Kỳ vọng vào chứng khoán Trung Quốc trong năm 2023
Năm 2022 được coi là một năm "lao đao" của thị trường chứng khoán Trung Quốc, nhưng đây cũng là lý do các nhà đầu tư có thể hy vọng vào một năm 2023 tươi sáng hơn trong bối cảnh nước này đã chính thức mở cửa lại sau thời gian dài thực hiện chính sách phòng dịch nghiêm ngặt "Zero COVID" (Không COVID).
Chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) năm 2022 ghi nhận chuỗi giảm 3 năm liên tiếp kể từ khủng hoảng năm 1994. 2022 được coi là năm tồi tệ nhất của chứng khoán Hong Kong sau khủng hoảng tài chính 2007-2008. Tổng thiệt hại trên thị trường chứng khoán Trung Quốc Đại lục và Hong Kong (Trung Quốc) lên tới 3.900 tỷ USD.Tuy vậy viễn cảnh của năm 2023 đã trở nên tươi sáng hơn khi giới chức Trung Quốc dường như coi phục hồi kinh tế là ưu tiên hàng đầu, đang nỗ lực cứu vãn lĩnh vực bất động sản "ốm yếu" và dự định hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp tư nhân.Tuy nhiên, chính sách "Zero COVID" kéo dài đã để lại nhiều thách thức với kinh tế Trung Quốc, cùng với căng thẳng Mỹ-Trung và nguy cơ suy thoái toàn cầu sẽ khiến quá trình phục hồi này sẽ không dễ dàng.Theo bà Vivian Lin Thurston, Giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại Quỹ đầu tư William Blair (Mỹ), thị trường chứng khoán Trung Quốc cần "kiên nhẫn". Thị trường có dư địa để cải thiện nhưng quá trình này có thể diễn ra từ từ và có nguy cơ thụt lùi và đối mặt với nhiều biến động.Thời điểm vàngThị trường cổ phiếu Trung Quốc đã có một đợt phục hồi ấn tượng trong tháng 11/2022 khi chính phủ bắt đầu nới lỏng các hạn chế phòng dịch và tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro nợ của các công ty bất động sản. Dấu hiệu cho thấy căng thẳng Mỹ-Trung lắng dịu cũng góp phần cải thiện tâm lý nhà đầu tư.Nhiều ngân hàng đầu tư Phố Wall trở nên lạc quan hơn về chứng khoán Trung Quốc với những kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế và định giá hấp dẫn của cổ phiếu. Ngân hàng đầu tư Credit Suisse (Thụy Sỹ) - một trong 9 ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới - nhận định đây là thời điểm để tích cực để đầu tư vào các cổ phiếu Trung Quốc.Mặc dù sự phục hồi trong tháng 12/2022 đã "hạ nhiệt" do lo ngại rằng số ca nhiễm mới tăng mạnh có thể làm gián đoạn hoạt động kinh tế, song công ty quản lý tài sản Amundi (Pháp) tin rằng các đợt điều chỉnh sẽ là cơ hội để mua vào.Ông Xiadong Bao, quản lý quỹ tại công ty quản lý đầu tư Edmond de Rothschild (Pháp), nhận xét rằng đại dịch là "nỗi đau ngắn hạn" trong 1-2 tháng và lợi ích dài hạn đối với tiêu dùng và hoạt động công nghiệp có thể kéo dài trong 6-9 tháng.Kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm 2023, vào thời điểm các quốc gia khác trên toàn cầu đang phải vật lộn với mối đe dọa kép - lạm phát tăng và tăng trưởng chậm lại. Chính sách tiền tệ nới lỏng của Trung Quốc, tương phản với lập trường diều hâu (thắt chặt chính sách tiền tệ) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed, ngân hàng trung ương), cũng như lập trường mềm mỏng hơn đối với các doanh nghiệp tư nhân, có thể mang lại hiệu ứng tích cực cho thị trường chứng khoán Trung Quốc.