Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Quốc hội bàn cách tăng năng suất lao động
Vì vậy, cần có cái nhìn đúng đắn, toàn diện trong hoạch định chính sách, thúc đẩy tăng trưởng năng suất, chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, cải thiện trình độ kỹ thuật lao động.
Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích đầu tư khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu sang hoạt động có giá trị gia tăng, cải cách thể chế, nâng cao năng lực quản trị Nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí giao dịch cho nền kinh tế.
Cùng quan điểm trên, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) đề nghị Chính phủ cần có cuộc khảo sát, đánh giá đầy đủ về tình hình chất lượng năng suất lao động Việt Nam hiện nay, xem xét yếu điểm, từ đó khẩn trương xây dựng chiến lược hệ thống chính sách giải pháp để nâng cao chất lượng năng suất lao động nếu không muốn tụt hậu.Giải đáp về nội dung này, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ: Năm 2017, cả nước có trên 1,63 triệu lao động được tạo việc làm (đạt 102,48% kế hoạch), trong đó trên 1,5 triệu người được tạo việc làm trong nước (đạt 100,7% kế hoạch); 134 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (đạt 127,6% kế hoạch). Lao động Việt Nam thời gian qua có nhiều tiến bộ, chuyển dịch lao động theo hướng tích cực hơn.
Hết tháng 4/2018, lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 38,6%; số lao động làm việc làm công ăn lương có quan hệ lao động tăng dần; tỉ lệ lao động trong độ tuổi tham gia lực lượng lao động duy trì ở mức cao là 76; tỷ lệ lao động thất nghiệp thành thị thấp hơn so chỉ tiêu.
Tuy nhiên nhìn tổng thể, tính bền vững của việc làm không cao, kể cả về thu nhập, môi trường lao động. Các chính sách an sinh xã hội, thị trường lao động chưa hình thành đồng bộ theo cơ chế thị trường.
Lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao; thiếu hai nguồn nhân lực quan trọng là nhân lực quản lý và nhân lực chất lượng cao, nhất là các ngành kinh tế động lực. Việc làm cho sinh viên ra trường còn khó khăn, tỷ lệ sinh viên thất nghiệp còn cao...
Nêu các dẫn chứng về năng suất lao động hiện nay, Bộ trưởng khẳng định: Năng suất lao động nhìn chung có chuyển biến. Các chuyên gia cho rằng đã áp dụng phương pháp tính chung phù hợp với xu hướng quốc tế, song năng suất lao động của Việt Nam chưa tính toán, đánh giá chính xác thu nhập không chính thức.
Nếu tính được phần này, năng suất lao động Việt Nam không thấp, thậm chí cao hơn. Năm 2018, ngành Lao động - Thương binh Xã hội đã chọn giáo dục nghề nghiệp là khâu đột phá để tạo ra việc làm ổn định, bền vững.
Bộ đã tập trung quy hoạch lại mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, đến nay đã giảm được 252 trung tâm cấp huyện, giảm 35 trường cao đẳng và công lập hoạt động không hiệu quả. Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6, thời gian tới sẽ giảm tiếp những trường của những cơ sở giáo dục nghề nghiệp không hiệu quả, hoạt động không đảm bảo.
Đồng thời, Bộ chuyển sang đào tạo lao động theo định hướng, theo địa chỉ đặt hàng trên cơ sở dự báo cung - cầu thị trường. Đến quý I/2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thí điểm 10 trường ký kết với 15 tập đoàn trong nước, quốc tế để đào tạo theo địa chỉ 150.000 người trong 3 năm 2018 - 2020.
* Bảo đảm các chính sách an sinh xã hộiTrả lời câu hỏi của các đại biểu liên quan đến bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có chính sách người có công với cách mạng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: Vấn đề an sinh xã hội, chăm lo bảo vệ an sinh xã hội là một cái chủ trương nhất quán của Đảng Nhà nước và nhân dân ta.
Thời gian qua, công tác an sinh xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền và đặc biệt là đã huy động sự vào cuộc của mọi tầng lớp nhân dân với tinh thần "tương thân tương ái".
Công tác an sinh xã hội của Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá là một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế xã hội của nước ta.
Các chính sách ưu đãi của Nhà nước với hơn 9 triệu người có công và thân nhân người có công đã được thực hiện đúng, đủ, kịp thời.
