Lãi suất năm 2022 dự báo vẫn neo ở mức thấp
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) vừa trở thành ngân hàng Trung ương lớn đầu tiên trên thế giới tăng lãi suất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu, do lo ngại lạm phát leo thang.
Cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa diễn ra cũng bày tỏ quan điểm sẽ tăng tốc siết hỗ trợ, dự kiến có thể nâng lãi suất 3 lần trong năm 2022.
Trong bối cảnh các ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới đồng loạt có động thái tăng lãi suất, vậy xu hướng lãi suất của Việt Nam trong năm 2022 được dự báo ra sao? Tại một hội thảo trực tuyến mới được tổ chức, ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối Nguồn vốn và Ngoại hối, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) nhận định, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ sẽ nới lỏng với mặt bằng lãi suất duy trì thấp như hiện tại để hỗ trợ nền kinh tế. Đồng thời, chưa có yếu tố khiến lãi suất có thể bật tăng mạnh trở lại trong năm 2022. Phân tích lý do đưa ra nhận định trên trong bối cảnh hàng loạt ngân hàng Trung ương đang xem xét thắt chặt chính sách nới lỏng tiền tệ; trong đó có Fed, ông Lê Quang Trung cho biết, các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện vẫn khá ổn định. Đầu tiên phải kể đến yếu tố lạm phát, trong 11 tháng năm 2021, lạm phát bình quân chỉ ở mức 1,84% và đây là mức thấp nhất trong vòng 5 năm gần đây. Ngay cả lạm phát cơ bản cũng chỉ tăng 0,82%, lạm phát lũy kế khoảng 2%... trong khi mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2021 là 4%. Như vậy Việt Nam còn nhiều dư địa để kiềm chế lạm phát. Về cán cân thương mại, kể từ năm 2016 đến nay, Việt Nam liên tục thặng dư cán cân thương mại, nhất là năm 2020 xuất siêu đạt gần 20 tỷ USD. Dù có thời điểm trong năm 2021 phải nhập siêu, nhưng đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã xuất siêu trở lại và dự kiến có thể đạt trên 2 tỷ USD. Việc xuất siêu liên tục sẽ giúp dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng cao, qua đó giúp ổn định vĩ mô và giá trị VND. Thêm vào đó, giá trị của tiền đồng VND đang tăng giá so với nhiều loại tiền tệ khác, chẳng hạn như tăng gần 1% so với đồng USD và tăng hơn 4% so với rổ đồng tiền có đối tác thương mại với Việt Nam (tính đến cuối tháng 11/2021). Điều này giúp cho Việt Nam giảm bớt nhập khẩu lạm phát. Đồng thời, khi giá trị đồng tiền tăng lên, lãi suất sẽ có xu thế đi ngang hoặc đi xuống.Các chuyên gia của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cũng cho rằng, áp lực tăng lãi suất trong năm 2022 là không lớn. Dù vừa qua có một số ngân hàng có động thái tăng lãi suất nhưng đây chỉ là để có dư địa giải quyết nguồn vốn cho tín dụng cuối năm.
Bởi lẽ, thanh khoản hệ thống được hỗ trợ từ hoạt động mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước. Lượng tiền VND được bổ sung vào hệ thống ngân hàng ở nửa cuối năm theo kênh này ước tính vào khoảng 200.000 – 300.000 tỷ đồng.Các chỉ số liên quan như: tỷ lệ tín dụng/huy động (LDR); vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của hệ thống ngân hàng vẫn ở mức an toàn. Bên cạnh đó, một số ngân hàng đã tìm đến các nguồn vốn giá rẻ trên thị trường quốc tế, nhằm tạo thêm dư địa hạ lãi suất.
Mặc dù lạc quan, song rõ ràng việc lạm phát đang tăng cao tại nhiều quốc gia trên thế giới đang gây áp lực không nhỏ đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam. Trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội tháng 11 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, để xác định dư địa giảm lãi suất tiếp hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố; trong đó có lạm phát. Trong năm 2021, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% nhiều khả năng có thể đạt được, nhưng sang năm 2022, rủi ro lạm phát đang có áp lực lớn. Theo bà Nguyễn Thị Hồng, các nền kinh tế của thế giới đã dần phục hồi khi chiến lược tiêm vaccine bao phủ, giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng. Nhiều nước phát triển ghi nhận mức lạm phát tăng lên mức cao nhất trong lịch sử. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở cửa, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu/GDP đã lên 200% nên áp lực rủi ro nhập khẩu lạm phát là rất lớn. Trao đổi với phóng viên, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, năm nay, Việt Nam kiềm chế lạm phát khá tốt, khả năng chỉ quanh mức 3%. Việc kiểm soát lạm phát tốt sẽ giúp giữ giá trị tiền VND, tỷ giá VND sẽ đi ngang so với đầu năm. Tuy nhiên, với bối cảnh kinh tế hiện nay, việc giữ mức lạm phát như năm 2021 sẽ là rất khó khăn. Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, mặc dù còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng việc các nền kinh tế lớn đồng loạt có động thái tăng lãi suất để đối phó với lạm phát leo thang sẽ gây ra phản ứng dây chuyền, kéo theo cuộc đua lãi suất trên toàn cầu. Bởi lẽ, nếu không đẩy lãi suất lên theo, giá trị đồng tiền của các nước sẽ tụt xuống. Tỷ giá đồng USD theo đó có thể tăng mạnh trong năm 2022. Tại Việt Nam, việc tăng lãi suất sẽ đi ngược với chính sách hỗ trợ nền kinh tế phục hồi của Chính phủ hiện nay. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, chính sách tiền tệ của các nước có thể sẽ ảnh hưởng đến định hướng chính sách tiền tệ của Việt Nam. Chưa kể, các vấn đề còn tùy thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh trong nước. Vị chuyên gia này đưa ra 2 kịch bản lãi suất trong năm 2022, tùy thuộc vào diễn biến dịch COVID-19 trong nước. Ở kịch bản thứ nhất, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, nền kinh tế phục hồi mạnh trở lại, nhiều khả năng lãi suất sẽ bật tăng trở lại. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không cao, tối đa cũng chỉ từ 0,5 - 1 điểm %. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự xâm nhập của biến thể Micromon gây ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, nền kinh tế thì nhiều khả năng Chính phủ vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bằng cách giữ mặt bằng lãi suất thấp. Với kịch bản này, lãi suất có thể giảm từ 0,25 - 0,5 điểm % trong năm 2022. Giới phân tích cũng cho rằng, bất kỳ hành động thắt chặt tiền tệ (nếu có) sẽ chỉ diễn ra sớm nhất là từ quý III/2022 và mức độ tăng lãi suất khi đó sẽ rất hạn chế, ở mức từ 0,25 - 0,5 điểm %. Theo nhóm phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect, khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ không nâng lãi suất trong 6 tháng đầu năm 2022, nhằm duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Họ có thể sẽ sử dụng các công cụ thông qua thị trường mở, như mua ngoại hối và bơm tiền đồng ra thị trường để hỗ trợ trợ thanh khoản hoặc nâng trần tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại./. >>>Chứng khoán Âu-Mỹ diễn biến trái chiều sau các cuộc họp của Fed, ECB và BoETin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
BoE tăng lãi suất để áp chế lạm phát
21:28' - 16/12/2021
Ngày 16/12, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên trên thế giới tăng lãi suất kể từ khi đại dịch COVID-19 đè nặng lên kinh tế toàn cầu vào năm ngoái.
-
Chứng khoán
Sau tín hiệu Fed tăng lãi suất, chứng khoán Việt Nam lên điểm
10:01' - 16/12/2021
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo sẽ tăng lãi suất từ tháng 5/2022 và trước thông tin này, các chỉ số chứng khoán của Việt Nam vẫn mở cửa trong sắc xanh sáng 16/12.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những lần điều chỉnh lãi suất gần đây của Fed
09:54' - 16/12/2021
Ngày 15/12/2021, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở biên độ 0-0,25%. Đây là lần thứ 14 liên tiếp, Fed không điều chỉnh lãi suất.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 25/4: Đồng USD và NDT tiếp đà tăng giá
08:31'
Ghi nhận vào lúc 8h15 sáng nay, tỷ giá USD tại Vietcombank tăng 21 đồng ở cả chiều mua và bán, lên mức 25.835 - 26.195 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
BVBank tăng vốn điều lệ lên gần 7.700 tỷ đồng, gia cố nền tảng tài chính
18:46' - 24/04/2025
Đây là một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của ngân hàng diễn ra ngày 24/4 tại Thành phố Vũng Tàu.
-
Ngân hàng
HDBank công bố chiến lược phát triển Tập đoàn HD Financial Group
18:08' - 24/04/2025
Năm 2025, Chủ tịch HDBank cho biết ngân hàng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 21.179 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước, tổng tài sản gần 900.000 tỷ đồng, tăng 28%.
-
Ngân hàng
Agribank triển khai nhiều chương trình ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp bứt phá
14:30' - 24/04/2025
Với sự kết hợp giữa ưu đãi mở tài khoản và các gói tín dụng quy mô lớn, Agribank kỳ vọng năm 2025 sẽ là năm bứt phá của doanh nghiệp.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 24/4: Giá USD và NDT đồng loạt tăng
08:46' - 24/04/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 25.814 - 26.174 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 31 đồng ở cả hai chiều giao dịch.
-
Ngân hàng
Vietcombank và Vietnam Airlines hợp tác thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp
20:48' - 23/04/2025
Việc bổ sung 50 máy bay thân hẹp sẽ giúp Hãng hàng không Quốc gia tăng cường hiện diện tại các đường bay ngắn và trung bình trong khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và thị trường nội địa.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 23/4: Đồng USD nhích tăng, NDT không nhiều biến động
08:52' - 23/04/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank hôm nay niêm yết ở mức 25.781 - 26.141 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 71 đồng ở cả hai chiều giao dịch so với sáng 22/4.
-
Ngân hàng
SHB sẽ chuyển nhượng nốt 50% vốn còn lại sớm hơn trong năm nay
20:20' - 22/04/2025
Quá trình chuyển nhượng 50% vốn còn lại tại Công ty Tài chính TNHH MTV SHB (SHBFC) cho đối tác chiến lược Krungsri của Thái Lan đang được đẩy nhanh và có thể hoàn tất trong năm nay.
-
Ngân hàng
Tư duy chủ động với tiền
14:23' - 22/04/2025
Sự kiện Ra mắt Bộ Công cụ Sinh lời của VPBank được livestream với tên gọi “Vẻ đẹp tiền ẩn” đã mở ra một góc nhìn khác biệt và giàu chiều sâu về tài chính cá nhân.