Lãi suất huy động tăng chỉ là xu hướng tạm thời
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa niêm yết lãi suất tiền gửi kỳ hạn 18 tháng là 7,6%/năm, 24 tháng là 7,8%/năm và 36 tháng lên tới 8%/năm.
Tương tự, áp dụng từ ngày 24/2, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) đẩy mạnh chương trình khuyến mãi dành riêng cho khách hàng gửi tiền VNĐ từ 36 tháng với lãi suất lên đến 8%/năm thay vì 7,6% trước đó.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), nguyên nhân chính dẫn đến quyết định tăng mạnh lãi suất ở các kỳ hạn dài của một số ngân hàng là nhằm củng cố nguồn vốn trung dài hạn, nhất là trong bối cảnh sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN dự kiến tỷ lệ vốn cho vay trung và dài hạn trên tổng vốn ngắn hạn giảm từ 60% về 40%.
BVSC khuyến cáo, cũng cần chờ xem việc tăng lãi suất này có diễn ra trên diện rộng, tạo thành cuộc đua giữa các ngân hàng hay không, nếu điều này không diễn ra, sẽ chưa phải quá lo ngại về việc lãi suất cho vay sẽ sớm tăng trở lại.
Tuy nhiên, BVSC cũng lưu ý, các mức lãi suất này chỉ áp dụng cho kỳ hạn dài và đối tượng là "khách VIP" với số tiền gửi rất lớn (hàng chục tỷ đồng trở lên), do vậy mức lãi suất này sẽ không ảnh hưởng đến đa số người gửi tiền hiện nay.
Còn Tiến sỹ Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính – Bộ Tài chính) nhận định, đây chỉ là xu hướng tạm thời, về lâu dài nhà điều hành vẫn phải duy trì lãi suất ổn định.
Tiến sỹ Nguyễn Đức Độ phân tích, ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế chưa thể “vững” để “chịu đựng” được lãi suất cao. Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải tìm mọi cách để ổn định lãi suất.
Bên cạnh đó, với chính sách tỷ giá mới, tình trạng đô la hóa đang giảm, người dân có xu hướng chuyển từ ngoại tệ sang gửi tiết kiệm bằng tiền đồng. Do đó, sẽ làm tăng thanh khoản và lãi suất huy động sẽ ổn định.
Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay hiện phổ biến ở mức khoảng 6-9%/năm đối với kỳ hạn ngắn; 9-11%/năm đối với trung, dài hạn; giảm khoảng 0,2-0,5%/năm so với đầu năm 2015; trong đó lãi suất cho vay trung dài hạn giảm 0,3- 0,5%/năm, bằng 50% mặt bằng cuối năm 2011 và thấp hơn giai đoạn 2005- 2006 là giai đoạn kinh tế tăng trưởng ổn định, qua đó tiếp tục hỗ trợ tích cực cho sản xuất kinh doanh.
Ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định, trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động theo hướng không thuận lợi, áp lực huy động vốn trái phiếu chính phủ tiếp tục tăng cao và nhu cầu tín dụng trung dài hạn gia tăng thì áp lực lên mặt bằng lãi suất là rất lớn.
Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ phân tích, với lạm phát được dự báo quanh mức 4-5% trong năm 2016 so với mức chỉ 0,6% của năm 2015, cho thấy kỳ vọng lạm phát năm nay cao hơn nhiều so với năm trước, qua đó gián tiếp tạo áp lực lên mặt bằng lãi suất huy động.
Cùng với đó, mục tiêu tăng trưởng trong năm nay là 6,7%, cao hơn mức tăng trưởng 6,68% của năm ngoái và cao hơn so với bình quân cả giai đoạn 2011 – 2015 (5,88%), phản ánh nhu cầu vốn tín dụng năm 2016 sẽ tiếp tục gia tăng.
Ngoài ra, việc lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm tăng mạnh từ mức 5,4%/năm lên gần 7%/năm trong năm 2015, cùng với đó, dự kiến nhu cầu huy động vốn từ trái phiếu Chính phủ trong năm 2016 còn cao hơn năm 2015 sẽ tạo áp lực rất lớn lên mặt bằng lãi suất trung và dài hạn.
Trong điều kiện thách thức như vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiên định điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, thực hiện linh hoạt việc bơm tiền ra/hút tiền về, thông qua nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để điều tiết thanh khoản hợp lý hỗ trợ các tổ chức tín dụng có điều kiện cung ứng vốn thông suốt cho nền kinh tế.