Riêng Ngân sách Trung ương hàng năm bố trí 31 nghìn tỷ để thực hiện chính sách "đền ơn đáp nghĩa". Việc thăm hỏi, tặng quà tri ân đã được các cấp, các ngành và nhân dân chăm lo.
Công tác tìm kiếm, quy tập liệt sỹ, xác định danh tính liệt sỹ đã được triển khai với tinh thần trách nhiệm rất cao. Việc giải quyết hồ sơ tồn đọng xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách được triển khai quyết liệt, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, công khai, minh bạch.
Đến nay, cả nước đã giải quyết xấp xỉ 6.000 hồ sơ tồn đọng; trong đó xác nhận liệt sĩ 1.600 trường hợp, xác nhận thương binh và người hưởng chính sách như thương binh trên 3.000 trường hợp; kết luận gần 2.000 trường hợp không đủ điều kiện.
Thực hiện Nghị quyết 49 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018 và Nghị quyết 63 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 8.100 tỷ đồng để các địa phương triển khai, phấn đấu năm 2018 xây mới hoặc sửa chữa 313 nghìn ngôi nhà người có công với cách mạng.Số tiền này đã được phân bổ đến tất cả các địa phương. Qua kiểm tra tại 4 tỉnh cho thấy quý I/2018, các địa phương mới giải ngân được khoảng 10% số tiền này. Bộ trưởng đề nghị các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân, cử tri cả nước giám sát việc tổ chức thực hiện, để năm 2018 có thể giải ngân được số tiền, đảm bảo hoàn thành căn bản việc nhà ở cho người có công theo chương trình.
Theo Bộ trưởng, các chính sách xã hội hiện cơ bản được bảo đảm. Chương trình giảm nghèo bền vững với tiền số tiền 48 nghìn tỷ đồng và 21 chương trình mục tiêu hiện nay đều thiết kế tập trung cho vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình nông thôn mới; trong đó, tập trung cho khu vực miền núi gấp 4 lần so với bình quân chung, tập trung đầu tư theo hướng đầu tư có điều kiện, hạn chế tối đa việc cấp không, tập trung vào các lõi nghèo (các huyện 30a và 2.139 xã thuộc 135; 3.973 thôn, bản đặc biệt khó khăn; 291 xã bãi ngang). Năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 cả nước đã vượt qua nhiều thiên tai địch họa khắc nghiệt, lũ quét, lũ ống.Với sự quyết liệt chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, trong dịp Tết, Chính phủ đã xuất 19 nghìn tấn gạo để chăm lo cho đồng bào ăn Tết, không để ai rơi vào cảnh màn trời chiếu đất.
Điều này cũng thể hiện tinh thần "tương thân tương ái" đối với các vùng thiên tai bão lũ. Bằng sự nỗ lực, nước ta đã hoàn thành ba chỉ tiêu rất quan trọng trong lĩnh vực an sinh lao động, việc làm, góp phần cùng cả nước hoàn thành 12/13 chỉ tiêu quốc gia./.
>>> Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động: Cải cách tiền lương sẽ nâng cao năng suất lao động
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay Quốc hội tiếp tục thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội
07:40' - 26/05/2018
Ngày 26/5, theo chương trình Kỳ họp thứ 5, các đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục dành buổi sáng để thảo luận về các vấn đề kinh tế xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Phiên thảo luận thu hút sự quan tâm của cử tri
21:15' - 25/05/2018
Phiên thảo luận về tình hình phát triển kinh tế-xã hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV được tường thuật trực tiếp trên sóng phát thanh và truyền hình, thu hút sự quan tâm theo dõi của cử tri,
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 5 của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV
20:47' - 25/05/2018
Ngày 25/5/2018, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Không còn lo lắng việc “diệt chuột sợ làm vỡ bình”
20:13' - 25/05/2018
Thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, các đại biểu khá quan tâm đến công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí đang được đẩy mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Nâng cao chất lượng, bảo đảm tính bền vững tăng trưởng
19:05' - 25/05/2018
Chất lượng và tính bền vững trong tăng trưởng, đổi mới mô hình tăng trưởng… là những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận tại phiên làm việc chiều 25/5.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.