Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Làm rõ cơ quan chịu trách nhiệm nếu có oan sai trong xét xử
Qua nghiên cứu, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) cơ bản đồng thuận với những nội dung được nêu trong dự thảo Luật. Góp ý cụ thể vào quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 2 của dự thảo Luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, cụ thể là về thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết bồi thường của Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án Quân sự trung ương, đại biểu nêu rõ: Hiện nay, quy định tại điểm này chưa làm rõ cơ chế xác định cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp có thiệt hại do oan sai xảy ra trong hoạt động xét xử.
Theo đại biểu tỉnh Bình Dương, điều này có thể gây ra một số bất cập. Thứ nhất, chưa phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp tòa án. Trong thực tiễn, việc một người bị oan sai có thể bắt nguồn từ các bản án sơ thẩm, phúc thẩm, nhưng chỉ được minh oan ở cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Khi đó, nếu không xác định rõ cấp tòa nào gây ra oan sai, thì việc quy trách nhiệm bồi thường sẽ dễ phát sinh tranh chấp, gây chậm trễ trong việc bồi thường thiệt hại cho người dân.
Thứ hai, trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án quân sự trung ương cần được quy định rõ ràng hơn. Các cơ quan này nên được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết yêu cầu bồi thường trong phạm vi ngành dọc quản lý, đồng thời có trách nhiệm xác định rõ cơ quan tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại để thực hiện nghĩa vụ bồi thường đúng pháp luật.
Thứ ba, nếu không làm rõ trách nhiệm theo hành vi gây thiệt hại thì có thể dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp tòa án, ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân và làm giảm hiệu lực thi hành của Luật.
Từ những phân tích trên, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo xem xét chỉnh lý quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 2 như sau: “Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án Quân sự trung ương chịu trách nhiệm giải quyết bồi thường trong phạm vi quản lý của mình, đồng thời có trách nhiệm xác định rõ cơ quan tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại để yêu cầu thực hiện trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp việc oan sai phát sinh do sai lầm trong hoạt động xét xử của nhiều cấp tòa án, thì trách nhiệm bồi thường được xác định theo cấp tòa án cuối cùng có hành vi trái pháp luật bị xác định là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại".
Nhất trí với nội dung tại dự thảo Luật quy định tổ chức Tòa án nhân dân 3 cấp gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân khu vực, các đại biểu đánh giá, dự thảo luật đã phân định thẩm quyền mạnh cho Tòa án nhân dân cấp khu vực tất cả các vụ án liên quan đến hành chính, kinh tế, dân sự, hôn nhân gia đình, tuy nhiên nội dung về hình sự chưa phân quyền triệt để.
Liên quan đến nội dung này, đại biểu Lê Thanh Hoàn (Thanh Hóa) nêu ý kiến: “Chúng ta chỉ cho xử án đến 20 năm tù, còn lại án trên 20 năm tù đối với hình sự thì vẫn giao thẩm quyền cấp tỉnh. Nếu chúng ta muốn thực hiện cải cách liên quan đến tổ chức bộ máy một cách triệt để, tôi đề nghị phải phân quyền cho Tòa án nhân dân cấp khu vực được xét xử tất cả các vụ án hình sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ thực hiện xét xử phúc thẩm. Và chúng ta không cần thiết phải thành lập lại 3 Tòa phúc thẩm trên cơ sở giải tán 3 tòa án cấp cao.
Quan tâm đến nội dung về mối quan hệ phối hợp và chế tài kiểm tra giữa Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp khu vực (quy định từ Điều 55 đến Điều 60), đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) nêu rõ, dự thảo Luật đã bổ sung cấp Tòa án nhân dân khu vực thay cho Tòa án nhân dân cấp huyện hiện hành; giữ nguyên Tòa án nhân dân cấp tỉnh với vai trò quản lý theo địa bàn hành chính cấp tỉnh; giao quyền xét xử sơ thẩm thông thường cho Tòa án nhân dân khu vực, quyền phúc thẩm và giám đốc thẩm cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Tuy nhiên, cơ chế giám sát - phối hợp - kiểm tra giữa hai cấp này chưa được quy định rõ. Đại biểu Thạch Phước Bình cho rằng, nếu không làm rõ mối quan hệ và chế tài kiểm tra sẽ dẫn đến dễ xảy ra tình trạng quản lý chồng chéo hoặc bỏ ngỏ. Nếu Tòa án nhân dân tỉnh không có cơ chế kiểm tra thực chất với Tòa án nhân dân khu vực, chất lượng xét xử tại cơ sở dễ bị bỏ ngỏ. Nếu kiểm tra thiếu ranh giới rõ ràng, có thể gây xung đột quyền lực nội bộ, ảnh hưởng đến tính độc lập xét xử.
Đồng thời, đây cũng có thể sẽ là nguyên nhân gây nên khó khăn trong điều hành, đào tạo và điều chuyển cán bộ. Tòa án nhân dân tỉnh hiện đang là đơn vị điều phối nhân sự và đào tạo tập huấn toàn tỉnh. Nếu không rõ cơ chế điều phối với Tòa án nhân dân khu vực, sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực và tính thống nhất về chuyên môn.
Một khó khăn khác cũng được đại biểu nêu đó là thiếu kênh phản hồi và giám sát chéo. “Không có chế tài kiểm tra rõ ràng sẽ dẫn tới thiếu kênh xử lý vi phạm tại Tòa án nhân dân khu vực; thiếu cơ chế giám sát chất lượng xét xử, vi phạm đạo đức nghề nghiệp; không kiểm soát được nguy cơ tiêu cực ở cấp xét xử đầu tiên”, đại biểu nói.
Từ những phân tích trên, đại biểu Thạch Phước Bình kiến nghị sửa đổi và bổ sung một số nội dung cụ thể. Theo đó, về cơ chế kiểm tra - giám sát chuyên môn, đại biểu đề xuất bổ sung khoản vào Điều 55 (về nhiệm vụ Tòa án nhân dân cấp tỉnh): “Thực hiện kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất đối với hoạt động xét xử, giải quyết vụ việc của Tòa án nhân dân khu vực thuộc địa bàn; báo cáo kết quả và kiến nghị biện pháp xử lý sai phạm lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao”. Bổ sung nhiệm vụ giám sát chéo vào Điều 56 (cơ cấu Tòa án nhân dân tỉnh): “Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức các đoàn kiểm tra định kỳ đối với Tòa án nhân dân khu vực về hoạt động chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, thực hiện kỷ luật công vụ, báo cáo định kỳ về Tòa án nhân dân tối cao.”
Ngoài ra, về chế tài xử lý vi phạm, đại biểu đề nghị bổ sung một khoản mới vào Điều 60 nội dung như sau: “Trường hợp phát hiện vi phạm nghiêm trọng trong xét xử, vi phạm kỷ luật công vụ, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét xử lý kỷ luật hoặc thay đổi tổ chức, nhân sự tại Tòa án nhân dân khu vực".
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hoàn thiện thể chế song song với thi hành nghiêm minh pháp luật và khuyến khích sáng tạo
12:04' - 18/05/2025
Việc ban hành Nghị quyết 66 là đòi hỏi khách quan của tiến trình đổi mới, nhằm tạo đột phá nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Làm rõ khả năng cân đối vốn cho các dự án
20:34' - 17/05/2025
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, phải thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công.
-
Ý kiến và Bình luận
Bên lề Quốc hội: Giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường một cách tốt nhất
16:44' - 17/05/2025
Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết Quốc hội).
-
Chính sách mới
Quốc hội thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
15:05' - 17/05/2025
Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Rà soát để hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội
15:04'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần rà soát lại và điều chỉnh một số điểm trong chính sách để đảm bảo việc phát triển nhà ở xã hội đi đúng hướng, về đích đúng thời hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng BIDV trở thành một Ngân hàng thương mại nhà nước trụ cột
15:03'
Phó Thủ tướng yêu cầu BIDV thực hiện tốt vai trò của NHTM nhà nước chủ lực, chủ đạo dẫn dắt thị trường; tích cực, chủ động và tiên phong trong thực hiện chủ trương chính sách của Đảng,Chính phủ, NHNN.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh nhưng thiếu cát đắp nền
14:19'
Dự án Vành đai 3 đoạn qua địa bàn TP. Hồ Chí Minh được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ để cuối năm 2025 thông xe đoạn trên cao và thông xe kỹ thuật các đoạn còn lại nhưng đang thiếu cát đắp nền.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm tra ngay khi người dân tố giác hành vi buôn bán hàng giả
13:52'
Các bộ, ngành, địa phương phải tiến hành kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có tình trạng buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đề xuất chuyển tiếp cơ chế đặc thù tại 5 địa phương sau sáp nhập
13:41'
Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Tp Hồ Chí Minh và Cần Thơ sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù.
-
Kinh tế Việt Nam
Nam Định khởi công khu nhà ở xã hội Bãi viên và khánh thành cầu Thiên Trường
13:41'
Sáng 19/5, UBND tỉnh Nam Định khởi công xây dựng dự án Khu nhà ở xã hội Bãi Viên (phường Mỹ Xá, thành phố Nam Định) và khánh thành cầu Thiên Trường vượt sông Đào.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia mang tầm cỡ khu vực và thế giới
13:14'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia thành Trung tâm hội chợ, triển lãm tầm cỡ của khu vực và thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Trình bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
13:09'
Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài) năm 2025 cho các cơ quan với số vốn là 4.327,121 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
11:16'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, thành phố Hà Nội.