Lạ kỳ thuế quan của EU đối với xe điện Trung Quốc
Có thể nói gì về chính sách thuế quan để bảo vệ một ngành công nghiệp không muốn áp dụng những mức thuế quan đó? Theo bài phân tích trên tờ "The Straits Times", đó là số phận kỳ lạ của các nhà sản xuất ô tô của Liên minh châu Âu (EU), những thực thể, kể từ tháng Bảy tới, được cho là sẽ được bảo vệ bằng thuế đối với xe điện (EV) do Trung Quốc sản xuất.
Trong một diễn biến khó hiểu khác, giá cổ phiếu của hầu hết các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đã tăng sau khi mức thuế đối với họ được công bố vào ngày 12/6.Làm sao lý giải được điều này?Sau 9 tháng điều tra về trợ cấp của Trung Quốc cho các nhà sản xuất xe điện, Ủy ban châu Âu đã quyết định áp thuế lên tới 38% đối với các nhà sản xuất này. Mức thuế này, với con số khác nhau tùy theo từng nhà sản xuất ô tô, là tạm thời và có thể được sửa đổi vào cuối năm, sau các cuộc đàm phán với Chính phủ Trung Quốc. Nhưng cho đến lúc đó, chúng sẽ vẫn được áp dụng.Những người ủng hộ và bảo vệ thuế quan cho rằng chúng là cần thiết để các nhà sản xuất ô tô EU có không gian để cạnh tranh hơn so với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, vốn có những mẫu xe rẻ hơn ít nhất 20%. Họ trích dẫn kinh nghiệm của ngành năng lượng Mặt trời châu Âu đã bị tàn phá bởi sự cạnh tranh từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.Ông Markus Ferber, một thành viên người Đức của Nghị viện châu Âu, cho biết: "Chúng ta sẽ khôn ngoan hơn nếu không mắc phải cùng một sai lầm hai lần". Ông nói thêm rằng thuế quan "không phải là hành động bảo hộ mà là biện pháp cân bằng sân chơi".
Cũng có những lo ngại rằng với việc xe điện Trung Quốc bị loại khỏi Mỹ do mức thuế 100% mà chính quyền của Tổng thống Biden áp đặt, các nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc sẽ tràn vào thị trường EU - thị trường lớn thứ hai- nơi mà cho đến nay, thị phần của họ chỉ chiếm khoảng 8%.Sự phản đối rộng rãi
Nhưng Đức, nơi có các nhà sản xuất ô tô lớn nhất EU, phản đối mức thuế này. Trong một tuyên bố được AP đưa tin, Bộ trưởng Tài chính Olaf Sholz cho biết: "Sự cô lập và các rào cản hải quan bất hợp pháp... cuối cùng chỉ khiến mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn và mọi người trở nên nghèo hơn. Chúng tôi không đóng cửa thị trường của mình đối với các công ty nước ngoài, vì chúng tôi cũng không muốn điều đó xảy ra với các công ty của mình".Một số nhà hoạt động xanh cũng chỉ trích thuế quan, mà họ cho rằng sẽ làm chậm quá trình chuyển đổi xanh của châu Âu. Mục tiêu đạt được mức phát thải bằng 0 đối với ô tô và xe buýt vào năm 2035 sẽ khó đạt được hơn nếu xe điện trở nên đắt đỏ.Các nhà sản xuất ô tô Đức cũng không muốn áp dụng thuế quan. Trong một bài đăng trên LinkedIn, Tổng Giám đốc điều hành của VW Trung Quốc Ralf Brandsatter đã viết: "Thuế chống trợ cấp nhìn chung không phù hợp để tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô châu Âu trong dài hạn. Thay vào đó, chúng chỉ là một loại thuốc chữa bệnh tạm thời".Chia sẻ thẳng thắn hơn, CEO của BMW Oliver Zipse chỉ ra rằng thuế quan là "con đường sai lầm... Những tác động tiêu cực của quyết định này lớn hơn bất kỳ lợi ích tiềm năng nào đối với ngành công nghiệp ô tô châu Âu và đặc biệt là Đức".Các nhà sản xuất ô tô châu Âu, đặc biệt là những nhà sản xuất từ Đức, có lý do chính đáng để lo sợ về thuế quan. Mercedes-Benz, BMW và Porsche xuất khẩu số lượng lớn xe hơi cao cấp sang Trung Quốc, nơi một vài trong số họ, cũng như VW, Renault và Stellantis, cũng có hoạt động sản xuất và gia công lớn, cho phép họ không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang châu Âu. Hơn nữa, họ được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp mà Chính phủ Trung Quốc đã mở rộng cho tất cả các nhà sản xuất xe điện, cả trong và ngoài nước.Các hành động trả đũa của Trung Quốc - dưới hình thức áp thuế trả đũa đối với ô tô nhập khẩu từ châu Âu hoặc cắt giảm trợ cấp - sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho họ. Như ông Zipse của BMW đã gợi ý, tác động ròng của thuế quan đối với lợi nhuận ròng của họ có thể sẽ là tiêu cực.Ngay từ đầu, Chính phủ Trung Quốc đã phản đối cuộc điều tra chống trợ cấp của EU, coi đó là một hành động bảo hộ. Việc công bố các mức thuế quan sau đó đã củng cố thêm quan điểm này, mặc dù cho đến nay vẫn chưa gây ra bất kỳ hành động trả đũa nào.Nỗi đau cho các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc?Rõ ràng là các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cũng không thích thuế quan, nhưng họ có thể “sống chung với lũ”. Họ bán ô tô của mình ở châu Âu với giá gấp đôi giá họ tính ở Trung Quốc, và một số, như nhà sản xuất ô tô lớn nhất, BYD, sẽ chỉ bị đánh thuế 17,1%. Vì vậy, họ có thể chịu được mức chi phí bổ sung. Thuế quan sẽ làm giảm biên độ lợi nhuận của họ, nhưng sẽ không loại họ ra khỏi thị trường, như ở Mỹ.Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc sẽ có nhiều động lực hơn để sản xuất ô tô ở châu Âu, do ở đó họ có thể tránh được thuế quan. BYD hiện đang xây dựng một nhà máy EV trị giá 500 triệu euro tại Hungary, trong khi Chery đang đầu tư 400 triệu euro vào một nhà máy ở Tây Ban Nha thông qua liên doanh với công ty EV Motors của Tây Ban Nha. Nhiều khả năng sẽ có thêm nhiều nhà máy như vậy.Nhà sản xuất pin Trung Quốc CATL lớn nhất thế giới, đang đầu tư vào hoạt động sản xuất pin tại châu Âu và một số công ty khác của Trung Quốc, cũng đang xây dựng các bộ phận khác của chuỗi cung ứng EV. Tất nhiên, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc và các nhà cung cấp của họ sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn ở EU so với ở Trung Quốc.Họ sẽ phải trả lương, chi phí đất đai và giá năng lượng theo kiểu châu Âu và sẽ không nhận được trợ cấp như ở quê nhà. Nhưng họ có thể dễ dàng hơn khi tiếp cận thị trường ô tô lớn thứ ba thế giới và vẫn có lãi. Hoạt động của họ cũng sẽ có lợi cho các nhà sản xuất ô tô EU, không chỉ thông qua việc mở rộng chuỗi cung ứng EV, mà còn bằng cách đẩy nhanh quá trình tiếp nhận EV của người tiêu dùng, từ đó giúp phát triển thị trường cho tất cả mọi người.
Thuế quan thường có những hậu quả không mong muốn, nhưng trong trường hợp này, chúng có thể là tích cực. Với điều kiện Trung Quốc không trả đũa, về trung hạn, mức thuế quan vừa phải của EU đối với các nhà sản xuất EV Trung Quốc có thể sẽ bất ngờ trở thành một chiến thắng cho cả các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc và EU, cũng như người tiêu dùng.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30'
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30'
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.