Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV: Rút ngắn 8 ngày so với dự kiến
Như vậy, Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV dự kiến bế mạc vào ngày 28/7/2021, sớm hơn ba ngày so với chương trình đã được thông qua tại phiên trù bị và rút ngắn 8 ngày so với dự kiến trước đây.
Chiều 24/7, chia sẻ với báo giới về quyết định rút ngắn thời gian kỳ họp của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường khẳng định: Quyết định tiếp tục rút ngắn thời gian kỳ họp Quốc hội trên cơ sở vẫn đảm bảo chất lượng, nội dung, chương trình kỳ họp đã thông qua.* Phóng viên: Quốc hội đã có những giải pháp, biện pháp nào để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch thưa ông?
* Ông Bùi Văn Cường: Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và nguy hiểm ở nhiều địa phương trên cả nước, thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và Bộ Chính trị, trên cơ sở ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đồng chí Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau: Thứ nhất, chỉ đạo nghiêm ngặt công tác phòng, chống dịch COVID- 19, để bảo đảm an toàn về sức khỏe cho đại biểu, khách mời, cũng như cán bộ, phóng viên phục vụ kỳ họp; chỉ đạo, cho ý kiến để các cơ quan triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 đúng thẩm quyền của Quốc hội. Thứ hai, quyết định tiếp tục rút ngắn thời gian kỳ họp Quốc hội trên cơ sở vẫn đảm bảo chất lượng, nội dung, chương trình kỳ họp đã thông qua. Theo đó, chỉ đạo tăng cường sự chủ động, linh hoạt, quyết liệt, làm việc ngoài giờ (sau 17 giờ và sau 11 giờ 30 phút hàng ngày) và làm thêm vào ngày Chủ nhật của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan hữu quan.Riêng các cơ quan của Quốc hội làm thêm cả đêm, với phương châm rút ngắn thời gian nhưng không ảnh hưởng đến nội dung, chất lượng của Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Như vậy, Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV dự kiến bế mạc vào ngày 28/7, sớm hơn 3 ngày so với Chương trình đã thông qua tại phiên trù bị và rút ngắn 8 ngày so với dự kiến trước đây.
Thứ ba, đặc biệt, để tạo khung pháp lý cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, linh hoạt hơn trong công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch COVID- 19 với phương châm “chống dịch như chống giặc”, cần phải trao quyền của Quốc hội, cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như khi ban bố tình trạng khẩn cấp để sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời, tập trung nguồn lực cho Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch bệnh; Quốc hội đã quyết định bổ sung vào Chương trình làm việc tại kỳ họp này việc thông qua Nghị quyết chung.Trong đó có quy định về những giải pháp về pháp luật, quyết liệt, cấp bách phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Thứ tư, chỉ đạo Văn phòng Quốc hội bố trí phòng họp trực tuyến, phục vụ lãnh đạo các địa phương họp trực tuyến với tỉnh, thành phố của mình để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại địa phương trong thời gian kỳ họp. Thứ năm, để hỗ trợ để chia sẻ khó khăn, chung tay góp sức phòng, chống dịch; hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức buổi lễ quyên góp ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19.Các vị đại biểu Quốc hội và toàn thể các vị khách mời tham dự kỳ họp đã tích cực hưởng ứng đóng góp cho Quỹ này. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa, tiếp tục kêu gọi đồng bào, cử tri cả nước tiếp tục chung tay để chiến thắng dịch COVID-19.
* Phóng viên: Cơ sở nào để Quốc hội bổ sung vào chương trình làm việc Nghị quyết này, thưa ông? * Ông Bùi Văn Cường: Thời gian qua, công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở nước ta đã đạt được những kết quả tích cực, được nhân dân đồng tình ủng hộ, cộng đồng quốc tế đánh giá cao.Tuy nhiên, hiện nay trước biến chủng mới Delta với tốc độ lây lan nhanh hơn, độc lực mạnh hơn thì cần phải có các giải pháp hữu hiệu hơn. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng còn có sự bất cập về mặt pháp lý của một số văn bản về phòng, chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình thảo luận tại Quốc hội, cũng đã có những đại biểu Quốc hội có kiến nghị Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước cũng đã có ý kiến chỉ đạo về nội dung này.
