
Chiều 1/7, tại Hà Nội, Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Thời sự
Bên lề Quốc hội: Sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền hai cấp từ 1/7
15:21' - 26/06/2025
Bên lề Kỳ họp Quốc hội, các đại biểu bày tỏ kỳ vọng về năng lực, trình độ, kĩ năng quản trị cũng như bản lĩnh của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Thời sự
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chúc mừng TTXVN và các cơ quan báo chí
14:41' - 17/06/2025
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã thăm và chúc mừng Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và các Cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
-
Thời sự
Bên lề Quốc hội: Hợp nhất tỉnh, bước chuyển lớn vì một nền hành chính tinh gọn, hiệu quả
14:52' - 12/06/2025
Sáng 12/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Theo đó, cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố.