Kỳ vọng vào những cải cách kinh tế của Trung Quốc (Phần 2)
Trong một bài báo về phát triển kinh tế khu vực, phát hành hai ngày sau khi thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” được công bố, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc phải chấp nhận sự mất cân bằng kinh tế giữa các khu vực, trong khi phải cho phép các hoạt động kinh tế tập trung ở một số cụm thành phố lớn. Điều này đi ngược lại quan điểm truyền thống của Bắc Kinh rằng tất cả các khu vực phải được phát triển ở mức độ tương tự nhau.
Trước đó, tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc diễn ra từ ngày 10-12/12, các nhà hoạch định chính sách của nước này cho biết sẽ tiếp tục mở cửa nền kinh tế sâu rộng hơn. Giới phân tích cho rằng đợt mở cửa mới này sẽ góp phần tái định hình bức tranh kinh tế mới của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.Khi Trung Quốc mở cửa lần đầu tiên, Chính phủ nước này đã tiến hành các đợt thử nghiệm và thí điểm trước tiên ở các vùng duyên hải và sau đó nhiều năm mới mở rộng ra các vùng trung tâm và phía Tây.
Tuy nhiên, trong mười năm qua, Trung Quốc đã cải thiện sự cân bằng trong việc mở cửa nhiều khu vực khác nhau và đẩy nhanh tốc độ mở cửa các vùng trung tâm và phía Tây. Trung Quốc đã công bố 17 khu vực mới cấp trung ương kể từ năm 2010, trong đó có sáu khu vực ở phía Đông, năm khu vực ở trung tâm và sáu khu vực ở phía Tây.Những con số gần như bằng nhau này cho thấy nỗ lực của Bắc Kinh trong việc mở cửa hơn nữa ở tất cả các vùng nhằm thúc đẩy sự phát triển cân bằng.
Bên cạnh đó, khác với chính sách mở cửa cơ bản đối với thị trường và các yếu tố hàng hóa, giờ đây Trung Quốc đang hướng đến việc thiết lập một đợt mở cửa mới tập trung về mặt thể chế và hệ thống. Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm thúc đẩy mở cửa về mặt thể chế, trong đó có việc thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia, rút ngắn danh sách giới hạn đối với đầu tư nước ngoài, và bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ.Chuyên gia nghiên cứu Zhang Monan, thuộc Trung tâm Giao lưu Kinh tế Quốc tế Trung Quốc, nhận định nước này đang bước vào một giai đoạn mở cửa mới về mặt thể chế và dựa trên quy định; đây là cấp độ cao hơn so với việc mở cửa thị trường.Một ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển một nền kinh tế mở cấp độ cao hơn là tạo ra một hệ thống thị trường phù hợp với các luật lệ, quy định, cách quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế. Một điều luật quan trọng về đầu tư nước ngoài và một quy định về tối ưu hóa môi trường kinh doanh sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2020, từ đó cung cấp cơ sở pháp lý để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Mặc dù chưa xác nhận bất kỳ con số mục tiêu nào trong thỏa thuận thương mại mà hai bên đã đạt được, Bắc Kinh đã nhấn mạnh rằng thỏa thuận này sẽ có lợi cho tiến trình cải cách thị trường Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ Tài chính Liêu Mân ngày 13/12 cho biết, thỏa thuận này là phù hợp với định hướng cải cách sâu rộng của Trung Quốc cũng như nhu cầu của Trung Quốc, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chất lượng cao hơn. Việc đánh giá thỏa thuận này là tốt hay xấu nên được các doanh nghiệp và thị trường quyết định.Mặt khác, cũng chưa thể dự đoán được liệu Trung Quốc và Mỹ có thể duy trì “thiện chí” để đi đến thỏa thuận cuối cùng hay không và liệu Bắc Kinh có sẵn sàng thực hiện các bước đi cần thiết để thay đổi mô hình kinh tế của mình hay không? Những cải cách đó bao gồm giảm trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước và giảm dần vai trò đáng kể của khu vực nhà nước. Nhà nghiên cứu hàng đầu Arthur Kroeber của công ty nghiên cứu Gavekal, đã mô tả thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” này là một thỏa thuận đình chiến mong manh, bởi những gì Mỹ và Trung Quốc đạt được đều quá ít ỏi. Washington vẫn chưa đạt được mục tiêu chính đề ra ban đầu là yêu cầu Bắc Kinh thay đổi hệ thống kinh tế do nhà nước lãnh đạo và thỏa thuận này cũng không chấm dứt nguy cơ leo thang cuộc chiến công nghệ giữa hai nước.Thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc làm hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, nhưng những leo thang mới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn. Đây là nhận định được hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch đưa ra ngày 17/12.Theo Fitch, căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ, sẽ là một trở ngại lớn đối với nỗ lực của hai bên trong việc hướng tới một giải pháp toàn diện cho cuộc chiến thương mại.
Fitch dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng gần 6% trong năm 2020, trong khi dự báo trước đó là 5,7%. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã giảm xuống mức 6% trong quý III vừa qua, mức thấp nhất gần 30 năm qua, do căng thẳng thương mại ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc dự định bán ra 40.000 tấn thịt lợn từ kho dự trữ
21:03' - 19/12/2019
Ngày 19/12, Trung Quốc thông báo kế hoạch bán ra thêm lượng lớn thịt lợn đông lạnh từ kho dự trữ quốc gia nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong dịp lễ sắp tới.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố danh mục hàng hóa Mỹ miễn thuế nhập khẩu
15:29' - 19/12/2019
Ngày 19/12, Trung Quốc công bố danh sách các sản phẩm của Mỹ sẽ được miễn thuế nhập khẩu trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của ngành du lịch Thái Lan trong 10 năm tới
06:30' - 19/12/2019
Trung tâm Nghiên cứu Krungthai COMPASS thuộc ngân hàng Krungthai (Thái Lan) dự báo Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Thái Lan trong thập niên tới.
-
Kinh tế Thế giới
Hướng giải quyết vấn đề then chốt của Trung Quốc khi tăng trưởng kinh tế suy giảm
05:30' - 18/12/2019
Dư luận thế giới dường như đã đạt được nhận thức chung về khả năng kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực lớn hơn trong năm 2020, khi tốc độ tăng trưởng tiếp tục đi xuống.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.