Kỷ nguyên lãi suất âm khép lại với nhiều "tàn dư"
18 tháng sau khi châu Âu chấm dứt chính sách lãi suất âm kéo dài 10 năm, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng đã có quyết định tương tự với việc nâng lãi suất lần đầu tiên trong 17 năm qua. Động thái này đã đánh dấu sự khép lại của một kỷ nguyên mà hầu như không ai mong đợi sẽ quay trở lại.
Được áp dụng sau cuộc khủng hoảng nợ và suy thoái toàn cầu cuối những năm 2000, chính sách lãi suất âm có nghĩa là các ngân hàng thương mại phải trả tiền cho ngân hàng trung ương khi gửi tiền vào đó, thay vì được trả lãi cho khoản tiền gửi này. Mục đích của chính sách này là để khuyến khích hoạt động cho vay nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế hậu khủng hoảng và tránh nguy cơ giảm phát. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách ngày nay kết luận rằng chính sách này không có hiệu quả như dự kiến.Ông Agustin Carstens, quản lý cấp cao của ngân hàng Bank for International Settlements, cho biết lạm phát sẽ phụ thuộc phần nào vào các yếu tố không nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng trung ương, như căng thẳng thương mại gia tăng, dân số già hóa, và biến đổi khí hậu.
Đầu những năm 2010, ba ngân hàng trung ương lớn của thế giới là BoJ, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) để đã hạ lãi suất xuống mức cực thấp. Nhưng Fed chỉ dừng lại ở đó, một phần vì các quan chức ngân hàng này nghi ngại về tính pháp lý của chính sách lãi suất âm. Còn hai ngân hàng còn lại, với lo ngại rằng giảm phát có thể đẩy nền kinh tế vào suy thoái, đã quyết định đẩy lãi suất vào vùng âm. Ngân hàng trung ương các nước Thụy Sỹ, Thụy Điển và Đan Mạch cũng có các động thái tương tự và nhận sự chỉ trích từ các lãnh đạo ngân hàng thương mại rằng họ đang làm xói mòn mô hình kinh doanh của lĩnh vực ngân hàng. Dù nghiên cứu của ECB chỉ ra rằng lãi suất âm đã khiến tăng trưởng tín dụng tăng thêm 0,7 điểm phần trăm mỗi năm, nhưng từng đó là chưa đủ để đưa lạm phát ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) lên mức mục tiêu 2% của ECB. Những người phản đối chính sách lãi suất âm lập luận rằng việc thiếu tiếp cận tín dụng chưa bao giờ là nguyên nhân chính khiến châu Âu phục hồi chậm chạp, và những vấn đề sâu hơn, như thiếu khả năng cạnh tranh và đầu tư công, lại nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của chính sách tiền tệ. Tương tự, Fed, vốn giữ lãi suất ở gần mức 0%, nhận thấy các nỗ lực giải quyết tình trạng lạm phát thấp kéo dài cả chục năm chỉ đem lại hiệu quả chậm chạp và không mong đợi.>>>Chuyên gia: Lãi suất chính sách của Fed sẽ giảm ít nhất 0,75 điểm % cho đến cuối năm 2024
Cuối cùng, thế giới đã thoát khỏi kỷ nguyên lạm phát thấp do tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng trong đại dịch COVID-19, cộng hưởng cùng các chương trình kích thích tài khóa khổng lồ của các nước lớn và các cú sốc về năng lượng liên quan đến căng thẳng Nga-Ukraine.