Trước tình hình đó, với tinh thần của Quốc hội hành động, đồng hành cùng Chính phủ và cả hệ thống chính trị trong việc phòng, chống dịch bệnh, ngay trong sáng 23/7 và sáng 24/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì các cuộc làm việc với một số cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ và các cơ quan hữu quan để cho ý kiến việc trình Quốc hội xem xét thông qua việc trao một số quyền của Quốc hội cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch COVID- 19 giới hạn từ khi được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ nhất cho đến hết năm 2022, phạm vi trong các hoạt động phòng, chống COVID-19, sau đó báo cáo Quốc hội. Qua xem xét tình hình thực tế, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội bổ sung vào Chương trình kỳ họp việc thông qua Nghị quyết chung của kỳ họp để đánh giá khái quát công tác phòng, chống dịch thời gian qua, quyết định một số giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo cơ sở pháp lý cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, bảo đảm chủ động, linh hoạt, kịp thời, có hiệu quả hơn, kể cả khi có các tình huống phức tạp hơn có thể diễn ra. Mục tiêu là để đẩy lùi dịch COVID- 19, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. * Phóng viên: Tổng Thư ký Quốc hội có thể cho biết thêm về những giải pháp cơ bản phòng, chống dịch COVID-19 được quy định trong dự thảo của Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV này? * Ông Bùi Văn Cường: Với tinh thần cần phải có những giải pháp đặc biệt để kịp thời xử lý những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và rất nguy hiểm của dịch COVID-19 hiện nay, dự kiến Nghị quyết sẽ tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, đánh giá của Quốc hội về công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua. Nhận định tình hình dịch bệnh trong thời gian tới, thể hiện quan điểm, phương châm Quốc hội luôn đồng hành cùng Chính phủ trong quá trình thực hiện các giải pháp nhanh nhạy, quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để tập trung khống chế và đẩy lùi dịch COVID- 19. Thứ hai, để kịp thời xử lý những vấn đề vướng mắc về mặt pháp lý, Quốc hội dự kiến giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quyền chủ động quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng, chống dịch COVID-19, bao gồm cả các biện pháp theo quy định được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh; các giải pháp, biện pháp chưa được pháp luật quy định hoặc khác quy định của một số luật. Việc giao thẩm quyền này cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được thực hiện có thời hạn và chỉ phục vụ trực tiếp cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Chính phủ phải báo cáo Quốc hội về tình hình và kết quả thực hiện các biện pháp này tại kỳ họp Quốc hội gần nhất. Thứ ba, Quốc hội, Chính phủ ưu tiên dành nguồn lực cao nhất cho phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định tư tưởng của người dân, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Nếu có những vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Quốc hội ngoài thời gian kỳ họp Quốc hội thì Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Thứ tư, Quốc hội sẽ giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tăng cường giám sát Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện Nghị quyết. Thứ năm, trong nội dung của Nghị quyết có thông điệp, lời hiệu triệu của Quốc hội, gửi đến toàn dân, toàn xã hội, kêu gọi sự đoàn kết, thống nhất cao, đồng lòng cùng Chính phủ, lãnh đạo các địa phương và các lực lượng tuyến đầu tập trung sớm đẩy lùi dịch COVID-19. * Phóng viên: Việc thông qua Nghị quyết dự kiến sẽ được tiến hành theo quy trình, thủ tục như thế nào, thưa ông? * Ông Bùi Văn Cường: Đây là trường hợp đặc biệt trong tình huống cấp bách, nên việc giải quyết cũng theo trình tự rút gọn, đặc biệt. Theo đó, về cách làm, đêm 23/7, khi Chính phủ có Tờ trình về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Ủy ban Xã hội của Quốc hội làm việc ngay trong đêm để thẩm tra. Nội dung này cũng đã được Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội cùng đại diện một số cơ quan của Quốc hội, lãnh đạo của một số bộ của Chính phủ xem xét, cho ý kiến vào sáng nay. Với tinh thần khẩn trương, quyết liệt đó, chiều 24/7 Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã đọc báo cáo thẩm tra tại hội trường Quốc hội, làm căn cứ để các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến khi thảo luận cùng với các nội dung kinh tế - xã hội trong cả ngày mai. Tại phiên bế mạc kỳ họp, dự thảo Nghị quyết sẽ được đọc công khai, được phát thanh, truyền hình trực tiếp tới đồng bào, cử tri cả nước trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua nhằm chuyển tải đến nhân dân, cử tri cả nước thông điệp mạnh mẽ của Quốc hội về quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19. * Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội nói về quyết định giãn cách xã hội của Hà Nội
15:40' - 24/07/2021
Thành phố Hà Nội đã quyết định thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 6h ngày 24/7/2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội sẽ có Nghị quyết về một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19
15:27' - 24/07/2021
Chính phủ vừa có Tờ trình số 260/TTr-CP về việc đề xuất một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đưa vào Nghị quyết kỳ họp của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung nội dung về phòng, chống dịch COVID-19 vào Nghị quyết của Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV
11:08' - 24/07/2021
Sáng 24/7, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ nhất, trong đó bổ sung vào Nghị quyết của Kỳ họp thứ nhất nội dung về phòng, chống dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30'
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.