Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Đại biểu Quốc hội thảo luận về Sửa Luật Đất đai (sửa đổi)
Ngày 14/11, tại hội trường Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu đã thảo luận về Luật Đất đai (sửa đổi) và kỳ vọng nội dung dự thảo luật này cần được nghiên cứu thêm, tổng hợp những đánh giá tác động để tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện, nhằm khắc phục triệt để những vướng mắc hiện hữu về thu hồi đất đai; đền bù và bố trí tái định cư gắn với ổn định sinh kế cho người dân; các tiêu chí đảm bảo điều kiện sống cho người có đất bị thu hồi phải bằng hoặc tốt hơn so với thời điểm chưa thu hồi đất; cơ chế chia sẻ lợi ích giữa chủ đầu tư, người dân nhất là trong các dự án lớn về khai thác khoáng sản, thủy điện...
Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh Trần Quốc Tuấn bày tỏ sự đồng tình với việc sửa đổi Luật Đất đai, vì đây là nội dung rất quan trọng và đang được người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền trong cả nước trông đợi. Đại biểu kỳ vọng sẽ tháo gỡ được hàng loạt vấn đề bất cập trong quản lý và vận hành cơ chế chính sách liên quan đến đất đai; góp phần nâng cao giá trị nguồn lực của đất đai, tạo động lực cho phát triển đất nước.
Để hoàn chỉnh dự thảo và để trình Quốc hội tiếp tục xem xét vào kỳ họp kế tiếp, đại biểu góp ý, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu lượng hóa đến mức tối đa và bổ sung thêm một nội dung trong luật, liên quan tới, khái niệm quỹ đất công ích, quỹ đất phụ cận... và làm rõ quy định bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở có thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Cần phải có những tiêu chí cụ thể để đánh giá thế nào là điều kiện sống thế nào là bằng hoặc tốt hơn để việc thực thi thuận lợi, dễ dàng và đảm bảo quyền lợi của người dân.
Theo đại biểu Trần Quốc Tuấn, đây là những vấn đề nhạy cảm, nan giải, vướng mắc, khó giải quyết. Nếu được đánh giá tác động và lượng hóa một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng… sẽ dễ dàng xác định được vị trí, diện tích đất thu hồi hoặc khu vực nào nằm trong vùng phụ cận để từ đó, tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất.Như vậy vừa đảm bảo quyền lợi của người có đất bị thu hồi, nhưng cũng vừa đảm bảo mỹ quan đô thị, tránh sự xuất hiện của những ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo, xấu xí mọc lên trong khu vực đô thị xinh đẹp vừa được chỉnh trang.
Biện dẫn Báo cáo số 115 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về thực hiện Luật Đất đai hiện hành, đại biểu Trần Quốc Tuấn nhận định, qua thanh tra giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, đã phát hiện tổng vi phạm về kinh tế trên 80 nghìn tỷ đồng và liên quan tới gần 95 nghìn ha đất. Cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước gần 39 nghìn tỷ đồng và gần 15 nghìn ha đất; đồng thời đã kiến nghị xử lý nhiều tập thể, cá nhân liên quan.Kết thúc kỳ họp này, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí; trong đó, có nội dung đánh giá, giai đoạn từ 2016 đến 2021 về các quy hoạch treo, dự án treo; cùng các vi phạm trong quản lý sử dụng đất kéo dài, nhưng chậm được khắc phục, xử lý.
"Vậy liệu rằng, những quy định tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này, có khắc phục được những hạn chế nêu trên và có kéo giảm được những sai phạm liên quan đến đất đai trong thời gian tới hay không? Đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm các chế tài, đồng thời kiến nghị sửa đổi các luật liên quan để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong hệ thống pháp luật, mà Luật Đất đai được xem là luật gốc, để khi luật ban hành sẽ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn cấp bách đặt ra", đại biếu Trần Quốc Tuấn nói. Đồng tình với ý trên, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa cho rằng, thu hồi đất đai của người dân phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội công cộng hay an ninh quốc phòng là vấn đề quan trọng. Dù pháp luật thừa nhận là đất đai là sở hữu của toàn dân nhưng được nhà nước quản lý.Nhà nước giao cho người dân quyền sử dụng, mua bán cao, đổi tặng như là quyền sở hữu nên khi thu hồi đất cần được hiểu là thu hồi quyền sở hữu thì cần phải tính toán làm sao tính đúng, tính đủ và áp dụng cơ chế giá đền bù nào đó cho phù hợp với thực tiễn của địa phương và thời giá hiện tại của thị trường.