BoJ vẫn chậm chân so với các ngân hàng trung ương khác vốn đã nâng lãi suất với tốc độ chưa từng có để kiềm chế áp lực lạm phát mới này. Và phải cho đến bây giờ, BoJ mới bắt đầu nghĩ rằng có thể dần nới lỏng chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của BoJ sẽ phải xử lý những tàn dư của chính sách lãi suất âm. Đó là một hệ thống tài chính ngập trong hàng nghìn tỷ USD “tiền rẻ” và lượng vốn dư thừa mà các ngân hàng thương mại giờ đây có thể gửi ở ngân hàng trung ương đơn giản chỉ để thu lãi một cách dễ dàng. Đó còn là tác động đối với chính sách tài khóa trên toàn thế giới, khi chính sách lãi suất thấp đã khuyến khích chính phủ nhiều nước tích lũy một khối nợ cao kỷ lục – khối nợ mà ban đầu rất rẻ với mức lãi suất thấp, nhưng sau đó đã trở nên đắt đỏ khi lãi suất tăng lên.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Đa số người Nhật Bản không hào hứng với cuộc sống đến 100 tuổi
06:05' - 21/03/2024
Đây là một phần kết quả của một cuộc khảo sát trực tuyến được tiến hành tại 6 quốc gia trước Ngày Quốc tế Hạnh phúc của Liên hợp quốc 20/3.
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nhật Bản lần đầu tăng lãi suất sau 17 năm
13:22' - 19/03/2024
BoJ đã quyết định nâng lãi suất cho vay qua đêm ở mức 0% -0,1%, tăng một chút so với âm 0,1% -0%, chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ được ngân hàng áp dụng từ năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Agribank trao giải đặc biệt chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”
19:01'
Chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng đã đạt được kết quả đáng khích lệ, sau gần 4 tháng thực hiện, Agribank đã huy động được trên 30.398 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra.
-
Ngân hàng
Lợi nhuận ngân hàng quý I/2025: MB tạm dẫn đầu, chờ "ẩn số" Vietcombank
09:17'
Kết quả kinh doanh quý I/2025 của nhiều ngân hàng thương mại được hé lộ tại các cuộc họp đại hội cổ đông trong tuần qua tiếp tục cho thấy sự phân hóa rõ nét.
-
Ngân hàng
Nguyên Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng được bầu vào Hội đồng quản trị Vietcombank
22:02' - 26/04/2025
Bà Hoàng Thanh Nhàn, nguyên Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng, vừa chính thức được bầu bổ sung vào Hội đồng quản trị Vietcombank nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Ngân hàng
Vietcombank đẩy mạnh tăng vốn điều lệ và phát hành riêng lẻ, hướng đến mốc gần 89.000 tỷ đồng
13:24' - 26/04/2025
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thanh Tùng cho biết Vietcombank đang triển khai đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ với tỷ lệ 6,5% vốn điều lệ, nhằm nâng cao năng lực tài chính và phù hợp với chiến lược dài hạn.
-
Ngân hàng
BIDV chủ động “thiết kế” kịch bản ứng phó, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu
12:43' - 26/04/2025
Lãnh đạo BIDV đánh giá tác động từ các biện pháp áp thuế không chỉ dừng lại ở hoạt động sản xuất, mà còn ảnh hưởng dây chuyền đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng.
-
Ngân hàng
Đồng ý chủ trương tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
12:37' - 26/04/2025
Sáng 26/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam từ nguồn ngân sách nhà nước.
-
Ngân hàng
AppotaPay bắt tay BIDV: Hé lộ 3 dịch vụ thanh toán "đáng chờ" sắp ra mắt
10:12' - 26/04/2025
Theo thoả thuận, AppotaPay và BIDV cùng phối hợp triển khai ba dịch vụ thanh toán trọng điểm: hỗ trợ thu hộ qua tài khoản định danh (VA) dành cho tiểu thương, hỗ trợ chi hộ 24/7 và ví điện tử.
-
Ngân hàng
GPBank có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới, bắt đầu giai đoạn tái cấu trúc toàn diện
10:07' - 26/04/2025
Bà Phạm Thị Nhung chính thức được bổ nhiệm giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank).
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho doanh nghiệp
15:57' - 25/04/2025
Dù có biến động khách quan, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên định chính sách ổn định tỷ giá, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp.