Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Đề xuất phát hành chứng chỉ vàng, kiểm soát giá vé máy bay
Thiếu sự hợp tác giữa hàng không và du lịch
Đề cập đến câu chuyện giá vé máy bay tăng cao thời gian qua, đại biểu Bùi Hoài Sơn (Hà Nội) cho rằng, cần có các biện pháp để điều chỉnh bởi giá vé máy bay ảnh hưởng tiêu cực, làm giảm nhu cầu đi lại, giảm số lượng khách du lịch. Việc này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới công việc của người dân trong các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn…“Nếu so sánh, đường bay tương đương của Thái Lan rẻ hơn Việt Nam rất nhiều. Phải tìm các nguyên nhân, bao gồm cả chủ quan và khách quan khiến giá vé máy bay tăng cao như vậy”, đại biểu Bùi Hoài Sơn nêu.
Theo đại biểu Bùi Hoài Sơn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đặc biệt là yếu tố cạnh tranh, chi phí bảo trì ở nước ngoài rất cao, thiếu sự hợp tác giữa hàng không và du lịch…
“Hàng không và du lịch cũng có hợp tác nhưng đa phần mạnh ai nấy làm, không có cách thức rủi ro chia sẻ nên giá vé máy bay quá cao đã ảnh hưởng nhiều đến phát triển du lịch nói riêng, sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói chung. Do đó, phải hạ giá vé máy bay để phát triển du lịch”, đại biểu Bùi Hoài Sơn nói.
Đại biểu Bùi Hoài Sơn đề xuất, cần có gói hỗ trợ cho ngành Hàng không - Du lịch để giảm giá như hỗ trợ phí dịch vụ tại sân bay, đầu tư cho các trung tâm bảo dưỡng máy bay ở Việt Nam.
"Trong câu chuyện giá máy bay, ngành Du lịch và Hàng không phải hợp tác với nhau. Nếu chỉ nghĩ, hàng không tăng vé có lợi cho hàng không nhưng không nghĩ đến việc có hại cho các lĩnh vực khác thì sẽ rất khó. Hàng không, nhà hàng, khách sạn... có liên quan đến nhau, phải hỗ trợ nhau để tạo 'combo' du lịch, hạ giá vé máy bay, không chỉ tốt cho du lịch mà còn tốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước", đại biểu Bùi Hoài Sơn nói.
Quản lý chặt chẽ thị trường vàng
Liên quan đến biến động giá vàng thời gian qua, đại biểu Phạm Đức Ấn (Hà Nội) khẳng định, giá vàng rất quan trọng; khi vàng biến động ảnh hưởng nhiều đến bài toán về tỷ giá. Nếu đầu tư chạy theo vàng quốc tế thì Việt Nam "mất nhiều hơn được, có nguy cơ vàng hóa nền kinh tế". Do đó, theo đại biểu Phạm Đức Ấn, cần có đánh giá nhiều khía cạnh, có chính sách quản lý chặt chẽ thị trường vàng để giảm thiểu ảnh hưởng đến tỷ giá.
"Đây là vấn đề kỹ thuật rất sâu nhưng ở mức độ nhất định, cần trình Chính phủ những giải pháp hữu hiệu hơn để quản lý thị trường vàng, tránh chênh lệch cao giữa thị trường trong nước và thế giới", đại biểu Phạm Đức Ấn nói.
Chung mối quan tâm đến giá vàng tăng bất thường, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, nếu giá vàng thế giới tăng thì giá vàng trong nước tất nhiên cũng tăng. Tuy nhiên, đáng báo động là giá vàng trong nước ngày càng chênh lệch lớn với thế giới.
"Giá vàng tăng cao không ảnh hưởng ngay đến chỉ số giá nhưng sẽ tác động nhiều đến yếu tố tâm lý người dân. Vô hình chung, người dân không gửi tiền ngân hàng nữa mà chuyển sang... xếp hàng mua vàng. Tôi cho rằng, rất cần thiết phải kịp thời xử lý điều hành để đưa giá vàng trong nước về ngang thế giới”, đại biểu Hoàng Văn Cường nói.
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, về dài hạn, cần sửa Nghị định số 24/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, bởi chính Nghị định này đang sinh ra "tác động ngược". Cùng với đó, các giải pháp trước mắt cũng cần phải rất linh hoạt. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu vàng để tăng cung nhằm giảm giá nhưng thực tế, sau mỗi phiên đấu thầu, giá vàng lại tăng hơn.
“Cơ chế đấu thầu của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là "đấu thầu ngược". Chính vì đấu thầu, giá vàng lại tăng lên vì giá sàn đặt cao hơn giá thị trường. Khi người trúng thầu, bán ra, họ phải bán với giá cao hơn giá trúng thầu, đương nhiên giá vàng trong nước phải tăng lên. Như vậy, mục tiêu lúc này không phải là để giảm giá mà để thu về nhiều tiền. Nếu mục tiêu để giảm giá vàng trong nước với giá vàng thế giới thì giá tham chiếu đấu giá vàng bằng giá vàng thế giới cộng thuế, phí cộng nhu cầu và phải đấu thầu ngược, tức là người mua vàng xong phải bán sát nhất với giá tham chiếu khi đề xuất đấu thầu”, đại biểu Hoàng Văn Cường nói.
Cùng với đó, đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất phát hành chứng chỉ vàng. Theo đó, người dân có thể mua vàng với giá tham chiếu đưa ra và số vàng đó để ở Ngân hàng Nhà nước. “Khi đó, người mua vàng không phải mất công giữ; cũng điều chỉnh được giá vàng trong nước về ngang với thế giới. Phải điều chỉnh ngay cơ chế về đấu thầu vàng”, đại biểu Hoàng Văn Cường nói.
Thiếu phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ
Đồng quan điểm, trước một số biến động bất thường của thị trường vàng trong thời gian qua, đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) cho rằng, đây không phải là nhu cầu thực tế của người dân mà có thể là do một số đối tượng đầu cơ, lũng đoạn thị trường để trục lợi. "Cần sớm có sự chỉ đạo, tháo gỡ, bình ổn, truyền thông để làm rõ, tránh những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, xáo động tâm lý của người dân", đại biểu Tạ Thị Yên đề nghị.
Đối với thị trường bất động sản, đại biểu Tạ Thị Yên cho rằng, việc thiếu phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, giá trung bình hợp với khả năng tài chính của người dân cũng là vấn đề cần xem xét và điều chỉnh.
"Nhà ở xã hội có nơi thừa, nơi thiếu. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội mới giải ngân được rất thấp", đại biểu Tạ Thị Yên nói; đồng thời cho rằng, cần phải làm rõ trách nhiệm các cơ quan có liên quan vì sao chính sách rất tốt và nhân văn nhưng lại chậm triển khai thực hiện, trong khi người dân rất mong mỏi, chờ đợi điều này.
Nêu thực trạng nhà tái định cư, đại biểu Tạ Thị Yên cho biết, con số thừa 14.000 căn nhà tái định cư tại quận Bình Tân và thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc ở Hà Nội cũng có nhiều căn hộ tái định cư bỏ hoang ở một số quận, đã làm lãng phí nguồn lực tài chính công.
"Trong khi người dân vẫn còn thiếu chỗ ở, do đó cần phải làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan", đại biểu Tạ Thị Yên nêu ý kiến.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Khơi thông hoạt động của doanh nghiệp
12:38' - 23/05/2024
Tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế; khơi thông nguồn lực để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất... là các vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến thảo luận.
-
Kinh tế Việt Nam
Sáng nay, Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
08:19' - 23/05/2024
Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Cần có chính sách đền bù thỏa đáng cho người dân khi triển khai các dự án giao thông
11:37' - 22/05/2024
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị có chính sách hợp lý và đền bù thỏa đáng cho người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của Dự án giao thông, đặc biệt đối với khu vực giáp ranh giữa hai địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana
07:44'
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...