Vì thế, ngay trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần phải được quy định đầy đủ, cụ thể và thống nhất một giá thực hiện để cả nhà đầu tư, Nhà nước và người dân dễ dàng đạt tới thỏa thuận như một cách để nhanh chóng triển khai các dự án, tránh cho trường hợp khiếu kiện, khiếu nại kéo dài
Một điều quan trọng nữa, mang tính cốt lõi đó là việc xác định giá đền bù cho người dân khi thu hồi đất. Cần phải thực hiện chính sách một giá theo cơ chế thị trường khi đền bù cho dân thay vì để doanh nghiệp tự đàm phán.Mặc dù doanh nghiệp tự thỏa thuận nhiều khi sẽ có lợi cho dân và người dân được đền bù giá cao hơn so với việc áp dụng bảng giá đất. Tuy nhiên, việc không thống nhất về giá và không đảm bảo tính công bằng trong đền bù thu hồi đất đai chính là nguyên nhân khiến dự án chậm được triển khai. Do đó, bắt buộc phải phải có sự tham gia của nhà nước để thống nhất việc thỏa thuận giá, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.
Ngoài ra, nếu thu hồi đất phục vụ mục đích an ninh quốc phòng hay phát triển kinh tế - xã hội và công ích thì áp dụng cơ chế thu hồi chung là đúng. Song nếu thu hồi đất của dân để gia tăng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, khu nhà ở, khu đô thị mới thì phải tính toán đúng giá trị chênh lệch địa tô. Nhà đầu tư phải tính rõ giá trị tăng thêm để trả cho người dân bị thu hồi đất. Có như vậy mới đạt được sự hài hòa về lợi ích của cả người dân, doanh nghiệp và nhà nước. Trong khi đó, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương Nguyễn Quang Huân bày tỏ sự không đồng tình với việc áp dụng chính sách riêng cho nhà tài trợ đối với những dự án cần thu hồi đất mà trước đó dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển như ODA hay vốn vay các tổ chức nước ngoài. Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân, nếu giữ quan điểm và cách làm, cách tính toán như vậy sẽ khó thúc đẩy nền kinh tế nhanh chóng hòa nhập với xu hướng chung của thế giới. Chưa kể dễ phát sinh nhiều vấn đề như thất thu ngân sách, sự bất bình đẳng với những dự án có sử dụng nguồn vốn ngân sách và đều phải tuân thủ Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành./.- Từ khóa :
- kỳ họp thứ 4
- quốc hội khóa xv
- luật đất đai
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi)
10:45' - 14/11/2022
Sáng 14/11, Quốc hội thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi) với 472/475 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,78%). Luật Dầu khí gồm 11 Chương 69 Điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Những dự án Luật và nghị quyết sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua trong tuần tới
09:25' - 13/11/2022
Trong tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 4 (14 - 15/11), Quốc hội biểu quyết thông qua một số dự án Luật và nghị quyết.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
17:55' - 11/11/2022
Nhiều đại biểu nhấn mạnh, mục tiêu về kinh tế, xã hội và quản lý ngân sách nhà nước trong thời gian tới cần tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Thương mại Campuchia
21:32'
Chiều tối 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia - bà Cham Nimul và các cán bộ cấp cao của Bộ Thương mại Campuchia đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam
21:30'
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giai đoạn 2025–2026
20:14'
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ sự vui mừng và đánh giá cao những kết quả thực chất đã đạt được trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
19:38'
Ngày 28/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
19:27'
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí đến Việt Nam dự Lễ khánh thành bến số 3 - Cảng Vũng Áng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại
19:20'
Chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác tới Bộ Tài chính Việt Nam lần này sẽ góp phần cụ thể hóa những nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Nhật Bản sẽ hiện thực hóa chiến lược phát triển công nghệ cao, công nghệ bán dẫn
18:18'
Chiều 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ishiba Shigeru cùng dự Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề xuất mức phạt cao hơn về vi phạm hành chính môi trường và đất đai
17:20'
UBND thành phố Hà Nội đề xuất mức tiền phạt vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường và đất đai tăng cao hơn so với các nghị định hiện hành của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiêm cấm chiếm giữ, hủy trái phép tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp bộ máy
16:18'
Sáng 28/4, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ và số hóa tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.