Định giá rẻ của các công ty Trung Quốc cũng thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Chỉ số chứng khoán MSCI của Trung Quốc được đánh giá là rẻ hơn so với các thị trường mới nổi khác và thấp hơn so với mức trung bình 5 năm của chỉ số này.Con đường gập ghềnhTuy nhiên, căng thẳng Mỹ-Trung sẽ vẫn là nguyên nhân chính gây nên những biến động trên thị trường tài chính. Trong khi mối quan hệ song phương đã có dấu hiệu cải thiện trong những tháng gần đây, giảm thiểu nguy cơ các công ty Trung Quốc bị loại khỏi các sàn giao dịch của Mỹ, nhiều vấn đề gai góc vẫn còn tồn tại.Bên cạnh đó, thị trường bất động sản yếu kém là một nguyên nhân khác gây lo ngại cho giới đầu tư. Mặc dù giới chức Trung Quốc đã ban hành một loạt biện pháp "giải cứu" giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư, nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng sự phục hồi hoàn toàn sẽ mất vài tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm. Nguyên nhân là nhu cầu mua nhà giảm sút và nhiều nhà phát triển bất động sản vẫn bị "xiềng xích" bởi nợ nần chồng chất./.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo kim ngạch thương mại Mỹ-Trung có thể giảm 80%
09:51'
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala, hôm 9/4 cảnh báo cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung có thể làm giảm tới 80% kim ngạch thương mại hàng hóa.
-
Phân tích - Dự báo
Xung quanh cuộc đua giá xe ở đất nước tỷ dân
06:30'
Các nhà chức trách Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại về tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp ô tô, đồng thời cho biết sẽ chấn chỉnh tình trạng trên, xóa bỏ năng lực sản xuất lạc hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Pháp: Lửa thử vàng
05:30'
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế quan đối ứng ngày 2/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triệu tập đại diện các doanh nghiệp Pháp để bàn kế hoạch ứng phó.
-
Phân tích - Dự báo
ADB tại Việt Nam: Kỳ vọng tăng trưởng giữa bối cảnh bất ổn toàn cầu
11:19' - 09/04/2025
Theo ADB, Việt Nam cần đẩy nhanh cải cách thể chế, tận dụng hiệu quả các FTA và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để củng cố sức chống chịu và duy trì đà tăng trưởng bền vững.
-
Phân tích - Dự báo
Cách tiếp cận khác trong đảm bảo an ninh lương thực ASEAN
06:30' - 09/04/2025
Năm 2024 là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5°C so với mức trước thời kỳ công nghiệp. Do đó, việc thích ứng với biến đổi khí hậu là rất quan trọng với các nước ASEAN.
-
Phân tích - Dự báo
Chính sách thuế quan của Mỹ: Phố Wall lên tiếng
05:30' - 09/04/2025
Sau khi Tổng thống Donald Trump công bố thuế quan đối ứng ngày 2/4, lãnh đạo các tập đoàn tài chính lớn ở Phố Wall đã lên tiếng bày tỏ lo ngại và kêu gọi Nhà Trắng tạm dừng áp thuế.
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức đối với kinh tế Singapore
06:30' - 08/04/2025
Thủ tướng Singapore Lawrence Wong ngày 4/4 tuyên bố nước này phải chuẩn bị trước những thách thức sắp tới, khi các thể chế toàn cầu suy yếu và các chuẩn mực quốc tế bị xói mòn.
-
Phân tích - Dự báo
Hệ lụy từ việc đồng đô la suy yếu
05:30' - 08/04/2025
Trên thực tế, giá trị của đồng bạc xanh đã giảm trong nhiều tháng so với rổ tiền của các quốc gia ngang hàng; các đồng tiền khác đang tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Những toan tính của Nhà Trắng - Bài cuối: Cuộc chơi với lửa
06:30' - 07/04/2025
Chính phủ Mỹ muốn có một đồng USD yếu để hỗ trợ xuất khẩu, nhưng đồng thời vẫn muốn duy trì vị thế thống trị của đồng tiền này trên thế giới. Đây là một chiến lược mâu thuẫn.