"Ngân hàng nhà nước cũng đồng thời điều hành lãi suất liên ngân hàng ở mức phù hợp với tương quan với lãi suất thị trường 1, đảm bảo thanh khoản cho toàn hệ thống, qua đó tạo điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát và không gây áp lực lên tỷ giá”, ông Bùi Quốc Dũng khẳng định.
Bên cạnh đó, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cũng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục có các giải pháp, công cụ điều hành mới, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và điều kiện của thị trường tiền tệ nhằm nâng cao khả năng điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ.
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp như vậy, việc thực hiện mục tiêu ổn định và phấn đấu giảm nhẹ mặt bằng lãi suất trung và dài hạn trong năm 2016 là khả thi.
Trước đó, hồi cuối tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 297/NHNN-TTGSNH về việc chấn chỉnh việc thực hiện lãi suất huy động. Văn bản nhấn mạnh, các tổ chức tín dụng không áp dụng các biện pháp kỹ thuật để lách, vượt trần lãi suất huy động; nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn.
Văn bản này cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện các chương trình khuyến mại trong huy động vốn, cho vay đúng quy định của pháp luật và tiết giảm tối đa các chi phí quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng để đảm bảo kinh doanh hiệu quả./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước chấn chỉnh việc thực hiện lãi suất huy động
20:58' - 20/01/2016
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản số 297/NHNN-TTGSNH về việc chấn chỉnh việc thực hiện lãi suất huy động.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp ứng phó thế nào nếu lãi suất không giảm?
07:11' - 19/01/2016
Theo Ngân hàng Nhà nước, năm 2016, dư địa để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất xuống nữa là rất khó. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp đón nhận thông tin này ra sao và ứng phó với diễn biến này ra sao?
-
Ngân hàng
Lãi suất huy động tăng chưa tạo áp lực đến lãi suất cho vay
10:34' - 18/01/2016
Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, mức tăng lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng thời gian gần đây là không đáng kể. Do đó, về cơ bản mặt bằng lãi suất huy động bằng VND vẫn tiếp tục ổn định.
-
Ngân hàng
Lãi suất huy động tăng 0,8%
19:30' - 14/01/2016
Những ngày đầu năm 2016, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động phổ biến từ 0,1 – 0,8%, chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025
14:15'
Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 13/5: Giá USD và NDT cùng nhích tăng
08:44'
Tỷ giá USD hôm nay tại Vietcombank và BIDV cùng giao dịch ở mức 25.790 - 26.150 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng so với sáng 12/5.
-
Ngân hàng
Đồng yen giảm mạnh sau thỏa thuận thuế quan Mỹ-Trung
17:50' - 12/05/2025
Chiều 12/5, tỷ giá hối đoái giữa đồng yen Nhật và đồng USD đã giảm xuống mốc 148 yen đổi 1 USD với những tín hiệu lạc quan từ việc Trung Quốc và Mỹ công bố kết quả đàm phán thương mại sơ bộ.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 12/5: Giá ngoại tệ biến động nhẹ
08:37' - 12/05/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV không đổi so với sáng 9/5, đứng yên mức 25.780 - 26.140 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Fed vẫn duy trì chính sách tiền tệ thận trọng
21:11' - 11/05/2025
Theo Global Times, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất ổn định hôm 7/5 nhấn mạnh lập trường thận trọng trong chính sách tiền tệ của Mỹ trong bối cảnh chính sách thuế quan khó đoán định.
-
Ngân hàng
BoC cảnh báo cú sốc thị trường từ chính sách thuế quan Mỹ
06:30' - 11/05/2025
Theo Thống đốc BoC Tiff Macklem, tính dễ thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ có thể gây ra thêm biến động trên thị trường và căng thẳng về thanh khoản.
-
Ngân hàng
EPI mời gọi ngân hàng châu Âu tham gia hệ thống thanh toán chung
08:25' - 10/05/2025
Trong tuyên bố mới đây, EPI nhấn mạnh mong muốn "mời gọi tất cả các giải pháp thanh toán số tiêu biểu tại châu Âu cùng hợp lực để củng cố chủ quyền châu Âu trong lĩnh vực thanh toán".
-
Ngân hàng
Định hướng chính sách của các ngân hàng trung ương trước bất ổn thuế quan Mỹ
21:54' - 09/05/2025
Các ngân hàng trung ương lớn đang có sự phân hóa trong định hướng chính sách khi thuế quan của Mỹ làm đồng tiền ở các khu vực khác mạnh lên và giúp giảm lạm phát.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 9/5: Tỷ giá trung tâm tăng mạnh
08:30' - 09/05/2025
Ngày 9/5, tỷ giá trung tâm giữa Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) tăng mạnh, trong khi đó tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại đứng yên.